Gần đây, có rất nhiều công ty sản xuất ra nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh LCPT. Trong để tài này, chúng tôi sử dụng 2 loại thuốc đó là Nor- 100 và Nova- amcoli. Thí nghiêm được tiến hành trên 43 con lợn mắc bệnh. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.7 và 2.8
2.4.2.1. Kết quảđiều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ
Bảng 2.7. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ
STT Chỉ tiêu ĐVT Nor - 100 Nova-
amcoli
1 Số lợn điều trị Con 21 22
2 Số lợn khỏi bệnh Con 17 20
3 Tỷ lệ khỏi bệnh % 80,95 90,91
4 Thời gian điều trị trung bình Ngày 5 3
Trên thực tế ở trại tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con khá thấp, để đánh giá hiệu quả của các phác đồ, chúng tôi tiến hành điều trị và theo dõi trong cả thời gian thực tập và tổng hợp lại số liệu. Thí nghiệm được tiến hành: Với mỗi ô lợn mắc bệnh, những lợn con mắc bệnh được đánh dấu, ghi chép. Số lợn theo dõi được phân làm 2 lô thương ứng với 2 phác đồ điều trị.
Mỗi phác đồ điều trị chúng tôi sử dụng liệu trình từ 3- 5 ngày, nếu sau 5 ngày những lợn điều trị không khỏi bệnh được thay thế thuốc khác để tránh hiện tượng kháng thuốc và đảm bảo hiệu quả kinh tế khi điều trị.
Trong quá trình sử dụng 2 phác đồ điều trị chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi bệnh. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.7 và bảng 2.8
Kết quả thu được cho thấy : Hai phác đồ trên đều có hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con từ lúc sơ sinh đến 23 ngày tuổi. Tuy nhiên hiệu quả điều trị ở mỗi phác đồ là khác nhau. Với lợn điều trị bằng Nor – 100 thì tỷ lệ khỏi bệnh là 80,95% và thời gian điều trị trung bình là 5 ngày.
Dùng Nova-Amcoli điều trị trên 22 con lợn con tỷ lệ khỏi bệnh chiếm tới 90,91% cao hơn ở phác đồ sử dụng Nor- 100 là 9,96%, và thời gian điều trị trung bình là 3 ngày cũng ngắn hơn so với phác đồ trên.
Cả 2 phác đồ đều bổ sung thêm Vitamin Bcomplex với liều 1g/2-4 lít nước cho uống tự do.
Từ các kết quả điều trị của 2 phác đồ, chúng tôi nhận thấy sử dụng phác đồ 2 (Nova- Amcoli) hiệu quả hơn phác đồ 1 (Nor – 100). Điều này được thể hiện qua tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian điều trị trung bình. Tuy nhiên, qua kết quả điều trị chúng tôi thấy Nor -100 cũng là một thuốc khá tốt để điều trị phân trắng ở lợn con, hiểu quả điều trị khỏi bệnh với tỷ lệ 80,95% và thời gian điều trị trung bình là 5 ngày. Như vậy, cả 2 phác đồ này đều có thể dùng trong điều trị bệnh phân trắng ở lợn con.
2.4.2.2. Chi phí thuốc thú y dùng trong điều trị bệnh phân trắng ở lợn con
Sau khi tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của hai loại kháng sinh dùng trong điều trị bệnh, để có cơ sở kết luận đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng hai loại kháng sinh, tôi đã sơ bộ tính toán hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8. Chi phí thuốc thú y dùng trong điều trị bệnh phân trắng ở lợn con
STT Chỉ tiêu ĐVT Nor- 100 Nova-amcoli
1 Số lợn điều trị Con 21 22
2 Số lợn khỏi bệnh Con 17 20
3 Tổng chi phí thuốc/lô đ 125.200 121.560
3 Chi phí thuốc/con đ 7.364 6.078
4 So sánh % 100 82,54
Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: chi phí (thuốc thú y + thuốc bổ trợ)/ con ở lô thí nghiệm dùng Nor – 100 cao hơn lô thí nghiệm dùng Nova – amcoli. Lô thí nghiệm dùng Nor – 100 chi phí hết 7.364đồng trong khi đó lô thí nghiệm dùng Nova – amcoli chi phí hết là 6.078đồng.
Nếu coi chi phí ở lô thí nghiệm dùng Nor – 100 là 100% thì lô thí nghiệm dùng Nova – amcoli là 82,54%. Kết quả trên cho thấy dùng Nor – 100 giảm được chi phí hơn so với dùng Nova – amcoli là 1.286 đồng/con. Điều này chứng tỏ rằng sử dụng Nova – amcoli không chỉ tăng hiệu quả điều trị bệnh phân trắng ở lợn con mà còn làm giảm được chi phí điều trị bệnh.
2.5. Kết luận và đề nghị
2.5.1. Kết luận
Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng tại công ty CP Bình Minh chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh LCPT là 15,74%
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh LCPT cao nhất ở giai đoạn 8-14 ngày tuổi
(17,54%).
- Tỷ lệ mắc bệnh LCPT ở các tháng 8, 9 nóng ẩm mưa nhiều cao hơn
các tháng khác
- Những dãy chuồng có gầm chuồng thấp có tỷ lệ LCPT cao hơn các dãy chuồng khác.
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh LCPT ở nhiệt độ cao độ ẩm cao là cao nhất. - Lợn con được điều trị bằng Nova- amcoli tỷ lệ khỏi cao hơn, tỷ lệ chết thấp hơn Nor – 100.
2.5.2. Tồn tại
Do điều kiện và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, phạm vi thí nghiệm chưa được rộng, thí nghiệm lặp lại chưa nhiều lần và làm ở các mùa thời tiết khác nhau nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh được toàn diện tác dụng cũng như sự khác nhau của 2 loại thuốc dùng trong 2 phác đồ.
Bản thân mới lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học mặc dù nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ cô giáo hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác thu thập số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu.
Trại chưa có đầy đủ trang thiết bị và hoạt động với tính chất và mục đích sản xuất kinh doanh nên nhiều trường hợp chưa thực sự tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu
2.5.3. Đề nghị
Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, chuồng trại phải được tiêu độc định kỳ.
Cần thực hiện tốt hơn nữa vấn đề vệ sinh môi trường chuồng trại, có biện pháp khoa học để xử lý chất thải. Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Vấn đề quan tâm trước mắt là kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm bài tiết của lợn khỏe cũng như lợn bệnh đảm bảo thu gom và có biện pháp xử lý thích hợp.
Sử dụng Nova- amcoli cho lợn con mắc bệnh phân trắng với liều lượng 1ml/10kg thể trọng nhằm điều trị kịp thời, giảm chi phí thuốc thú y.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước
1. Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2002), “Phân lập, định typ, lựa chọn chủng vi khuẩn E.coli, Cl.perfigens để chế tạo sinh phẩm phòng bệnh cho lợn con giai đoạn theo mẹ”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, 2002.
2. Đỗ Trung Cừ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000), “Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 7, số 2/2000, tr. 58 – 62. 3. Trần Thị Dân( 2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông
Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
4. Cù Xuân Dần (1996), Sinh lý học gia súc, Nxb Nông Nghiệp.
5. Đoàn Thị Kim Dung (2003), Sự biến đổi một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con theo mẹ, các phác đồđiều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện thú y, Hà Nội.
6. Đào Trọng Đạt, Phan Thị Phượng (1986), Bệnh lợn con ỉa phân trắng,
Nxb Nông thôn, Hà Nội.
7. Đào Trọng Đạt, Phan Thị Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
8. Văn Lệ Hằng, Đào Đức Thà, Chu Đình Tới (2008), Sinh sản vật nuôi,
Nxb Giáo Dục.
9. Phạm Khắc Hiếu, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống của người và vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
10. Lý Thị Liên Khai (2001), “Phân lập, xác định độc tố đường ruột của các chủng E.coli gây tiêu chảy cho heo con”, Tạp chí KHKT Thú y, số 2, tr 13-18.
11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ
12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở
lợn, Nxb Hà Nội.
13. Hồ Văn Nam (2006), Bệnh nội khoa gia súc,Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 14. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng stress trong bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr. 13
15. Sử An Ninh (1993), Các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu, nước tiểu và hình thái đại thể một số tuyến nội tiết ở lợn mắc bệnh phân trắng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
16. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi
sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp.
17. Phạm Ngọc Thạch (2006), Bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
18. Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Thị Nga (2006), Giáo trình Chẩn đoán và bệnh nội khoa, NXB Hà Nội.
19. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình Sinh lý vật nuôi, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến (1996), Chăn nuôi lợn
ở gia đình và trang trại, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Thiện (2003), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,
NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Đức Tâm (2007), "Điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc",Tạp chí KHKT Thú y,
số 12, tr 13-18.
II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài
23. Nikonski (1986), Bệnh lợn con (Phạm Tuân, Nguyễn Đinh Trí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
III. Tài liệu nước ngoài
24. Akita E.M and S.Nakai (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens
immunological methols”, Vet 160(1993), P.207 – 214.
25. Faibrother J.M (1992), Enteric Colibacillosis Diseases of swine. IOWA
state university press/amess. IOWA. USA. &th edition.
26. Purvis G.M. et al (1985), Diseases of the animals newborn, Vet. Rec.
IV. Trang wed
27. http://hoithuyvietnam.org.vn/ 28. http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content &view=article&id=1939:bnh-phu--ln-con&catid=40:in-hinh-nong-dan- sang-to&Itemid=192 29. http://luanvan.net.vn/ 30. http://mic.gov.vn/
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
Hình 2: Lợn con mắc bệnh phân trắng ở giai đoạn 8-14 ngày tuổi
Hình 4: Một số thuốc dùng trong đề tài
Hình 5: Công tác điều trị cho lợn con mắc bệnh phân trắng