0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá công tác bồi thường của dự án ảnh hưởng tới đời sống người dân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ - CỬA KHẨU ĐỨC LONG - HUYỆN THẠCH AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 54 -54 )

dân.

Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB tại dự án nói trên ngoài những vẫn đề được giải thích tại chỗ, tổ công tác ghi nhận những ý kiến của các hộ gia đình để điều tra, chỉnh sửa tài liệu cho đúng với thực tế (như thay đổi chủ sử dụng và diện tích sử dụng,…) còn những ý kiến ngoài khả năng giải quyết (như thu hồi diện tích các thửa đất ngoài chỉ giới,…) Tổ công tác tiếp thu để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại của công tác bồi thường GPMB tại dự án tôi đã tiến hành điều tra ý kiến của các hộ gia đình.

Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ mẫu phiếu điều tra ngẫu nhiên của 50/95 (không điều tra 02 tổ chức) hộ gia đình nằm trong diện có đất bị thu hồi tại dự án. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía người dân với những mong muốn và nguyện vọng khác nhau.

Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ TT Hạng mục Mức bồi thường Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) 1 Đất đai Thoả đáng 37 74 Chưa thoả đáng 13 26 Mức giá bồi thường thấp 2 Chính sách hỗ trợ Thoả đáng 44 88 Chưa thoả đáng 6 12 Mức hỗ trợ còn thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên có thể nhận thấy hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều có ý kiến cho rằng mức bồi thường hỗ trợ về đất đai, hoa màu và chính sách hỗ trợ đều đã thỏa đáng, cụ thể như sau:

- Giá bồi thường về đất:

+ 37 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án bồi thường sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là thoả đáng chiếm 74%.

+ 13 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án còn thấp chiếm 26%. Có nhiều ý kiến đề nghị thu hồi hết và thu hồi thêm diện tích ngoài chỉ giới của các thửa có chỉ giới đi qua.

- Chính sách hỗ trợ:

+ 44 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án, chiếm 88%

+ 6 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp chiếm 12% , nguyên nhân các chủ sử dụng đất có diện tích được UBND xã giao thầu đề nghị hỗ trợ công tôn tạo, cải tạo đất và tiền hỗ trợ đất ở và kinh doanh dịch vụ thấp đề nghị hỗ trợ thêm.

Qua thực tế điều tra cho thấy khi các hộ gia đình bị mất một phần đất canh tác họ được bồi thường một khoản bằng tiền mặt tương ứng với phần diện tích bị dự án thu hồi. Do bị mất một phần nhỏ đất canh tác nên khi nhận

được tiền đền bù từ giải phóng mặt bằng họ chưa nghĩ đến việc đầu tư vào sản xuất mà họ dùng để mua sắm vật dụng như xe máy, máy giặt, xây thêm nhà, chia cho con cháu, hay gửi tiết kiệm...

Sau một thời gian diện tích đất canh tác còn ít, sản phẩm thu được từ đất canh tác không đủ cho sinh hoạt hàng ngày đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hộ gia đình. Lúc này, một số hộ bị thu hồi đất đã nghĩ đến việc đầu tư buôn bán nhỏ, sản xuất kinh doanh, đầu tư học tập chuyển đổi nghề nghiệp cho các thành viên trong gia đình. Một số hộ khác có được khoản tiền đền bù họ lại chọn phương án là đem gửi tiết kiệm.

Qua điều tra cho thấy sau khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ người dân đã sử dụng đồng tiền vào các mục đích khác nhau (tiết kiệm, đầu tư sản xuất nông nghiệp, đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm sửa chữa nhỏ, đầu tư học tập chuyển đổi nghề nghiệp…) giữa các hộ trong cùng một địa phương có sự khác nhau, và sự khác nhau giữa các gia đình thể hiện qua bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9: Kết quả điều tra về việc sử dụng tiền bồi thường,

hỗ trợ đối với các hộ bị thu hồi đât.

STT Cách sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của phần đất

nông nghiệp

Dự án: Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi

tập kết nguyên vật liệu xứ đồng Giếng To – TP.Thái Nguyên

Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Gửi tiết kiệm 16 32

2 Đầu tư, sản xuất nông nghiệp 18 36

3 Đầu tư, sản xuất kinh doanh 9 18

4 Mua sắm, sửa chữa nhà 7 14

Tổng 50 100

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về việc sử dụng tiền bồi thường h tr của người dân tại dự án.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi tập kết nguyên vật liệu xứ đồng Giếng To – xã Cao Ngạn – TP.Thái Nguyên do diện tích đất nông nghiệp của các hộ còn lại nhiều, do vậy đa số người dân chọn cách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp 18 hộ chiếm 36% tổng số các hộ bị mất đất tại dự án được điều tra, thấp nhất là 07 hộ sử dụng vào mục đích mua sắm, sửa chữa nhà chiếm 14% tổng số các hộ bị mất đất tại dự án, và một số hộ lại chọn phương án gửi tiết kiệm có 16 hộ chiếm 32% tổng số các hộ bị mất đất tại dự án.

Khi thu hồi đất thực hiện dự án người dân được nhận khoản bồi thường, hỗ trợ, một số hộ nhờ đó mà có vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nên kinh tế của gia đình ngày một phát triển. Bên cạnh đó việc nhận tiền bồi thường và sử dụng tiền không hợp lý trong thời gian đầu kinh tế hộ gia đình có khá nhưng sau đó một thời gian kinh tế đã đi xuống ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Lý giải cho việc tăng thu nhập sau thu hồi đất là: Với số tiền đền bù hỗ trợ trong tay người dân đã từng bước chuyển đổi nghề nghiệp ổn định cuộc sống. Một bộ phận người dân đã được đào tạo nghề và được nhận vào làm việc tại nhà máy tạo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Còn lại phần lớn người dân vẫn tiếp tục canh tác trên phần diện tích còn lại sau thu hồi. Ngoài ra còn kết hợp với buôn bán kinh doanh dịch vụ và vật liệu xây dựng. Cũng có một số trường hợp, hộ

dân sau khi đầu tư vào những mục đích cần thiết, số tiền chưa sử dụng đến được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi xuất hàng tháng.

Sau khi thu hồi đất thu nhập của các hộ có nhiều thay đổi. Trong số 50 hộ được hỏi, số hộ có thu nhập cao hơn là 8 hộ chiếm 16%, số hộ có thu nhập không đổi là 30 hộ chiếm 60%; số hộ có thu nhập kém đi là 24%. Nguyên nhân chủ yếu là: Nguời dân được đền bù thoả đáng kịp thời để đầu tư vào sản xuẩt kinh doanh dịch vụ chuyển đổi nghề nghiệp, một bộ phận người dân đã được tuyển vào làm việc tại nhà máy trên địa bàn, ngoài ra phần đất còn lại sau thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất. Như vậy, với phương án đền bù thoả đáng cùng với sự chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý, đa số các hộ có thu nhập vẫn ổn định so với trước khi thu hồi đất. Cụ thể như sau:

Bảng 4.10: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

Tên dự án Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ(%)

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi tập kết nguyên vật liệu xứ đồng Giếng TO

Tổng số hộ 50 100

Số hộ có thu nhập cao hơn 8 16 Số hộ có thu nhập không đổi 30 60 Số hộ có thu nhập kém đi 12 24

( Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Hình 4.5: Biểu đồ cơ cấu về thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

Đối với các hộ có thu nhập kém đi 24%. Nguyên nhân là do nhiều hộ dân không biết sử dụng tiền bồi thường một cách hợp lý. Họ chỉ đầu tư vào mua sắm, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu. Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công, thời vụ. Những hộ nào còn đất sản xuất thì đúng vụ công việc của họ là sản xuất thuần nông, ngoài thời vụ phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như tham gia các nghề chuyên chở vật liệu xây dựng, đi phụ hồ, buôn bán nhỏ…Do tính chất công việc phổ thông nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Mặt khác thu nhập có tăng lên trong khi thị trường giá cả ngày càng leo thang như hiện nay thì hoàn cảnh của họ càng khó khăn hơn.

* Tác động xã hội và môi trường

a. Tác động đến xã hội:

Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất có chiều hướng đi xuống. Khi các dự án triển khai đồng nghĩa với việc một lượng lớn lao động từ nơi khác sẽ tới địa phương làm việc. Cộng với lao động địa phương được tuyển vào làm trong các nhà máy trên địa bàn. Từ tập quán, phong tục khác nhau kéo theo rất nhiều những vấn đề có liên quan và cũng không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn. Ngoài ra tệ nạn rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… Cũng dễ nảy sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự xã hội của địa phương.

Bảng 4.11: Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Khu vực GPMB

Tổng số hộ Tỷ lệ(%)

Tổng số hộ 50 100

1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn 11 22

2 An ninh trật tự không đổi 26 52

3 An ninh trật tự xã hội kém đi 13 26

b. Tác động đến môi trường:

- Về môi trường tự nhiên: Việc phát triển mạnh khu công nghiệp tại khu vực xã Cao Ngạn - Vùng khu công nghiệp đã có tác động tiêu cực đến môi trường. Bà con tại đây đã có nhiều ý kiến phản ánh về hiện tượng khá phổ biến đó là đất, đá, sỏi do quá trình san ủi tiến hành dự án. Khi các dự án rhoàn thành việc vận chuyển nguyên liệu chất thải cũng gây ra ô nhiễm không khí, khói bụi. Nghiêm trọng hơn, đã có sạt lở ngập vào móng nhà của một số hộ gây nguy hiểm và đe doạ tính mạng của nhân dân. Ngoài ra phải kể đến mức độ ô nhiễm của khói bụi và tiếng ồn của bãi đổ xỉ thải của nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn. Tiếng ồn bắt nguồn từ việc vận chuyển xỉ thải, kéo theo đó là bụi của đất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

- Về môi trường sinh hoạt: Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp đã kéo theo sự gia tăng dân số. Công nhân ở nhiều nơi khác đến làm việc đều phải thuê nhà trọ. Do đó lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Trong khi đó còn chưa có quy hoạch bãi rác thải để xử lý ô nhiễm, vấn đề môi trường là vấn đề gây nhiều bức xúc cho người dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ - CỬA KHẨU ĐỨC LONG - HUYỆN THẠCH AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 54 -54 )

×