Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [16]; phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng [17]; Lê Hồng Sơn (1995) [21] với nghiên cứu "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng Sông Hồng" hay hiệu
quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [2]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng Sông Hồng (Quyền Đình Hà, 1993) [10].
Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [16]; phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng [17]; Lê Hồng Sơn (1995) [21] với nghiên cứu "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng Sông Hồng" hay hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [2]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng Sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993) [10]; Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [3];
Ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tích đất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm. Song song với việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấp hơn như cây họ đậu (đậu, đỗ...), cây có dầu (lạc, vừng...), rau củ và các loại cây ăn quả có giá trị phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.
Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra các giống cây trồng mới vào sản xuất thì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa vào việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mới bằng các phương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng công thức luân canh. Từ đó các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được cải tiến để khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng đất đai.
Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS.VS. Đào Thế Tuấn (1998) chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó. Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng.
Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợi đất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như Bùi Huy Đáp, Ngô Thế Dân [5].
Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng Sông Hồng (1994) [8]; quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng (Phùng Văn Phúc, 1996) [19]; phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000) [11]; đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) [7] cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp. Tại Bắc Kạn, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp của xã Thanh Vận trong những năm tới theo hướng
phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và có thể thực hiện được. Đây chính là lý do thúc đẩy ý tưởng của chúng tôi là đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Thanh Vận huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2013"
góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền vững của xã nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới. Chúng tôi hạn chế chỉ nghiên cứu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cây ngắn ngày
- Một số yếu tố tác động đến hiệu quả (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường) của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Hạn chế đối tượng nghiên cứu là hiệu quả môi trường thì chỉ sử dụng yếu tố định tính.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 1/2014 đến 5/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc sử dụng đất liên quan đến việc sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, nước và rừng);
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất của các ngành, dân số, lao động, việc làm và cơ sở hạ tầng.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Vận
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: Diện tích, cơ cấu các loại đất;
- Tình hình biến động các loại đất nông nghiệp: Diện tích tăng, giảm năm 2013 so với năm 2011, nguyên nhân biến động;
3.3.3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.3.4. Đánh giá hiệu quả các LUT canh tác điển hình đang thực hiện trên
địa bàn xã
LUT canh tác đối với cây hàng năm
- Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội
- Đánh giá về hiệu quả môi trường theo định tính của các loại hình sử dụng đất.
3.3.5. Các báo cáo về biến đổi khí hậu đã được sử dụng tại địa phương đối với sản xuất đất nông nghiệp với sản xuất đất nông nghiệp
3.3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các LUT theo hướng phát triển bền vững phát triển bền vững
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các LUT theo hướng phát triển bền vững.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ, UBND xã Thanh Vận, trung tâm nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (ADC).
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất đã có, tài liệu về thổ nhưỡng...
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bằng phiếu điều tra nông hộ trên địa bàn xã.
- Thông qua việc hỏi ý kiến của những người chịu trách nhiệm quản lí chung cho xã, thôn như trưởng thôn, cán bộ địa chính xã.
- Dựa vào quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh nông hộ để nắm được tình hình sơ bộ về không gian sống sinh hoạt và mức sống, mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thảo luận nhóm từ 5-7 người đưa ra các câu hỏi để thảo luận nhằm đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Xử lý số liệu chủ yếu bằng phần mềm Excel.
Thông qua đó đưa ra được các bảng, các biểu đồ về cơ cấu cũng như những biến động về diện tích, các loại hình sử dụng đất, nhận xét được hiện trạng về hiệu quả sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất các loại cây trồng hàng năm trên địa bàn xã.
3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT và các loại cây hàng năm trên địa bàn xã.
* Đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx
Trong đó:
+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx
- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội
- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Yêu cầu về vốn đầu tư
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động
* Hiệu quả môi trường
- Hệ số sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Vận nằm ở phía Bắc của huyện Chợ Mới, cách trung tâm huyện khoảng 26km, với tổng diện tích tự nhiên 2.979,78 ha. Với 10 thôn (bản), 550 hộ và 2.209 nhân khẩu
- Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn và huyện Bạch Thông - Phía Nam giáp xã Thanh Mai
- Phía Đông giáp xã Hòa Mục và xã Cao Kỳ -Phía Tây giáp xã Thanh Mai
Xã Thanh Vận có đường tỉnh lộ 259 chạy qua địa bàn xã nối liền thị xã Bắc Kạn đến xã Thanh Mai, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế trong khu vực.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thanh Vận chủ yếu là đồi núi cao, dốc có nhiều khe, suối lớn, nhỏ, chia cắt phức tạp, có suối Cốc Phát, suối Éo, suối Nà Lùng... chảy trên địa bàn xã, độ cao trung bình 200m - 400m (cao nhất là đỉnh núi Khau Vạ cao 603,2m, ranh giới giáp với xã Thanh Mai, điểm thấp nhất là thôn Nà Rẫy 164,0m), độ dốc trung bình 25o
- 35o.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu xã Thanh Vận mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 21oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 -27,5oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 -14,5oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn phân hóa theo độ cao và hướng núi nhưng không đáng kể
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu xã Thanh Vận còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù trong các tháng 10,11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng
không nhiều, bình quân mỗi năm có 2-3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân
Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100 mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn không có hệ thống sông lớn chảy qua, chỉ có các con suối nhỏ như: suối Cố Phát, Suối Éo, suối Nà Lùng... chảy trên địa bàn xã. Tuy nhiên, với độ dốc lớn và lưu lượng nước chảy theo mùa vụ nên có những thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Kạn, xã Thanh Vận có 2 loại đất chính sau:
- Đất ruộng: là do tích tụ phù sa của sông Cầu và các suối. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, thích hợp cho các loại cay lương thực và cây hoa màu.
-Đất đồi: là loại đất Feralit màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ dến trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
* Tài nguyên nước
+ Nước mặt: có hệ thống sông, suối, ao hồ phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn các thôn bản là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Song do suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, nhất là mùa khô thường gây hạn hán kéo