Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợncon tại Công ty CP Bình Minh

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị b ệnh tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 48)

2.4.1.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo đàn và theo cá thể

Trong thời gian điều tra, chúng tôi đã điều tra 278 lợn con theo mẹ từ sau khi sinh đến khi cai sữa tại 3 dãy chuồng của công ty CP Bình Minh. Sau khi theo dõi chúng tôi đã phát hiện được số lợn mắc bệnh phân trắng lợn con. Kết quả về tỷ lệ nhiễm theo đàn và cá thể được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể (%)

Dãy chuồng Số đàn lợn mắc bệnh Số cá thể mắc bệnh Số đàn theo dõi Số đàn mắc bệnh Tỷ lệ đàn mắc bệnh (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 9 9 100 102 19 18,63 2 8 6 75,0 86 9 10,47 3 8 7 87,5 90 15 16,67 Tổng 25 22 88,0 278 43 15,47

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm bệnh theo đàn: Trong tổng số 25 đàn được theo dõi có 22 đàn có lợn con mắc bệnh tỷ lệ chung là 88%, biến động từ 75- 100%. Tỷ lệ này khác nhau giữa các dãy chuồng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện chăm sóc, tình trạng vệ sinh thú y, thời tiết khí hậu, công tác thú y.... Do điều kiện mỗi dãy chuồng là khác nhau, điều kiện khí hậu thời kỳ này có nhiều thay đổi nên tỷ lệ lợn mắc bệnh là khá cao.

Dãy chuồng 1 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên cả 3 dãy chuồng trong thời gian điều tra đều có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Ở dãy chuồng 1 có tỷ lệ nhiễm cao hơn 2 dãy còn lại, vì chuồng có thiết kế gầm chuồng thấp, nên nền chuồng ẩm ướt hơn so với các dãy chuồng khác, vệ sinh ở trong chuồng chưa thật sự tốt, công nhân còn chưa có ý thức tốt trong công việc. Đó là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển và gây bệnh trên lợn con.

Qua điều tra theo dõi, chúng tôi thấy : đại đa số công nhân còn chưa chú y đến khâu sát trùng trước khi vào chuồng, vệ sinh thú y đặc biệt là khâu quét dọn, phun thuốc sát trùng và giữ ấm cho lợn con sau khi sinh.Do vậy, lợn con mắc bệnh theo đàn ở các chuồng là rất cao.

- Về tỷ lệ nhiễm theo cá thể:

Lợn nuôi tại 3 dãy chuồng đều mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Tính chung, trong tổng số 278 con có 43 con mắc bệnh (15,47%). So sánh về tỷ lệ mắc bệnh theo cá thể ở các dãy chuồng, chúng tôi thấy:

Dãy chuồng 1 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với tỷ lệ 18,63%, dãy chuồng 2 có tỷ lệ nhiễm thấp nhất với tỷ lệ 10,47%.

Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy dãy chuông 1 có kết cấu gầm chuồng thấp, độ ẩm trong chuồng cao hơn các dãy chuồng khác. Vè điều kiện vệ sinh thú y nói chung và điều trị nói riêng còn chưa tốt dẫn đến sức đề kháng của lợn con kém tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Như vậy, nếu lợn nuôi dưỡng trong môi trường có điều kiện độ ẩm cao, vệ sinh thú y không tốt, công tác điều trị bệnh chưa được thực hiện triệt để thì tỷ lệ nhiễm theo đàn và cá thể sẽ cao.

2.4.1.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi

Đối với lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 23 ngày tuổi, có thể chia làm 3 lứa tuổi tương ứng với sự biến đổi về thể trạng, sinh lí của lợn đó là từ sơ sinh – 7 ngày tuổi, từ 8 đến 15 ngày tuổi và từ 16 đến 23 ngày tuổi. Các giai đoạn này phụ thuộc chính vào lượng sữa mẹ cung cấp nguồn thức ăn thu nhận từ việc tập ăn sớm là không đáng kể. Do phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ nên những biến động từ số lượng, chất lượng sữa cũng gây ảnh hưởng cho lợn con, một số thành phần trong sữa càng về sau càng không đáp ứng nhu cấu cho lợn con nên rất dễ làm sức đề kháng con con bị giảm dẫn đến nhiễm bệnh LCPT. Nhằm tìm hiểu đánh giá tỷ lệ mắc bệnh LCPT theo lứa tuổi trên, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh trên từng lứa tuổi của lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 23 ngày tuổi.

Kết quả được trình bày ở bảng 2.3

Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi (%)

Ngày tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 - 7 278 15 5,40 8 – 14 277 29 10,47 15 – 23 275 19 6,91 Tính chung 278 43 15,47

Qua bảng trên chúng tôi thấy:

- Giai đoạn 1- 7 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 5,40%. Ở giai đoạn này do hàm lượng kháng thể trong sữa đầu rất cao, lợn con sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên đã có miễn dịch tiếp thu bị động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa hàm lượng sắt được bổ sung qua việc tiêm sắt định kí đã đáp ứng cho sự phát triển của lợn trong tuần tuổi đầu. Vì vậy, ở lợn con nhóm 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhóm 2. Lợn con lứa tuổi này chủ yếu mẫn cảm với những tác nhân nhất là nhiệt độ và độ ẩm.

- Giai đoạn 8-14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở giai đoạn <8 ngày tuổi (10,47%). Trong giai đoạn này lợn con mắc bệnh ở mức độ nặng hơn.Từ độ tuổi này trở đi tốc độ sinh trưởng và phát dục của lợn con tăng một cách đột ngột. Do vậy nhu cầu về sắt và các chất dinh dưỡng của lợn con tăng cao. Mặc dù ở độ tuổi này lợn con đã được tiêm bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu của cơ thể. Kết quả là lợn con nhóm này lâm vào tình trạng thiếu sát gây thiếu máu. Đồng thời do thiếu hụt chất dinh dưỡng do lợn con bắt đầu tập ăn, lượng sữa cung cấp từ lợn mẹ không đáp ứng dù nhu cầu cho cả đàn nhất là những con bú sữa ở hàng vú dưới rất dễ bị mắc bệnh. Những biến đổi sinh lí của lợn con ở giai đoạn này là một nguyên nhân quan trọng làm cho lợn con dễ mắc bệnh. Trong giai đoạn này lợn con bắt đầu tập ăn thức ăn tinh, khác hẳn với sữa mẹ nên có thể gây rối loạn tiêu hóa. Những nguyên nhân trên dẫn đến sức đề kháng của lợn con lứa tuổi này bị giảm sút, đồng thời với sự tác động bất lợi của môi trường làm cho tỷ lệ mắc bệnh lứa tuổi này là cao nhất.

- Giai đoạn 15- 23 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh lại thấp hơn so với giai đoạn 8- 14 ngày tuổi (6,91%).Ở giai đoạn này tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng thường mắc bệnh rất nặng hay lợn con điều trị từ những giai đoạn trước chưa khỏi hoặc tái phát lại nên kết quả điều trị không cao. Tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhóm 8- 15 ngày tuổi là do: Trong giai đoạn này cơ thể lợn đã dần làm quen với thức ăn, bù đắp được một phần thức nhỏ chất dinh dưỡng cho cơ thể, khả năng thích ứng với môi trường cũng tăng lên đáng kể. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhóm 1 vì tỷ lệ sữa mẹ giảm dần qua các giai đoạn. Đây là thời kỳ khủng hoảng về lượng kháng thể thấp trong cơ thể nên con vật rất dễ bị bệnh.

2.4.1.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra

Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phân trắng lợn on phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, qua các tháng trong năm thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lọn con có khác nhau. Để đánh giá được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con , chúng tôi tiến hành điều tra 278 con lợn con

ở các tháng khác nhau, cụ thể từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014. Kết quả được trình bày ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra

Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 6 55 7 12,73 7 54 7 12,96 8 57 10 17,54 9 57 10 17,54 10 55 9 16,36 Tính chung 278 43 15,47 Bảng 2.3 cho thấy:

- Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng cao nhất ở tháng 8 và tháng 9 (17,54%), sau đó đến tháng 10 (16,36%), tháng 7 (12,96%) tỷ lệ nhiễm thấp nhất vào tháng 6 (12,73%).

- Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng :

Lợn nuôi ở các tháng điều tra đều mắc bệnh phân trắng ở lợn con. điều này là do lợn nuôi tại trại chưa được quan tâm đứng mức: điều kiện vệ sinh kém, chăm sóc nuôi dưỡng chưa đảm bảo, công tác thú y vẫn chưa tốt... Ngoài ra, điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh.

Tỷ lệ nhiễm có khác nhau giữa các tháng trong năm. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do điều kiện thời tiết khí hậu ở các tháng là khác nhau. Cho dù điều kiện trong chuồng luôn duy trì ở mức khá ổn định nhưng do điều kiện môi trường bên ngoài luôn biến đổi nên điều kiện trong chuồng cũng thay đổi làm cho lợn con không kịp thích ứng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra

2.4.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độẩm trong chuồng trại đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng

Để đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh ở lợn con theo ngoại cảnh, chúng tôi đã tiến hành điều tra môi trường trong chuồng nuôi để xác định rõ yếu tố gây bệnh lợn con phân trắng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường không? Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng trại

Yếu tố môi trường Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) 25- 27 79-83 278 15 5,40 28-30 84-86 276 11 3,99 31-33 87-90 271 17 6,27 Tính chung 278 43 15.47

Qua bảng trên chúng ta thấy:

Nhiệt độ 28-300C và độ ẩm 84- 86% có tỷ lệ mắc bệnh LCPT thấp nhất

là 3,99%. Đối với lợn con nhiệt độ từ 28-300C là phù hợp nhất. Vì vậy, ở mức độ nhiệt này tỷ lệ lợn con mắc bệnh là thấp nhất.

Nhiệt độ 31-330C và độ ẩm 87-90% có tỷ lệ mắc bệnh LCPT cao nhất là 6,27%.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao làm tăng khả năng bốc hơi nước từ nền chuồng trại và cơ thể gia súc. Vì vậy, độ ẩm không khí cũng tăng lên 87 – 90% làm lợn con ngột ngạt, khó chịu, nhiệt năng thừa khó thoát ra ngoài, dẫn đến giảm sức đề kháng, tỷ lệ lợn con mắc bệnh tăng cao.

Ở nhiệt độ chuồng nuôi thấp 25-270

C thì sức đề kháng của lợn con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lợn con bị mất nhiệt năng nhiều, lợn nằm một chỗ không chịu ra bú mẹ cùng với đó độ ẩm không khí thấp nên tỷ lệ mắc bệnh ở điều kiện này cao.

Như vậy yếu tố lạnh và độ ẩm cao cùng với những thay đổi đột ngột của thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao.

Theo Sử An Ninh (1981) [14] nhận xét: Lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Như vậy, nguyên nhân thường xuyên tác động đến hội chứng tiêu chảy ở lợn con là các yếu tố thời tiết.

Theo Nguyễn Thiện và cs (1996) [20], tỷ lệ LCPT trong chăn nuôi hộ gia đình là rất cao 30- 40%, nguyên nhân là do môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình là môi trường mở điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường trong chuồng nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi trang trại thì môi trường trong chuồng nuôi là môi trường nhân tạo có thể điều chỉnh để phù hợp với từng điều kiện cụ thể như nóng ẩm thì dùng quạt thông gió, hệ thống dàn mát và nhiệt độ thấp dùng bóng sưởi. Trong chăn nuôi trang trại thì lợn con không phải nằm trực tiếp xuống nền chuồng xi măng mà nằm trên đan nhựa cách nền

chuồng một khoảng theo từng chuồng nuôi nên lợn con cũng không bị mất nhiều nhiệt năng cho sưởi ấm cơ thể và tỏa ra môi trường xung quanh như chăn nuôi hộ gia đình.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh cho lợn con giai đoạn này việc cần làm là thực hiện tốt các biện pháp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, tạo môi trường sống thuận lợi cho lợn. Cụ thể cần giữ ấm chuồng nuôi ở nhiệt độ 28-300C, độ ẩm

là 84- 86% , chuồng nuôi thông thoáng, khô ráo sạch sẽ, tránh gió lùa. Làm được như vậy thì bệnh LCPT sẽ giảm đi đáng kể.

2.1.4.5. Tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng

Để đánh giá tỷ lệ chết do mắc bệnh chúng tôi đã điều tra số lợn chết qua các tháng từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng lợn con (%)

Tháng Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết (%) 6 7 1 14,29 7 7 1 14,29 8 10 1 10,00 9 10 1 10,00 10 9 1 11,11 Tổng 43 5 11,63

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy:

Trong qua trình theo dõi 278 con thấy mắc bệnh 43 con và trong đó có 5 con chết, tỷ lệ chết là 11,63%. Số lợn chết ở từng tháng có số lượng đều là 1 con nhưng tỷ lệ là khác nhau. Tỷ lệ lợn chết khác nhau ở từng tháng , cao nhất là tháng 6 và 7 còn thấp nhất là tháng 8 và 9. Qua các tháng thực tập tại trại

tôi nhận thấy sự chăm sóc, nuôi dưỡng của công nhân tại trại cũng như sự quan tâm đến công tác tiêm phòng và chữa trị bệnh của cán bộ thú y là rất sát sao. Tuy nhiên các tháng 6, 7 thời tiết không thuận lợi, có nắng mưa thất thường độ ẩm cao. Độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hòa thân nhiệt của lợn con, dẫn đến giảm sức đề kháng của lợn con, khả nắng chống chịu bệnh tật kém.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định trong chăn nuôi việc giữ ấm và chống ẩm cho lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ là rất quan trọng, làm giảm tỷ lệ phân trắng một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị b ệnh tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 48)