Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp kiểm chứng với các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 65)

5. Kết luận

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả, đòn bẩy và cơ cấu sở hữu. Việc phân tích này được thực hiện bằng cách sử dụng hàm khoảng cách hướng theo mô hình phân tích màng bao dữ liệu DEA – một phương pháp rất hữu ích trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng một mẫu các doanh nghiệp Việt Nam từ các ngành với các mức độ tăng trưởng cao thấp khác nhau, bài nghiên cứu xem xét đượcmối quan hệ nhân quả giữa đòn bẩy, cơ cấu sở hữuvà thành quả doanh nghiệp cũng như mối quan hệ với một số nhân tố khác. Với việc phân tích dữ liệu và kết quả các mô hình có được, bài nghiên cứu có được những phát hiện như sau:

Đối với thành quả doanh nghiệp mà được đo lường thông qua hiệu quả hoạt động, bài nghiên cứu tìm thấy sự ủng hộ cho các dự đoán cốt lõi của Jensen và Meckling (1976) về giả thuyết chi phí đại diện cho rằng đòn bẩy cao hơn có liên quan đến cải thiện hiệu quả trên phạm vi toàn bộ dữ liệu quan sát được. Tuy nhiên, mức độ tác động đòn bẩy đến thành quả lại khác nhau ở các ngành nhưng nhìn chung các doanh nghiệp ở các ngành này đều cho thấy mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê. Tuy đây không phải là một phát hiện mới nhưng góp phần kiểm tra và cũng cố các lý thuyết trước đây về vai trò của đòn bẩy trong việc tạo nên thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu cũng phát hiện ra sự tác động của một số nhân tố khác đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng có sự khác nhau giữa các ngành.Cụ thể như đối với tài sản hữu hình, bài nghiên cứu hầu như chỉ tìm thấy mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, các ngành còn lại hầu như không có ý nghĩa thống kê. Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động nhìn chung là cùng chiều. Lợi nhuận quá khứ có tác động dương đến hiệu quả ở ngành công nghệ viễn thông và tác động âm đến hiệu quả ở ngành vật liệu xây dựng, và kết quả hồi quy thể hiện biến lợi nhuận quá khứ không có ý nghĩa

thống kê đối với ngành nông nghiệp và chế biến nông sản.Phát hiện này có thể lý giải phần nào cho sự khác biệt về kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây khi có những nghiên cứu cho rằng chúng có mối tương quan dương, một số nghiên cứu khác lại cho thấy chúng có tương quan âm.

Mức độ tập trung sở hữu đối với ngành công nghệ viễn thông có tương quan âm với hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp có mức độ tập trung sở hữu thấp và tương quan dương đối các doanh nghiệp tập trung sở hữu cao. Tuy nhiên kết quả hồi quy lại thể hiện các biến này lại không có nhiều ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể góp phần ủng hộ cho lập luận của Demsetz (1983) khi cho rằng không có mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp. Các yếu tố còn lại như tỷ lệ tài sản vô hình, tốc độ tăng trưởng, và đặc điểm chủ sở hữu không có ý nghĩa thống kê.

Bài nghiên cứu cũng đã điều tra các mối quan hệ nhân quả giữa hiệu quả và đòn bẩy trong doanh nghiệp để thoàn thiện hai giả thuyết cạnh tranh: giả thuyết hiệu quả rủi ro và giả thuyết giá trị nhượng quyền – hai giả thuyết này dự báo trái ngược nhau về mối quan hệ giữa hiệu quả và đòn bẩy. Trong đó, kết quả nghiên cứu ủng hộ nhiều hơn cho lý thuyết hiệu quả rủi ro khi phát hiện hiệu quả hoạt động quá khứ có mối tương quan dương đến đòn bẩy và không có sự khác biệt giữa các mức độ phân phối đòn bẩy khác nhau.

Đối với mô hình đòn bẩy, từ kết quả mô hình hồi quy theo OLS và hồi quy phân vị cho thấy đối với các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng thì tác động của hiệu quả đến đòn bẩy là dương và có ý nghĩa trong phân bố từ thấp đến cao của đòn bẩy, kết quả này ủng hộ cho giả thuyết hiệu quả rủi ro. Bài nghiên cứu cũng phát hiện một số nhân tố tác động đến cấu trúc vốn nhưng cũng có sự khác biệt giữa các ngành.

Nhìn chung, với phương pháp được áp dụng, bài nghiên cứu đã hòa hợp một số các bất thường thực nghiệm được báo cáo trong các nghiên cứu trước. Kết quả chính của bài nghiên cứu có thể được tóm lược là: Thứ nhất, giữa thành quả, cơ cấu

sở hữu và cấu trúc vốn và một số yếu tố khác của doanh nghiệp có mối quan hệ nhất định và có sự khác biệt giữa các ngành. Thứ hai, tồn tài mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn và thành quả doanh nghiệp.Đặc biệt, bài nghiên cứu cũng đã kiểm tra và phát hiện được rằng các lý thuyết cạnh tranh không có sự chi phối lẫn nhau trong các phân đoạn phân phối đòn bẩy, đó là một vấn đề được nhiều học giả đưa ra và đây sẽ là một kết quả thực nghiệm minh chứng cho vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp kiểm chứng với các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)