0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ - CỬA KHẨU ĐỨC LONG - HUYỆN THẠCH AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 29 -29 )

Trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác bồi thường, GPMB các dự án; xác định nhiệm vụ GPMB được ưu tiên hàng đầu để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Kết quả thực hiện GPMB trong thời gian qua được Tỉnh ủy và UBND tỉnh đánh giá cao. Nhiều dự án lớn, dự án trọng điểm được GPMB với tiến độ thời gian rất nhanh đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, giải ngân các nguồn vốn tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ ổn định an ninh chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đại đa số nhân dân đều ủng hộ và chấp hành chủ trương thu hồi đất của nhà nước để thực hiện các dự án. Đặc biệt là có sự đồng thuận cao đối với hầu

hết các dự án thuộc đối tượng công cộng, phúc lợi xã hội (như đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học, công viên…). Việc thu hồi đất của Nhà nước đối với các dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là các dự án kinh doanh hạ tầng (đất ở, đất sản xuất kinh doanh), thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, mà nguyên nhân chính là do có sự chênh lệch địa tô của việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất của Nhà nước gây nên.

Giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh là 4.200 tỷ đồng. Trong đó, điển hình là các dự án lớn và trọng điểm đang triển khai thực hiện như:

- Dự án nâng cấp, mở rộng trung tâm chữa bệnh - giáo dục lao động xã hội tỉnh Thái Nguyên: diện tích đất thu hồi 58.848 m2, ảnh hưởng đến 22 hộ gia đình, cá nhân. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 4.975.416.425 đồng;

- Dự án Nhà máy điện tử GLONICS tại phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên: diện tích đất thu hồi 3.784,1 m2 ảnh hưởng đến 6 hộ gia đình. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 5.978.155.015 đồng;

- Dự án Tổ hợp chất thải và sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ chất thải công nghiệp: diện tích đất thu hồi 10.337 m2

, ảnh hưởng đến 2 tổ chức. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 546.455.014 đồng;

Nhìn chung các dự án đều được triển khai đúng tiến độ thời gian. Các nhà đầu tư cơ bản có năng lực, đáp ứng được yêu cầu theo quy định của UBND tỉnh về quy chế quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Phần III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi tập kết nguyên vật liệu tại xứ đồng Giếng To – xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế xã hi và tình hình s dng đất ca xã Cao Ngn Cao Ngn

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên

Điều tra cơ bản các vấn đề về:

- Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên. - Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.3.1.2. Tình hình sử dụng đất và quản lý tình hình sử dụng đất của xã Cao Ngạn

- Hiện trạng sử dụng và tình hình quản lý đất đai tại địa phương.

3.3.1.3.Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và sử dụng

đất đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

-Thuận lợi:

- Khó khăn:

3.3.2. Đánh giá kết quả bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án Đầu tư

xây dng Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi tập kết nguyên vật liệu tại xứ đồng Giếng To xã Cao Ngạn TP.Thái Nguyên

3.3.3. Đánh giá s nh hưởng đến đời sng ca người dân chu s tác động ca d án ca d án

Đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng thông qua sự hiểu biết và thực trạng đời sống của người dân, đánh giá theo phiếu điều tra.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Đánh giá kết quả điều tra ý kiến của người dân về công tác bồi thường GPMB khu vực thực hiện dự án.

3.3.4. Đánh giá nhng thun li, khó khăn trong công tác gii phóng mt bng cu d án và đề xut phương án gii quyết bng cu d án và đề xut phương án gii quyết

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban chức năng.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn 50 hộ chịu sự tác động của dự án theo bộ câu hỏi.

3.4.2. Phương pháp thng kê

- Thống kê các số liệu thu thập được về tổng diện tích, tổng số liệu bồi thường cũng như chi tiết về từng loại đất cũng như mức ảnh hưởng của dự án.

3.4.3 Phương pháp so sánh

- Từ số liệu về diện tích và tổng số tiền bồi thường đã thống kê và điều

tra trong phạm vi của dự án so sánh với giá thị trường, khung giá của chính phủ và quyết định bảng giá của tỉnh.

3.4.4. Phương pháp x lý thông tin, s liu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel.

3.4.5. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà kinh tế, và các thầy cô giáo về lĩnh vực giải phóng mặt bằng.

Phần IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội của khu vực giải phóng mặt bằng.

4.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Cao Ngạn là một xã nằm ở ngoại thành phía Bắc thành phố Thái Nguyên. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 9 năm 2008, xã Cao Ngạn( Đồng Hỷ ) chính thức được sáp nhập về Thành phố Thái Nguyên.

Xã Cao Ngạn cách trung tâm thành phố 10 km về phía Bắc. Tổng diện tích của xã là 851,76ha, với các vị trí tiếp giáp như sau:

-Phía Bắc giáp xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ. -Phía Tây giáp xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương.

-Phía Đông giáp thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ.

-Phía Nam giáp Phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Cao Ngạn là xã trung du miền núi nhưng địa hình tương đối bằng phẳng, cốt cao độ thấp nhất 16,05m và cốt cao độ cao cao nhất là 36m; đất đồi chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là đồi núi thấp. Đây là vùng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

* Khí hậu

Cao Ngạn mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

o Nhiệt độ trung bình năm: 22 -230

C + Nhiệt độ cao tuyệt đối: 32,80

C + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 30

C + Nhiệt độ sáng cao nhất: 29,30

C + Nhiệt độ sáng thấp nhất: 12,90

C

oLượng mưa trung bình năm là 2007 mm

oHướng gió thịnh hành: Đông Nam, Đông Bắc * Thủy văn :

Xã Cao Ngạn có 46,41 ha sông suối nằm dải rác trên toàn xã. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có Sông Cầu bao quanh cả vùng ranh giới phía Tây. Lượng nước tăng giảm theo mùa, mùa khô thường hạn hán gây khó khăn cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mùa mưa nước lên to gây ngập úng và đôi khi còn xảy ra ngập lụt. Một phần nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất :

Đất đồi núi: Có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và đất nâu vàng trên phù sa cổ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và có độ dốc lớn. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.

Đất ruộng: Chủ yếu hình thành từ đất dốc tụ, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ngòi sông, đất có tầng mỏng, hàm lượng mùn, đạm, lân, kali ở mức trung bình đến nghèo, loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, cây thực phẩm và các loại cây màu.

* Tài nguyên nước :

Toàn xã có 46,41ha sông suối. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ chính cho mọi nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay nguồn nước này đã được khai thác sử dụng có hiệu quả. Nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 10 – 30m. Đây là nguồn nước sạch cung cấp nước cho sinh hoạt nhân dân trong xã.

* Tài nguyên rừng :

Theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích rừng của xã Cao Ngạn là 43,42 ha, toàn bộ diện tích này là rừng sản xuất phục vụ khai thác nguyên liệu gỗ. Các loại cây dùng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng.

* Tài nguyên nhân văn :

Tính đến năm 2013 dân số toàn xã là 7085 khẩu và 1908 hộ trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống cũng như khu di tích lịch sử nhân dân trong xã đoàn kết, cần cù chịu khó, trình độ dân trí ở mức trung bình.

4.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Là xã phía Bắc thuộc thành phố Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, quá trình phát triển đô thị đã diễn ra mạnh mẽ, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, công trình công cộng… do vậy đang dần dần mang tầm vóc của một đô thị. Cao Ngạn là xã ven đô đang trong quá trình phát triển do

vậy cơ sở hạ tầng cơ sở kỹ thuật phát triển vẫn còn thiếu đồng bộ, còn hạn chế về nhiều mặt.

Mật độ dân số trên địa bàn tập trung đông ở một khu vực, đặc biệt là sinh viên của trường đại học, trung cấp ở các tỉnh tập trung về học tập, và sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như ảnh hưởng của nước thải, khí thải, khói, bụi, nước, đất ở các mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, các điểm tập trung giác thải, quá trình vận chuyển, xử lý chủ yếu vẫn là tập chung rác bằng phương tiện thô sơ, do vậy đôi khi việc vận chuyển tập kết vẫn chưa kịp thời, thêm vào đó là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao đã phần nào ảnh hưởng tới môi trường của xã.

Ngày nay, vấn đề môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển luôn đi đôi cùng phát triển bền vững. Vì vậy, từ những vấn đề nêu trên trong tương lai cần phải có những định hướng đúng trong quy hoạch phát triển, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.

4.1.2. Đặc đim điu kin kinh tế - xã hi.

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

a, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế xã Cao Ngạn đã có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các nghành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỉ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

b, Thực trạng phát triển các nghành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.

- Về trồng trọt :

+ Cây lúa : Diện tích cấy 120 ha, NSBQ đạt 50,71 tạ/ha, sản lượng đạt 608,5 tấn, diện tích cao sản đạt 50ha

+ Cây ngô 2012 – 2013: Diện tích trồng 80ha, NSBQ đạt 44,1 tạ/ha, sản lượng đạt 353 tấn.

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ xuân đạt 961,5 tấn

Vụ mùa năm 2013: Cây lúa diện tích 210ha/ 209ha, NSBQ đạt 45,33 tạ /ha, sản lượng 952 tấn

Cây ngô diện tích 19ha/20ha, NSBQ đạt 35/ha, sản lượng 66,5 tấn

+ Cây ăn quả diện tích : 50ha, sản lượng ước đạt trên 50 tấn, trong đó cây nhãn năng suất giảm so với cùng kỳ

- Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường không có dịch bệnh xảy ra

- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng sản xuất của xã có 43,42 ha. Đến nay, diện tích giao đất giao rừng cơ bản được hoàn thành, kết quả bảo vệ rừng đạt 98%, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác hàng năm, mang lại thu nhập khá.

- Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trong các ao hồ trong các hộ gia đình. Năm 2013, diện tích nuôi thả đạt 4,72 ha.

* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Về công nghiệp: Địa bàn xã Cao Ngạn chủ yếu là công nghiệp Nhà nước, khu quy hoạch công nghiệp nhỏ đã được quy hoạch 29,98 ha hiện có 5 cơ sở sản xuất gạch nung thủ công và 01 công ty gạch Tuylen; có 15 cơ sở sản xuất gạch xilycat và sản xuất ổn định.

- Về thủ công nghiệp: Gồm một số hộ sản xuất vật liệu xây dựng phát triển bình thường.

* Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

Những năm qua, kinh tế thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, có những chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Xã có một làng nghề sản xuất bún bánh từ nhiều năm hiện đã đề nghị công nhận làng nghề.

Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh dịch vụ - thương mại đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa trên địa bàn xã, thành phố. Đặc biệt khi các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều. Điều này càng được thể hiện thông qua số lượng các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng và mở rộng cả về quy mô cũng như chủng loại mặt hàng.

Hoạt động thương mại trên địa bàn xã những năm qua không ngừng được củng cố và mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, cá nhân. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ - CỬA KHẨU ĐỨC LONG - HUYỆN THẠCH AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 29 -29 )

×