Tình cảm vợ chồng

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 - 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (KL06303) (Trang 28)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1. Tình cảm vợ chồng

Chủ đề này đƣợc nhắc đến 30 lần (chiếm 20,0%). Trong đó, tình cảm vợ chồng có hai xu hƣớng: xu hƣớng thể hiện tình cảm yêu thƣơng và xu hƣớng thể hiện tình cảm không yêu thƣơng.

Hôn nhân đƣợc bắt nguồn từ nhiều yếu tố: tình yêu, địa vị gia đình – xã hội, thậm chí là cả sự cƣỡng đoạt, mƣu đồ… do vậy, nó chi phối rất lớn tới

22

tình cảm vợ chồng. Theo sự khảo sát, các cặp vợ chồng xuất hiện sự đa dạng về tình cảm trong khi giao tiếp. Trƣớc hết là mức độ tình cảm thƣơng yêu, quý trọng nhau của vợ chồng xuất hiện mọi lứa tuổi, mọi gia đình. Đó là cách cƣ xử của những ngƣời có học thức, tình cảm chân thành và tôn trọng ngƣời bạn đời của mình hoặc giữa vợ và chồng có sợi dây liên kết là tình yêu.

VD:

Ông dở mùng lên, thấy vợ còn thức, ông lấy làm lạ nên hỏi rằng:

C: - Từ hồi hôm đến giờ em chưa ngủ hay sao?

V: - Thưa chưa. Mấy đêm nay em nằm thao thức hoài, ngủ không được. C: -Tại sao vậy? Nghe trong mình có sao hay không? Sao hổm nay không nói đặng qua rước đốc-tơ coi thử có bịnh hay không?

Cô Minh Nguyệt cười, rồi cô chỗi dậy ra ca-na-pê ngồi. Ông Tấn Sĩ ngồi một bên, ông nắm tay vợ, kề sát mặt mà hỏi rằng:

C: - Tại em không quen lạnh, nên em bịnh hay sao? Nếu ở trên nầy em ngủ không được, thôi sáng mai qua đem em về.

Cô Minh Nguyệt lắc đầu đáp rằng:

V: - Em không có bịnh gì hết. Em ngủ không được là vì em lỡ nói dối anh một việc, em buồn rầu, em ăn năn quá.

(Ông Cử - Hồ Biểu Chánh) Ngƣời chồng trong cuộc hội thoại này đang lo lắng khi muộn rồi mà ngƣời vợ vẫn chƣa ngủ, rồi khi biết tình trạng nhƣ vậy đã kéo dài nhiều đêm thì ông thực sự sốt sắng, dồn dập hỏi: “Tại sao vậy? Nghe trong mình có sao hay không? Sao hổm nay không nói đặng qua rước đốc-tơ coi thử coi có bịnh hay không?”. Ngƣời vợ cũng yêu thƣơng chồng, vì lỡ nói dối chồng một chuyện nên suy nghĩ nhiều đêm dẫn đến mất ngủ, cô đã đáp lại tình cảm chân thành của chồng bằng lời nhận lỗi: “Em ngủ không được là vì em lỡ nói dối

23

anh một việc, em buồn rầu, em ăn năn quá”. Từ đó cho ngƣời đọc thấy đƣợc

tình cảm thắm thiết của đôi vợ chồng trẻ đến với nhau vì tình yêu.

Trong chủ đề tình cảm vợ chồng gia đình còn là những đoạn hội thoại thể hiện tình cảm vợ chồng không thắm thiết hoặc là những cuộc cãi vã, trách móc nhau. Nguyên nhân xuất hiện các cuộc hội thoại chủ đề này là bởi các cặp đôi vốn đã không có sự tôn trọng nhau hoặc lúc đâu là sự quấn quýt nhƣng sau đó là những cuộc đấu khẩu giữa hai ngƣời và ngƣợc lại.

VD:

C: -“Lên hồi nào đó” Túy Nga đáp:

V: -Tôi lên hồi trưa”.

(Một đời tài sắc – Hồ Biểu Chánh) Ngƣời chồng lạnh nhạt trƣớc sự xuất hiện của vợ bởi anh ta là kẻ ích kỷ chỉ biết đam mê vào những thú vui sa đọa. Điều anh ta quan tâm là số tiền vợ mang từ quê lên cho anh tiêu xài nên có thái độ thờ ơ qua câu hỏi: “Lên hồi

nào đó”. Cô vợ vốn chẳng yêu thƣơng chồng nên chỉ hồi đáp cho qua chuyện

Tôi lên hồi trưa”, rồi sau đó họ chẳng còn bất cứ lời nào để nói với nhau nữa và cuộc hội thoại chấm dứt. Nguyên nhân là cặp đôi này lấy nhau không phải vì tình yêu mà bởi quan niệm môn đăng hộ đối của hai gia đình.

Nhƣ vậy, trong các chủ đề giao tiếp của vợ chồng gia đình quan lại địa chủ phong kiến luôn đề cập tới chuyện tình cảm vợ chồng gia đình. Bởi đây là mảng đề tài không thể thiếu trong mối quan hệ gia đình và chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giữ vững nền tảng, hạnh phúc gia đình.

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 - 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (KL06303) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)