4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.3 Mô hìnhhiệu quảhoạt độngdoanh nghiệp
4.3.1 Các bước thực hiện
Bài nghiên cứu lần lượt thực hiện hồi quy dữ liệu chéo cho năm 2013 và hồi quy dữ liệu bảng cho 3 năm 2011 đến 2013 với biến độc lập là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và biến phụ thuộc bao gồm biến lợi nhuận, quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ tài sản vô hình, hữu hình, các biến thể hiện mức độ tập trung sở hữu và đặc điểm các cổ đông lớn. Các mô hình được thực hiện một cách độc lập cho ba ngành để dễ dàng trong việc phân tích so sánh.Để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình được đề cập ở phần trên, bài nghiên cứu tiến hành lấy độ trể trước khi chạy mô hình hồi quy.Có thể cho rằng cả tác động của đòn bẩy đến hiệu quả và tác động ngược lại từ hiệu quả lên đòn bẩy không dự kiến sẽ được ngay lập tức. Ví dụ, lý thuyết trật tự phân hạng nói rằng “đó là lợi nhuận quá khứ không phải hiện tại, điều này được dự kiến là có ảnh hưởng đến đòn bẩy”. Độ trể được xem xét ở đây là độ trể một năm trước đó hoặc trung bình 2 năm trước đó.
Trước tiên đối với mô hình hồi quy dữ liệu chéo, biến độc lập sẽ được lấy từ kết quả mô hình phân tích màng bao dữ liệu DEA cho năm 2013, các biến phụ thuộc được sử dụng như sau:
- Biến đòn bẩy là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tính trung bình cho năm 2011 và 2012 hoặc là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cho năm 2012. Đồng thời ta lấy thêm biến bình phương đòn bẩy để xem xét tính đơn điệu của biến
- Biến đo lường mức độ tập trung sở hữu được thể hiện là tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức lớn nhất cho lần lượt các doanh nghiệp có tổng sở hữu của các cổ đông lớn bao gồm <25%, ≥25% nhưng <50% và ≥50%
- Biến quy mô doanh nghiệp được đo bằng Log(lợi nhuận) năm 2012 hoặc 2013 và lấy bình phương để xem xét tính đơn điệu của biến quy mô này. - Biến tăng trưởng đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình cho
- Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình và vô hình cũng lấy cho năm 2013 hoặc 2012, đồng thời cũng lấy biến bình phương để xem xét tính đơn điệu.
Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, biến độc lập sẽ được lấy từ mô hình DEA cho ba năm 2011-2013.Số lượng các biến độc lập cũng tương tự như mô hình hồi quy dữ liệu chéo, tuy nhiên, tương ứng với từng biến dữ liệu sẽ được lấy cho 3 năm 2011-2013. Các biến độc lập cũng xem xét đến độ trể và thử nghiệm lấy bình phương để xem xét tính đơn điệu.
4.3.2 Kết quả
Sau khi thử nghiệm trong việc thực hiện xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu chéo và hồi quy dữ liệu bảng với các biến bình phương và lấy độ trể trung bình hai năm trước đó thì các biến này và các biến khác trong mô hình không có ý nghĩa thống kê. Do đó bài nghiên cứu bỏ qua việc xem xét tính đơn điệu của các biến và chỉ lấy độ trể năm trước đó.Kết quả của mô hình hiệu quả hoạt được thể hiện qua Bảng 4.5-A và 4.5-B. Các kết quả này được kiểm định xem xét nhằm đảm bảo sự phù hợp cho từng mô hình.
Bảng 4.5-A và 4.5-B báo cáo ước tính của mô hìnhhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Trong đó đòn bẩy thể hiện mối tương quan dương có ý nghĩa cho mỗi ngành công nghiệp và nó vẫn duy trì tương quan dương trong toàn bộ phạm vi liên quan của giá trị đòn bẩy – bao gồm các kết quả từ mô hình hồi quy dữ liệu chéo và dữ liệu bảng. Do đó bài nghiên cứu tìm thấy sự ủng hộ cho giả thuyết chi phí đại diện mà đòn bẩy cao có liên quan đến việc cải thiện hiện quả hoạt độngdoanh nghiệp. Dựa vào độ lớn của hệ số ước lượng, bài nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tác động của nợ lên hiệu quả dường như mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp trong ngành công nghệ viễn thông và vật liệu xây dựng.Kết quả này góp phần lý giải tại sao hiệu quả hoạt động của ngành nông nghiệp và chế biến nông sản lại cao nhất ở phân vị thứ 3 mà không phải phân vị cuối cùng trong kết quả thống kê ở Bảng 4.4.Phát hiện này không ủng hộ cho giả thuyết của McConnell và Servaes (1995)
khi cho rằng nợ có một vai trò cơ bản khác nhau về thành quả giữa các doanh nghiệp có ít và có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Đối với tài sản hữu hình, bài nghiên cứu hầu như chỉ tìm thấy mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, các ngành còn lại hầu như không có ý nghĩa thống kê.Ở đây chúng ta có thể thấy rằng mức độ tác động của tài sản hữu hình đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ khác nhau giữa các ngành.Kết quả này dễ hiểu bởi đặc thù ngành đối với ngành vật liệu xây dựng, tài sản hữu hình sẽ quan trọng hơn 2 ngành còn lại.Ngoài ra, lý giải cho việc phát hiện mối tương quan âm này là một tỷ lệ cao của tài sản hữu hình sẽ làm giảm sự mở rộng các cơ hội tăng trưởng của công ty và kết quả là phát sinh chi phí đại diện từ sự tùy tiện trong quản lý(xem Booth et al., 2001).
Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động nhìn chung là cùng chiều đối với các doanh nghiệp trong các ngành nghiên cứu, tuy nhiên mức độ tác động sẽ khác nhau giữa các ngành.
Biến thể hiện mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp hầu như không có ý nghĩa thống kê. Do đó có thể kết luận rằng, mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp có thể không có tác động đáng kể đến hiệu quả đối với tất cả các ngành được quan sát.
Tỷ lệ tài sản vô hình và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hầu như không có sự tương quan vì các biến ở các mô hình đều không có ý nghĩa thống kê thậm chí đã lấy tối đa 3 độ trể.
Lợi nhuận quá khứ có tác động dương đến hiệu quả ở ngành công nghệ viễn thông và tác động âm đến hiệu quả ở ngành vật liệu xây dựng, và kết quả hồi quy thể hiện biến lợi nhuận quá khứ không có ý nghĩa thống kê đối với ngành nông nghiệp và chế biến nông sản. Nguyên nhân có thể tùy từng ngành mà lợi nhuận quá khứ sẽ giúp doanh nghiệp tái đầu tư làm tăng hiệu quả cũng có thể làm giám đốc tài chính tự phụ trong quản lý từ đó tạo ra chi phí đại diện lớn làm giảm hiệu quả
doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa các ngành có thể sẽ là một phát hiện mới gợi mở cho những nghiên cứu sau.
Mức độ tập trung sở hữu đối với ngành công nghệ viễn thông có tương quan âm với hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp tập trung sở hữu thấp và tương quan dương đối các doanh nghiệp tập trung sở hữu cao.Tuy nhiên kết quả hồi quy lại thể hiện các biến này lại không có nhiều ý nghĩa thống kê.Đối với ngành nông nghiệp và chế biến nông sản, các hệ số hồi quy không thể hiện rõ ràng các mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và mức độ tập trung sở hữu của doanh nghiệp, các hệ số ước lượng cũng không có nhiều ý nghĩa thống kê. Kết quả này có thể góp phần ủng hộ cho lập luận của Demsetz (1983) khi cho rằng không có mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp.Đây có thể là một vấn đề gợi mở khi chủ đề này được nghiên cứu sâu hơn.
Ngoài ra, kết quả mô hình cũng không mang lại bằng chứng cho thấy sở hữu tập trung có ảnh hưởng lớn đến thành quả các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng. Có thể cho rằng sự thiếu đi một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu và hiệu quả đối với ngành vật liệu xây dựng và một phần đối với các doanh nghiệp ngành công nghệ viễn thông cũng như ngành nông nghiệp và chế biến nông sản đã ủng hộ quan điểm thể hiện bởi Demsetz (1983) (xem thêm Demsetz và Villalonga, 2001), theo đó mức độ sở hữu khác nhau có thể làm trầm trọng thêm vấn đề đại diện, nhưng cũng mang lại lợi thế mà cải thiện những vấn đề này, hay mối quan hệ này là không rõ ràng.
Mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy hiệu quả hoạt động ngành công nghệ viễn thông có mối tương quan âm đến sở hữu bởi các tổ chức tài chính.Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho các ngành được xem xét còn lạithì các biến này đều không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.5-A:Kết quả hồi quy dữ liệu chéo cho mô hình thành quả doanh nghiệp
Các biến Công nghệ viễn thông Nông nghiêp Vật liệu xây dựng
Cofficient t-Statistic p-value Cofficient t-Statistic p-value Cofficient t-Statistic p-value PR 2.437648 3.012663 0.0167 -0.100678 -0.406110 0.6872 -0.383253 -2.084492 0.0443 Owner1 -2.860802 -1.542854 0.1614 0.007409 1.176119 0.2477 -0.115491 -0.256669 0.7989 Owner2 18.69564 1.973639 0.0839 0.275755 0.679938 0.5011 -0.515812 -0.885978 0.3815 Owner3 -15.68403 -1.609310 0.1462 -0.010202 0.394393 0.9795 0.570999 1.349187 0.1857 LOGR -0.132962 -1.581614 0.1524 0.113797 2.329543 0.0259 0.095136 2.626075 0.0126 Growth 0.196244 1.215306 0.2589 0.020046 0.626068 0.5355 -0.116574 -0.848599 0.4017 LEV 0.866828 3.155323 0.0135 0.703320 6.227510 0.0001 0.916770 8.046895 0.0020 FIN -0.163783 -1.048458 0.3251 -0.000760 -0.007800 0.9938 -0.005887 -0.112467 0.9111 TANG -0.024824 -0.032270 0.9750 0.021070 0.114399 0.9096 -0.114528 -1.389806 0.1731 INTG -1.075231 -0.503553 0.6281 -0.679784 -0.757118 0.4542 0.014983 0.036862 0.9708 Constant 1.462397 1.714571 0.1248 -1.336510 -2.308267 0.0272 -1.101717 -2.595264 0.0136 R-squared 0.78 0.73 0.76
Nguồn: thực hiện bởi tác giả Với:
PR: lợi nhuận năm 2012 Growth: mức độ tăng trưởng doanh thu 2013 so với 2012
LOGR: quy mô doanh nghiệp năm 2013 LEV: tỷ lệ đòn bẩy năm 2012
TANG, INTG: tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, vô hình 2013 FIN: doanh nghiệp có sở hữu bởi tổ chức tài chính 2013 Owner1= Own1*Ownc, Owner2=Own2*Ownc, Owner3=Own3*Ownc
Bảng 4.5-B:Kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho mô hình thành quả doanh nghiệp
Các biến Công nghệ viễn thông Nông nghiêp Vật liệu xây dựng
Cofficient t-Statistic p-value Cofficient t-Statistic p-value Cofficient t-Statistic p-value PR 1.460454 3.436117 0.0019 0.017815 0.110063 0.9126 -0.373709 -3.705525 0.0004 Owner1 -2.999338 1.966122 0.0596 0.830561 1.180317 0.2414 -0.011278 -0.033944 0.9730 Owner2 0.370967 0.618369 0.5415 0.510979 1.788300 0.0776 0.022969 0.193158 0.8473 Owner3 0.264155 0.698414 0.4909 0.317177 2.413757 0.0181 0.007264 0.123249 0.9022 LOGR 0.088930 1.587509 0.1240 0.098151 2.918195 0.0046 0.053670 2.314693 0.0231 Growth -0.001547 -0.199319 0.8435 -0.004095 -0.081251 0.9354 -0.001150 -0.032811 0.9739 LEV 1.257842 5.339549 0.0021 0.775261 10.01609 0.0034 0.791402 11.59230 0.0012 FIN -0.314385 -2.417767 0.0226 0.024318 0.354537 0.7239 -0.014792 -0.410430 0.6826 TANG 0.283609 0.605545 0.5499 -0.002425 -0.017770 0.9859 -0.114327 -2.165566 0.0332 INTG -0.438386 -0.278295 0.7829 -1.163422 -1.896982 0.0615 0.042778 0.158683 0.8743 Constant -1.290203 -1.721151 0.0967 -1.188490 -2.936030 0.0044 -0.601885 -2.283559 0.0250 R-squared 0.68 0.70 0.73
Nguồn: thực hiện bởi tác giả Với:
PR: lợi nhuận năm 2012 Growth: mức độ tăng trưởng doanh thu 2013 so với 2012
LOGR: quy mô doanh nghiệp năm 2013 LEV: tỷ lệ đòn bẩy năm 2012
TANG, INTG: tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, vô hình 2013 FIN: doanh nghiệp có sở hữu bởi tổ chức tài chính 2013 Owner1= Own1*Ownc, Owner2=Own2*Ownc, Owner3=Own3*Ownc