Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2013. (Trang 75)

Mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn với môi trường bền vững do đó cần phải thực hiện triệt để các giải pháp sau:

Đối với các khu vực bố trí phát triển chăn nuôi tập trung cần có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; đồng thời khuyến khích các dự án đầu tư (kể cả trang trại chăn nuôi) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch có thể kiểm soát và hạn chế được lượng chất thải.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nguồn nước thải và chất thải vào môi trường sử dụng đất nông nghiệp và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường

4.5.7. Gii pháp v tăng cường cơ s h tng

Đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất. Do vậy, việc mở các tuyến giao thông liên thôn nhằm tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn trong toàn xã để giao lưu trao đổi hàng hoá, sản phẩm và khắc phục khó khăn cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết. Ngoài ra hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất cũng là điều kiện cần thiết để áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai, hệ thống giao thông trên địa bàn xã cần phải được đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới đáp ứng nhu cầu sản xuất, giao lưu của nhân dân.

đầu tư nâng cấp hơn nữa thì mới đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng luân canh tăng vụ. Các hạng mục cần chú ý đầu tư gồm:

- Hệ thống kênh tưới, tiêu gồm kênh cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Kè đá các kênh chính và hoàn thiện chương trình cứng hoá kênh mương nội đồng.

- Sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm hiện tại, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tiêu úng Cầu Khải nhằm chủ động tưới và tiêu úng cho toàn bộ diện tích của xã.

- Quản lý tốt các hồ đập nhỏ để bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng. - Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn, nhằm lưu thông hàng hoá nông sản thuận lợi nhất.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

- Xã Thanh Vận nằm ở ở phía Bắc của huyện Chợ Mới, với tổng diện tích tự nhiên 2.979,78 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.884,38 ha chiếm 98,80%. Dân số 2.209 nhân khẩu trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi nên đất đai manh mún, phân tán và ở nhiều nơi cách xa nhau đã làm cho nông hộ khó áp dụng phương pháp cơ giới hoá, tốn công lao động. Hệ thống thuỷ lợi còn thiếu đồng bộ, xuống cấp nên chưa đáp ứng chủ động tưới tiêu cho cây trồng. Sản xuất không tập trung, sản phẩm không mang tính hàng hoá và sức cạnh tranh trên thị trường yếu.

- Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm chính của xã là:

Có 4 loại hình sử dụng đất: 2L - M, 2M - 1L, 2L, 1L - 1M và một số cây trồng ngắn ngày khác. Trong đó, LUT 2 lúa - 1 màu cho hiệu quả cao nhất, LUT trồng sắn cho hiệu quả thấp nhất.

- LUT 1: 2L - M; Phân bố rải rác trên địa bàn, áp dụng chủ yếu ở nhưng nơi có địa hình vàn cao.

- LUT 2: 2L; Áp dụng phổ biến trên địa bàn, cung cấp lương thực trên địa bàn toàn xã.

- LUT 3: 1L-2M; Được áp dụng cũng khá phổ biến trên địa bàn xã, cần phải có kỹ thuật chăm sóc mới đem lại hiệu quả cao.

- LUT 4: 1L-1M; Không đạt hiệu quả vì người dân của xã thường trồng cây ngô để làm công thức luân canh với lúa mùa là 2 cây trồng có hiệu quả kinh tế không cao. Nếu áp dụng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu là lúa và khoai tây thì có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho bà con.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững và có một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân thì vấn đề định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới đối với xã Thanh Vận là: trồng các giống lúa chất lượng cao và và các cây trồng thích ứng với điều kiện khí hậu trên địa bàn xã đặc biệt là những giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu đang được triển khai

như khoai tây, đậu xanh… Mở rộng diện tích đất trồng cây họ đậu (có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi) cải tạo đất đồi núi chưa sử dụng và phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi (đại gia súc). LUT 1L-1M với kiểu sử dụng đất là Lúa mùa - Đậu xanh, hoặc Lúa - Khoai tây vì cây đậu xanh và cây khoai tây phù hợp với điều kiện sẵn có của địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng được đất không canh tác trong vụ xuân và vụ đông.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả sử dụng đất đối với LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày nên thay thế cây Ngô bằng giống cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây đậu xanh, cây lạc, khoai tây...

5.2. Kiến nghị

Đối với hộ nông dân trong xã thì cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là các mô hình và các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu đang được các tổ chức nước ngoài đầu tư thí điểm trên địa bàn xã. Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn… Tránh không còn diện tích đất ruộng bỏ hoang hoá.

Xã cần tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho người dân. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Để nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, học từ thực tiễn, cần đầu tư xây dựng đa dạng các mô hình trình diễn tại ruộng giúp nông dân tiếp cận thông tin sản xuất theo hướng mới đa dạng hoá sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo hiện trạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Thanh Vận năm 2013.

2. Vũ Thị Bình (1993), "Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng", Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 3/1993.

3. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ngô Thế Dân (2001), "Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001.

5. Đường Hồng Dật (1986), Cây đậu xanh, kỹ thuật thâm canh và biện pháp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, trang 54.

6. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam.

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội.

8. Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994), Báo cáo nền số 9,

Hà Nội.

9. Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài (2003), "Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, Hà Nội.

10. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.

11. Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp ĐHNN I, Hà Nội.

12. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (1992), Hà Nội.

13. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Vũ Ngọc Hùng (2007), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất

trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hoà Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Vũ Thị Xuân Hương (2005), Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao và đề xuất khả năng mở rộng ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội. 16. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995), "Kết quả bước dầu đánh giá

tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991), Phân vùng sinh thái

nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Luật đất đai (2003), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Phùng Văn Phúc (1996), "Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010", Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986- 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Sẫm (2003), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội.

21. Lê Hồng Sơn (1996), "Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

23. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

24. Nguyễn Hồng Trường (2008), Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động, http:/www.vnptninhthuan.com.vn.

25. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

25. A.J. Smyth, J. Dumaski (1993), FESLM An International framme - work

for Evaluating sustainable and management, World soil report No.

26. FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Rome.

27. CARE international in Vietnam (2010), Ethnic minorities in Northern

mountains of Vietnam: vulnerability and capacity to adapt to effects of climate change (unpublished manuscript).

28. Tran Van Đien (2012), “ Indigenous knowledge and pratices in

agriculture production of ethnic minorities adapted to climate change in Bac Kan province”. Sixth international conference on community-

based adaptation, Ha Noi.

III. Tài liệu Internet

29. Nguyễn Quốc Vọng (2011), “Nông nghiệp Việt Nam có bền vững trong hội nhập”, http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Con-duong-

ben-vung-nhat-cho-nong-nghiep/173067.vgp, 12/7/2011.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

1. Họ tên chủ hộ:... Tuổi:... Dân tộc:... Giới tính: Nam = 1 Trình độ:...

Nữ = 2

2. Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú) 1.1. Số nhân

khẩu:... 1.2. Số người trong độ tuổi lao động:...

PHẦN II: NGUỒN THU CỦA HỘ

2.1. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua:

- Nông nghiệp = 1 - Nguồn thu khác = 2

2.2.Nguồn thu lớn nhất của hộ từ nông nghiệp trong năm qua:

- Trồng trọt = 1 - NTTS = 3 - Chăn nuôi = 2 - Thu khác = 4 2.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ

từ trồng trọt:

- Lúa = 1 - Hoa cây cảnh = 3 :- Màu = 2 - Cây ăn quả = 4 - Cây trồng khác = 5

2.4. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp:

- Trồng trọt = 1 - Nuôi trồng thủy sản = 3 - Chăn nuôi = 2 - Khác = 4

PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ

3.1. Tình hình s dng đất nông nghip ca h

1. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ:... m2, bao gồm mấy mảnh:... Xã: Thanh Vận Thôn: ... Mã phiếu

2. Đặc điểm từng mảnh: TT mảnh Diện tích (m2) Tình trạng mảnh đất (a) Địa hình tương đối (b) Hình thức canh tác (c) Lịch thời vụ Dự kiến thay đổi sử dụng (d) Mảnh 1 Mảnh 2 Mảnh 3

(a): 1 = Đất được giao;

2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu; 3 = Đất mua; 4 = Khác (ghi rõ) (b):1 = Cao, vàn cao; 2 = Vàn; 3 = Thấp, trũng; 4 = Khác (ghi rõ) (c):

1 = Lúa xuân - Lúa mùa; 2 = 1 vụ lúa;

3 = Lúa - cá; 4 = Chuyên canh rau,

màu;

5 = 2 lúa - 1 màu;

6 = 1 lúa - 2,3 màu 7 = Cây ăn quả; 8 = Hoa cây cảnh; 9 = NTTS;

10 = Khác (ghi rõ)

(d):

1 = Chuyển sang trồng rau; 2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả;

3 = Chuyển sang NTTS; 4 = Chuyển sang trồng hoa cây cảnh; 5 = Khác (ghi rõ). 3.2. Hiu qu kinh tế s dng đất cây hàng năm 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng - Tên giống - Thời gian trồng - Diện tích - Năng suất - Sản phẩm khác

2. Chi phí

a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào

Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Phân bón - Phân hữu cơ - Phân vô cơ 3. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu - Thuốc diệt cỏ - Thuốc kích thích tăng trưởng: + Giá tiền - Các loại khác (nếu có)

b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào

Hạng mục ĐVT Cây trồng

1. Chi phí lao động thuê

ngoài 1000đ

2. Chi phí lao động tự

làm Công

- Công việc hộ tự làm khác

3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia định sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng

- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5)

- Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3)

3.3. Th trường phc v sn xut nông nghip

1. Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào? Thuận lợi = 1 Thất thường = 2 Khó khăn = 3

2. Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về giá cả nông sản trên thị trường không?

Có = 1 Không = 2

3. Gia đình có biết trên địa bàn huyện có cơ quan cá nhân nào làm công tác thu mua nông sản?

Có = 1 Không = 2

4. Nếu có, xin gia đình cho biết rõ tên cơ quan cá nhân đó:

... ...

5. Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình và mức độ của nó

TT Loại khó khăn Rau màu Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2013. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)