Tình hình thực hiện cơ chế giải phóng mặt bằng ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường thị trấn Đông Khê - cửa khẩu Đức Long - Huyện Thạch An - Tỉnh Cao Bằng. (Trang 25)

Giống như nhiều nước khác trong khu vực Châu Á, quá trình đô thị hóa ở Thái Lan diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân, định giá đền bù.

Giá đền bù tùy thuộc vào từng khu vực từng dự án. Nếu dự án mang tính chiến lược quốc gia thì Nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường.

Nhìn chung khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường (Viện nghiên cứu địa chính, 2002) [1].

* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần đất. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật Đất đai hoặc một Bộ Luật khác.

Nếu việc thu hồi, trưng thu đó phù hợp với quy định của Pháp luật mà người sở hữu hoặc người sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định.

Qua nghiên cứu cho thấy chính sách bồi thường, hỗ trợ & GPMB của một số nước, Việt Nam chúng ta cần học hỏi một số kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB ở một số điểm sau:

- Hoàn thiện các quy định về giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường thiệt hại & GPMB nói riêng.

- Bổ sung thêm một số giải pháp nhằm hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi khôi phục thu nhập, ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường thị trấn Đông Khê - cửa khẩu Đức Long - Huyện Thạch An - Tỉnh Cao Bằng. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)