Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp kiểm chứng với các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 67)

5. Kết luận

5.2.1 Hạn chế của nghiên cứu

Bài nghiên cứu tìm thấy nhiều mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa thành quả doanh nghiệp, cấu trúc vốn và cơ cấu sở hữu, góp phần bổ sung vào các bằng chứng thực nghiệm và kiểm tra các lý thuyết trước đây. Tuy nhiên, các mô hình còn một số biến trong nhiều trường hợp có ít hoặc không có ý nghĩa thống kê. Một trong những nguyên nhân có thể là do dữ liệu, việc lựa chọn các doanh nghiệp và các ngành nghiên cứu cũng tương đối ít. Do thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp niêm yết vẫn còn ít nên số lượng doanh nghiệp trong một số ngành không đủ để xây dựng một mô hình có ý nghĩa và rất khó trong việc lựa chọn ngành để tiến hành nghiên cứu. Ngoài ra, các doanh nghiệp này chỉ là những doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán, và vì thế hầu hết đây đều là những doanh nghiệp lớn do đó mẫu trong ngành có thể không đại diện cho ngành.Các kết quả trong các mô hình có thể chưa phản ảnh được mối quan hệ thực chất vốn có.Bên cạnh đó, các kết quả mô hình chưa được kiểm định bằng các phương pháp chuyên sâu.

Do hạn chế trong việc sưu tập số liệu nên bài nghiên cứu vẫn chưa xem xét đến một số biến mà trên lý thuyết có khả năng ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp cũng như cấu trúc vốn như: việc sở hữu bởi các thành viên trong gia đình, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, giá trị các khoản đầu tư…Đặc biệt, đối với mô hình phân tích màng bao dữ liệu - DEA khi đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, bài nghiên cứu vẫn chưa thử nghiệm với nhiều biến đầu vào và đầu ra.Việc

chỉ sử dụng hai biến đầu vào và một biến đầu ra có thể chưa đánh giá tốt nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, việc đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong mà còn bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài, như lãi suất, lạm phát, thể chế pháp luật, chính sách của chính phủ… Cần có những công cụ để đo lường mức độ tác động của các yếu tố trên trong mô hình nghiên cứu.

Ngoài ra khoản thời gian thu thập số liệu chỉ có 4 năm từ 2010-2013, khoản thời gian này chưa dài, do đó việc xác định độ trể cho các biến nghiên cứu là rất hạn chế. Các biến sau khi thực hiện mô hình cho ra kết quả không có ý nghĩa thống kê có khả năng là do lấy chưa đủ độ trể. Trên thực tế, tác động của một yếu tố có thể khá lâu, nên vấn đề này cần được xem xét thêm.

Bài nghiên cứu tuy đã sử dụng biến trể để giải quyết vấn đề nội sinh, tuy nhiên, để có giải quyết vấn đề được tốt hơn bài nghiên cứu có thể sử dụng thêm những phương pháp khác bằng như hồi quy 2 giai đoạn, GMM… Tuy nhiên do hạn chế về số lượng dữ liệu quan sát mà các phương pháp này vẫn chưa thực hiện được.

5.2.2Hướng nghiên cứu mới

Từ những hạn chế của bài nghiên cứu, những nghiên cứu tiếp theo cần tiếp cận, nghiên cứu theo chiều rộng và chiều sâu. Về chiều sâu, các nghiên cứu mới có thể mở rộng dữ liệu quan sát. Bao gồm thực hiện các mô hình trên nhiều ngành hơn, số lượng doanh nghiệp nhiều hơn, bao gồm cả những những doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ ở hình thức công ty cổ phần niêm yết mà cả các loại hình khác như các công ty trách nhiệm hữu hạn…Thơi gian lấy dữ liệu cũng dài hơn để đảm bảo tìm được độ trể thích hợp.Số lượng biến cần được mở rộng thêm, thứ nhất, đối với mô hình DEA cần bổ xung và xem xét thêm các biến đầu vào và đầu ra, thứ hai, đối với mô hình thành quả và đòn bẩy cần xem xét thêm các biến khác để đánh giá một

cách toàn diện các mối quan hệ giữa các biến số mà nghiên cứu này có thể đã bỏ qua.

Về chiều rộng, các nghiên cứu mới có thể tiếp tục xem xét thêm các biến khác bao gồm cả những biến về doanh nghiệp và những biến liên quan đến kinh tế vĩ mô. Nói chung, có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến thành quả hoạt động doanh nghiệp và quyết định cấu trúc vốn. Các nghiên cứu cần tìm hiểu tất cả các yếu tố đó, ngày càng hoàn thiện cho các lý thuyết được nêu ra trước đây.

Ngoài ra, những nghiên cứu sau có thể mở rộng theo hướng nhiều quốc gia có những đặc điểm giống với Việt Nam để có mẫu tốt hơn, có thể đại diện tốt nhất cho tổng thể và từ đó các kết quả nghiên cứu sẽ đáng tin cậy hơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu Việt Nam

- Trần Ngọc Thơ, 2007.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống Kê.

Tài liệu nước ngoài

- Alfarooq et al (2011). Ownership Structure and Corporate Performance: Evidence from Bangladesh. Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics, 14, 127–150.

- Anderson and Reeb (2003b), Founding family ownership and the agency cost of debt, Journal of Financial EconomicsVolume 68, Issue 2, Pages 263–285

- Anderson et al (2003), Founding-Family Ownership and Firm Performance: Evidence from the S&P 500, The Journal of Finance, Volume 58, Issue 3, pages 1301–1327

- Berger and Bonaccorsi di Patti (2006), Capital structure and firm performance: A new approach to testing agency theory and an application to the banking industry, Journal of Banking & Finance, Volume 30, Issue 4, April 2006, Pages 1065–1102

- Booth et al (2001), Capital Structures in Developing Countries, The Journal of Finance Volume 56, Issue 1, pages 87–130

- Brailsford et al (2002), On the relation between ownership structure and capital structure, Accounting & Finance Volume 42, Issue 1, pages 1–26

- C.Sickles and H.Good (2000) Specification of Distance Functions Using Semi-and Nonparametric Methods With An Application to the Dynamic Performance of Eastern and Western European Air Carriers

- Charnes, Cooper and Rhodes (1978), Measuring the efficiency of decision making units, European Journal of Operational Research, Volume 2, Issue 6, November 1978, Pages 429–444

- Chen, Cheung, Stouraitis and Wong (2005) Ownership concentration, firm performance, and dividend policy in Hong Kong, Pacific-Basin Finance Journal,p. 431–449.

- Claessens et al (2002), Disentangling the Incentive and Entrenchment Effects of Large Shareholdings, The Journal of Finance Volume 57, Issue 6, pages 2741– 2771, December 2002

- Coelli et al (2005), An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis 2005, pp 161-181.

- Demsetz and Harold (1985), The structure of ownership and the theory of the firm, Journal of Law and Economics 26, 375-390.

- Demsetz and Lehn (1985), The Structure of Corporate Ownership: Causes and Consequences, Journal of Political Economy, 93(6), p. 1155-77.

- Demsetz and Villalonga (2001), Ownership structure and corporate performance, Journal of Corporate Finance, p. 209–233

- Dimitris Margaritis and Maria Psillaki. Capital structure, equity ownership and firm performance, Journal of Financial Economics 34, 621-632.

- Emmanuel Thanassoulis (2001), Introduction to the Theory and Application of Data Envelopment Analysis, Springer Science & Business Media, Business & Economics

- Fama and Jensen (1986), Separation of ownership and control, Journal of Law and Economics, Vol. 26, No. 2

- Färe, R. and S. Grosskopf (2004). New Directions: Efficiency and Productivity (Boston: Kluwer Academic Publishers).

- Färe, R., Grosskopf, S. and D. Margaritis (2007). Efficiency and productivity: Malmquist and more In H. O. Fried, C.A.K. Lovell and S.S. Schmidt

(eds.) The Measurement of Productive Efficiency and Productivity Growth (New York: Oxford University Press).

- Farrell (1957), The measurement of productive efficiency, Journal of the Royal Statistical Society, v.120, n.3, p.253-281

- Fazlzadeh et al (2011), The Examination of the Effect of Ownership Structure on Firm Performance in Listed Firms of Tehran. International Journal of Business and Management, 6, 249-266.

- Friend and Lang (1988), An Empirical Test of the Impact of Managerial Self-interest on Corporate Capital Structure, The Journal of Finance Volume 43, Issue 2, pages 271–281, June 1988

- Garcia Meca and Sanchez Ballesta, (2011), Firm value and ownership structure in the Spanish capital market, The international journal of business in society

- Ghazali (2010), Ownership structure, corporate governance and corporate performance in Malaysia, International Journal of Commerce and Management, Volume 20 Issue 2

- Giannetti (2003), Do Better Institutions Mitigate Agency Problems? Evidence from Corporate Finance Choices, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Volume 38, Issue 01, p 185-212

- Gleason and Mathur (2000), The Interrelationship between Culture, Capital Structure, and Performance: Evidence from European Retailers, Journal of Business Research 50, p 185-91.

- Grossman and Hart (1982), One share-one vote and the market for corporate control, Journal of Financial Economics, Volume 20, January–March 1988, Pages 175–202

- Harris and Raviv (1990), The Theory of Capital Structure, Journal of Finance, 46(1), p. 297-355.

- Himmelberg (1999), Understanding the determinants of managerial ownership and the link between ownership and performance, Journal of Financial Economics, Volume 53, Issue 3, Pages 353–384

- Jensen (1986). Agency Costs of free cash flow, corporate finance, and takeovers. American Economic Review 76, 323-29.

- Jensen and Meckling (1976), Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure, Journal of Financial Economics, 3(4), p. 305-60.

- Jensen and Meckling (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and capital structure. Journal of Financial Economics 3, 305-60.

- Jiraporn and Gleason (2007), Capital structure, shareholder rights, and corporate governance, Journal of Financial Research, Volume 30, Issue 1, pages 21–33

- King and Santor (2008), Family values: Ownership structure, performance and capital structure of Canadian firms, Journal of Banking & Finance Volume 32, Issue 11, November 2008, Pages 2423–2432

- Kole and Mulherin (1997), The Government as a Shareholder: A Case from the United States, Journal of Law and Economics Vol. 40, No.1, pp. 1-22

- Lang et al (1996), Leverage, investment, and firm growth, Journal of Financial Economics, Volume 40, Issue 1, Pages 3–29

- Li, Yue and Zhao (2009), Ownership, institutions, and capital structure: Evidence from China, Journal of Comparative Economics 37 (2009) 471–490

- Liao and Young (2012), The impact of residual government ownership in privatized firms: New evidence from China, Emerging Markets Review Volume 13, Issue 3, Pages 338–351

- Lovell (1993), Linear Programming Approaches to the Measurement and Analysis of Productive Efficiency, Papers, Georgia - School of Economics University of Queensland

- Mak and Li (2000) Determinants of corporate ownership and board structure: evidence from Singapore, Journal of Corporate Finance, Volume 7, Issue 3, September 2001, Pages 235–256

- Maury (2006), Family ownership and firm performance: Empirical evidence from Western European corporations, Journal of Corporate Finance Volume 12, Issue 2, January 2006, Pages 321–341

- McConnell and Servaes (1990). Additional evidence on equity ownership and corporate value. Journal of Financial Economics 27, 595-612.

- McConnell and Servaes (1995). Equity ownership and the two faces of debt. Journal of Financial Economics 39, 131-157.

- Minguez-Vera, Martin-Ugedo (2007), Does ownership structure affect value? A panel data analysis for the Spanish market, International Review of Financial Analysis, p. 81–98

- Morck et al (1988), Management ownership and market valuation: An empirical analysis, Journal of Financial Economics, Volume 20, Pages 293–315

- Myers (1977). Determinants of corporate borrowing. Journal of Financial Economics 5, 147-75.

- Myers (1984). The capital structure puzzle. Journal of Finance 39 (3), 575- 92. Myers, S. (2001). Capital structure. Journal of Economic Perspectives 15 (2), 81-102.

- Myers and Majluf (1984). Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of Financial Economics 13, 187-221.

- Narendar , V. Rao, et al (2007), Capital Structure and Financial Performance: Evidence from Oman, Indian Journal of Economics and Business,

- Rajan and Zingale (1995), Financial Dependence and Growth, NBER Working Paper No. 5758

- Ryu and Yoo (2011), Relationship between management ownership and firm value among the business group affiliated firms in Korea, Journal of Comparative Economics, p. 557–576

- Schiantarelli and Sembenelli (1999), The Maturity Structure of Debt: Determinants and Effects on Firms Performance? Evidence from the United Kingdom and Italy, Policy Research Working Paper Series, The Work Bank.

- Scott (1977), Bankruptcy, secured debt and optimal capital structure. Journal of Finance 32. Pages 1-19.

- Shleifer and Vishny (1986), Large shareholders and corporate control, The Journal of Political Economy, Volume 94, Issue 3, p.461-488

- Short (1994), Ownership, Control, Financial Structure and the Performance of Firms, Journal of Economic Surveys 8(3): 203–249.

- Smith, and Watts (1992), The investment opportunity set and corporate financing, dividend, and compensation policies, Journal of Financial Economics 32, 263-292.

- Stiglitz and Weiss (1981), Credit Rationing in Markets with Imperfect Information, The American Economic Review, Vol. 71, No. 3. (Jun., 1981), pp. 393-410

- Stulz (1990), Managerial discretion and optimal financing policies, Journal of Financial Economics, Volume 26, Issue 1, July 1990, Pages 3–27

- Thomsen and Pedersen (2000), Ownership structure and economic performance in the largest european companies, Strategic Management Journal, p. 689–705

- Titman and Wessels (1988), The Determinants of Capital Structure Choice, The Journal of Finance Volume 43, Issue 1, pages 1–19

- Turki et al (2012), Ownership Structure, Board Characteristics and Corporate Performance in Tunisia, International Journal of Business and Management, Vol. 7, No. 4

- Villalonga and Amit (2006), How do family ownership, control and management affect firm value? Journal of Financial Economics Volume 80, Issue 2, May 2006, Pages 385–417

- Williamson (1967), The economics of discretionary behavior: Managerial objectives in a theory of the firm The Journal of Business , Vol. 38, No. 4

- Xiangyu Wang (2010), Data Envelopment Analysis, A Major Qualifying Project Report

- Zeitun and Tian (2007), Capital Structure and Corporate Performance: Evidence from Jordan, Australasian Accounting Business and Finance Journal, 1(4), 40-61.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG MẪU NGHIÊN CỨU

Stt Mã CK Tên công ty Sàn GD Ngành

1 ADC Công ty cổ phần mỹ thuật và truyền thông HNX Công nghệ viễn thông

2 CKV Công ty cổ phần COKYVINA HNX Công nghệ viễn thông

3 CMT Công ty cổ phần công nghệ mạng và truyền thông HOSE Công nghệ viễn thông

4 FPT Công ty cổ phần FPT HOSE Công nghệ viễn thông

5 LTC Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông HNX Công nghệ viễn thông

6 ONE Công ty cổ phần truyền thông số 1 HNX Công nghệ viễn thông

7 POT Công ty cổ phần thiết bị bưu điện HNX Công nghệ viễn thông

8 SAM Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM HOSE Công nghệ viễn thông

9 SGT Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn HOSE Công nghệ viễn thông

10 SMT Công ty cổ phần vật liệu điện và viễn thông Sam Cường HNX Công nghệ viễn thông

11 SRA Công ty cổ phần Sara Việt Nam HNX Công nghệ viễn thông

12 SRB Công ty cổ phần tập đoàn SARA HNX Công nghệ viễn thông

13 ST8 Công ty cổ phần Siêu Thanh HOSE Công nghệ viễn thông

14 SVT Công ty cổ phần Sài Gòn Viễn Đông HOSE Công nghệ viễn thông

15 UNI Công ty cổ phần Viễn Liên HNX Công nghệ viễn thông

16 VAT Công ty cổ phần viễn thông Vạn Xuân HNX Công nghệ viễn thông

17 VIE Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông VITECO HNX Công nghệ viễn thông

18 VLA Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang HNX Công nghệ viễn thông

19 VTC Công ty cổ phần VTC HNX Công nghệ viễn thông

20 BBC Công ty cổ phần Bibica HOSE NN và chế biến NS

21 BHS Công ty cô phần đường Biên Hòa HOSE NN và chế biến NS

22 CAP Công ty cổ phần lâm nông sản thực phẩm Yên Bái HNX NN và chế biến NS

23 CLC Công ty cổ phần Cát Lợi HOSE NN và chế biến NS

24 HAD Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương HNX NN và chế biến NS

25 HAT Công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội HNX NN và chế biến NS

26 HHC Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà HNX NN và chế biến NS

27 HNM Công ty cổ phần sữa Hà Nội HNX NN và chế biến NS

28 KDC Công ty cổ phần Kinh Đô HOSE NN và chế biến NS

29 KTS Công ty cổ phần Đường Kon Tum HNX NN và chế biến NS

30 LAF Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An HOSE NN và chế biến NS

31 LSS Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn HOSE NN và chế biến NS

32 MCF Công ty cổ phần xây lắp cơ khí và lương thực thực phẩm HNX NN và chế biến NS

33 MSN Công ty cổ phần tập đoàn Ma San HOSE NN và chế biến NS

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp kiểm chứng với các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)