6. Bố cục khóa luận
2.2.3. Những vấn đề của con cái trong gia đình
Chủ đề đƣợc nhắc tới nhiều là bởi gia đình địa chủ phong kiến hay bất cứ cha mẹ nào cũng đặc biệt quan tâm tới thế hệ sau của mình. Họ đặt niềm tin, hi vọng và danh dự gia đình vào đứa con cho nên đứa con đƣợc chăm chút chu đáo, nhất là khi gia đình địa chủ phong kiến thƣờng dƣ giả về kinh tế càng giúp cho điều này thêm thuận tiện. Hơn nữa, các tiểu thƣ, công tử đƣợc sinh ra trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến vốn đƣợc nuông chiều nên hay rơi vào vòng xoáy hƣ hỏng vì thế nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm. VD:
Bà Huyện khóc một hồi rồi hỏi ông rằng:
V: - Bây giờ ông tính làm sao ?
C: -Có tính việc gì đâu.
V: - Thằng đố-tờ Hai biểu lên lập tức. Vậy phải tính đi Sài Gòn hỏi coi con nó đâu bịnh gì nó chết rồi lo chôn cất nó cho tử tế chớ.
C: -Bà thương nó nó lắm hay sao?
V: - Khéo hỏi! Con tôi đẻ sao lại không thương!
C: - Thứ con hư mà thương cái nỗi gì! Tôi đã nhứt định bỏ nó thì nó sống chết cũng mặc kệ, tôi không đi đâu hết.
V: - Con chết rồi mà còn giận nỗi gì!
C: - Nó không kể cha mẹ vợ con, bỏ hết theo đĩ. Không biết chừng nó lấy vợ chúng bị đâm chết đó. Lên đó mà mang xấu chớ lên đó làm giống gì. Bà thương nó thì đi đi. Tôi mắc cỡ lắm tôi không đi.
V: - Ông không đi thì tôi đi
26
Đó là cuộc tranh luận của đôi vợ chồng già khi biết tin đứa con trai của mình vì mải chơi mà dẫn đến cái chết. Ngƣời bố giận con hƣ hỏng đã làm ông mất niềm tin và ảnh hƣởng tới danh dự gia đình nên nhất quyết không đi nhận xác con về bằng giọng quả quyết “Thứ con hư mà thương cái nỗi gì! Tôi đã nhứt định bỏ nó thì nó sống chết cũng mặc kệ, tôi không đi đâu hết”. Bà mẹ thì luôn bao dung, dù con có lỗi lầm cũng luôn tha thứ và đón con trở về “Con chết rồi mà còn giận nỗi gì!”, “Ông không đi thì tôi đi”. Từ đó cho thấy vị trí con cái trong lòng cha mẹ là rất lớn.