Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị b ệnh tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 39)

2.2.31. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh phân trắng lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung( trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh)

Theo Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2002) [1] năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vaccine chết dưới dạng cho uống. Vaccine dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3-5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30- 35% so với đối chứng.

Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [16] thì bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát sinh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyến sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30-45%.

Bệnh phân trắng lợn con do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo Hồ Văn Nam (2006)[13] bệnh xảy ra do một số nguyên nhân sau:

+ Nhân tố bẩm sinh.

Nhân tố gây bệnh tức là chỉ những điều kiện vốn có hoặc ngẫu nhiên tác động vào cơ thể động vật một thế bất lợi khiến cho chúng khi gặp sự tác động của nguyên nhân gây bệnh nào đó thì rất dễ sinh bệnh.

Nhân tố bẩm sinh ở đây chính là sức chống đỡ kém với điều kiện bên ngoài có hại trực tiếp ảnh hởng tới cơ thể của lợn con sơ sinh nhỏ yếu, sức sống thấp. Nhân tố bẩm sinh này là kết quả của sự nuôi dưỡng chăm sóc lợn

nái khi cóchửa không thích hợp với đặc điểm phát triển theo giai đoạn của bào thai lợn khiến cho thai phát triển không bình thường lợn mới sinh ra nhỏ yếu, đó chính là cơ sở bẩm sinh khiến lợn rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và đường ruột.

+ Nguyên nhân tiền phát.

- Do tác động của sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng không loại thức ăn nào có thể thay thế được, cần đảm bảo cho lợn nái tăng khả năng tiết sữa để lợn con mau lớn đạt khối lượng cao lúc cai sữa.

Tình trạng sức khoẻ của lợn mẹ và chế độ nuôi dưỡng của lợn mẹ là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới chất và lượng của sữa mẹ. Sữa mẹ xấu hoặc không thích hợp đều làm cho lợn con dễ bị rối loạn tiêu hoá từ đó phát sinh ra bệnh phân trắng ở lợn con. Lợn nái sau khi đẻ bị sát nhau hay đang nuôi con bị viêm vú hoặc mắc một bệnh nào khác đều làm chất và lượng sữa mẹ giảm (thay đổi) đến khi lợn con bú sữa đó dễ bị mắc bệnh.

Một số gia đình nuôi lợn trong quá trình chăm sóc do thay đổi thức ăn đột ngột cũng là một nguyên nhân làm cho lợn con sinh bệnh phân trắng. Một số hộ nhận thấy cho lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn chua, ăn khoai ủ bằng nước gạo chua, bỗng rượu, lợn con cũng dễ bị mắc bệnh phân trắng. Mặt khác trong khẩuphần thc ăn của lợn mẹ thiếu đạm, thiếu các chất khoáng nh vôi, lân, các chất khoáng cần lợng ít (nguyên tố vi lượng) như sắt, đồng và thiếu sinh tố khiến cho lợn mẹ vì thiếu dinh dưỡng mà lượng sữa ít và sữa xấu đi làm sức khoẻ của lợncon cũng bị ảnh hưởng từ đó lợn con dễ mắc bệnh phân trắng.

- Do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi.

Theo Sử An Ninh (1993) [15], lợn con khi còn ở trong bụng mẹ thì được bảo vệ rất tốt, nhng khi mới đẻ ra đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tốt bên ngoài đặc biệt là thời tiết như nóng, lạnh, mưa, ẩm ướt... kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng thời tiết thay đổi đột ngột cụ thể là yếu tố nóng lạnh, khô ẩm không ổn định hoặc không thích hợp với yêu cầu sinh lý của lợn con đều là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh lợn con ỉa phân trắng.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột trời đang nắng ấm đột nhiên chuyển sang mưa lạnh thì lợn con do các phản ứng thích nghi có tính bảo vệ còn kém nên lợn dễ bị cảm lạnh từ đó sinh rối loạn tiêu hoá mà sinh bệnh phân trắng. Trong yếu tố về thời tiết thì nhiệt độ và ẩm độ chiếm vị trí quan trọng hơn hết. ẩm độ thích hợp cho lợn con là khoảng 75-85% khi ẩm độ lớn hơn 85% thì tỉ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con bao giờ cũng nhiều hơn các tháng hanh khô ít mưa. - Do chế độ nuôi dưỡng lợn con không thích hợp. Theo Cù Xuân Dần (1996) [4] do sức đề kháng của lợn con là rất yếu vì vậy rất dễ bị tác động nếu lợn con theo mẹ mà không được nuôi dưỡng tốt có chế độ ăn uống thích hợp thì chúng rất hay mắc bệnh và đặc biệt là bệnh phân trắng. Muốn biết chế độ nuôi dưỡng của lợn con có thích hợp hay không thì cần phải xét hai mặt chủ yếu: Lợn con có được tập cho ăn sớm hay không và thức ăn bổ sung của lợn có đủ thành phân dinh dưỡng (đạm, khoáng, vitamin...) theo yêu cầu phát triển của lợn con hay không .

- Do lợn con không được uống nước đầy đủ. Sữa lợn có hàm lượng mỡ khá cao cứ trong 100 phân khối sữa lợn thì có tới 6-7g chất mỡ, trong khi đó ở sữa bò chỉ có 3g chất mỡ, ngoài ra thì các thành phần dinh dưỡng khác nhau đạm, chất đường, chất khoáng... ở sữa lợn cũng đều cao so với sữa bò do đó sữa lợn đặc hơn sữa bò.

Do sữa lợn đặc có nhiều chất mỡ nên lợn con bú hay bị khát nước như vậy nếu trong chuồng của lợn con không thường xuyên đủ nước sạch cho chúng uống tự do thì chúng sẽ phải uống nước đọng không đảm bảo vệ sinh từ đó lợn con dễ bị mắc bệnh vì bị nhiễm trùng đường ruột.(Tài liệu thông tin KHKT kỳ I/02/1998 của công ty Bio – Pharmachemie).

- Do lợn con thiếu vận động. Cơ chế vận động chăn thả đều đặn và hợp lí sẽ làm tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật nói chung. Đối với lợn con nó làm tăng sức sống và sức chống đỡ bệnh tật và bộ máy tiêu hoá cũng hoạt động tốt hơn. Mặt khác hoạt động ngoài trời nhờ có tác dụng của các tia sáng tự nhiên của mặt trời sự tổng hợp vitamin D tiến hành

thuận lợi, xương cốt của lợn con phát triển tốt từ đó làm cho sự phát triển chung của cơ thể cũng tốt.Thực tế nhiều nơi đã chứng minh sự vận động và chăn thả có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn bệnh phân trắng lợn con phát sinh.Ở nhiều nơi đã thấy có những đàn lợn con đang bị ỉa phân trắng chỉ cần đem thả ra ngoài cho vận động thì bệnh cũng đã giảm đi rõ rệt còn nếu vừa cho chăn thả vừa dùng thuốc chữa bệnh thì thu đợc kết quả rất tốt và nhanh hơn hẳn so với chỉ nhốt trong chuồng rồi đơn thuần chạy chữa. Nhưng phải đảm bảo môi trường vận động phải sạch sẽ không có mầm bệnh truyền nhiễm (Nguyễn Thiện và cs, 1996)[20].

+ Nguyên nhân kế phát do vi trùng gây nên. Ở nước ta phòng vi trùng học thuộc ban nghiên cứu thú y viện khoa học nông nghiệp, vào đầu năm 1963 đã nghiên cứu tìm nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con về mặt vi trùng học, kết quả đã phát hiện thấy có loại trực trùng ruột già (Tên khoa học gọi là E.coli) thuộc các chủng gây bệnh ở trong phân của lợn con dưới 2 tháng tuổi. Thí nghiệm cũng đã cho thấy rằng số lần bắt được loại vi trùng này ở phân lợn bệnh nhiều hơn so với phận lợn khoẻ. Sau khi tìm được chủng vi trùng gây bệnh trên, phòng vi trùng học đã đem cho lợn con khoẻ đang bú mẹ uống để thử nghiệm ngay bệnh nhân tạo nhằm xác định vai trò gây bệnh phân trắng của chúng đối với lợn con. Song kết quả đã không gây được bệnh đó vì tất cả lợn con thí nghiệm và đối chứng đều khoẻ bình thường (Sử An Ninh và cs,1981)[14], (Phạm Khắc Hiếu,1979) [9].

Tóm lại những điểm phân tích trên về nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con cho thấy : Đây là bệnh phát sinh do nhiều yếu tố của hoàn cảnh sống không thuận lợi cho sự sống bình thường của cơ thể non vốn sẵn có những thiếu sót về mặt giải phẫu sinh lý. Có nhận rõ được vai trò và tính chất của nhân tố và 2 nguyên nhân gây bệnh như vậy thì chúng ta mới có cơ sở khoa học chắc chắn để thực hiện có kết quả những biện pháp phòng chữa bệnh nhằm phát triển tốt đàn lợn giống của chúng ta.

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [17], cơ chế sinh bệnh: đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tang cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy. khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.

Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2006) [18], triệu chứng của bệnh như sau: Thân nhiệt ít khi cao, cá biệt có con lên 40,5-410

C nhưng chỉ sau một ngày là xuống ngay. Đặc trưng chủ yếu là phân lỏng, màu trắng nh vôi, trắng xám màu xi măng hoặc hơi vàng như mủ, đôi khi trong phân có bột hoặc lổn nhổn hạt như vôi, có khi lầy nhầy, cá biệt có lẫn máu. Phân từ màu vàng trắng lỏng, chuyển thành mầu xi măng và có khuôn là biểu hiện chuyển biến tốt. Phân có mùi tanh đặc biệt khó ngửi, kiểm tra dưới kính hiển vi thấy những hạt mỡ cha tiêu hoặc tế bào niêm mạc ruột bị tróc ra. Khi bắt đầu bị bệnh lợn con vẫn như thường, sau bú ít dần đi. Bắt đầu bụng hơi sưng, bệnh kéo dài thì tóp bụng lại, lông xù, đuôi rủ, đít dính phân be bét, hai chân sau dúm lại và run lẩy bẩy. Lợn bị bệnh hay khát nước, thường tìm nước bẩn trong chuồng để uống nếu không đảm bảo có nước uống đầy đủ, đôi khi có lợn bệnh nôn oẹ ra sữa chưa tiêu có mùi chua.Bệnh thường xảy ra ở các cơ thể quá cấp, cấp tính, á cấp và mãn tính (Phạm Ngọc Thạch và cs, 2006) [18].

*Biểu hiện bệnh lý: Niêm mạc nhợt nhạt, đít dính phân, máu loãng, hơi đen, dạ dày thường chứa đầy hơi hoặc sữa cha tiêu, mùi khó ngửi. Niêm mạc xung huyết hoặc xuất huyết. Ruột rỗng chứa nước hoặc hơi, niêm mạc xung huyết hay xuất huyết từng đám, hoặc viêm cata nhẹ. Gan hơi sưng hoặc không sưng, màu nâu vàng nhạt, túi mật thường căng , cá biệt có con không căng , phổi thường ứ huyết, đôi khi có hiện tượng sưng phổi nhẹ.

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [17], nhu động ruột của lợn ở thời kì đầu của bệnh giảm yếu, thời kỳ sau lại tăng. Nhiệt độ 39,5-40,50C, buổi chiều thường cao hơn buổi sáng 1-20C. Đi ỉa chảy một ngày 15-20 lần, con vật rặn nhiều lưng uốn cong, bụng thót lại, thể trạng đờ đẫn, có khi bú chút ít có khi không bú hoàn toàn, nằm nhiều hơn đi lại .Các niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt vì thiếu máu và mất nước quá nhiều, chân lạnh toát. Con vật chết trong tình trạng co giật bởi nhiễm độc. Dù bệnh khỏi, sau khi cai sữa nuôi rất chậm lớn, khi bệnh nặng con vật mệt lử không bú hoàn toàn, chân và toàn thân run rẩy, đi lại không được, nằm một chỗ, đặc biệt là hai chân sau liệt, mắt sâu lõm, khô, khát nước nhiều, thở dốc mạch nhanh, phản xạ các bắp thịt gân yếu, không điều trị kịp thời con vật chết trong 3-6 ngày trước khi chết nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 35-36,50C. Sau giai đoạn bệnh dữ dội nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn lành bệnh. Lúc này phân chuyển từ màu trắng hoặc trắng xám đen, phân đặc dần thành khuôn như phân của lợn khoẻ.

Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2006) [18], bệnh tích khi mổ khám bệnh xúc cho thấy: Xác gầy niêm mạc nhợt nhạt máu loãng hơi đen, dạ dày chứa đầy hơi, còn sữa hoặc thức ăn chưa tiêu, màng treo ruột sưng mềm, đỏ tấy sung huyết, niêm mạc ruột, dạ dày sưng và phủ một lớp bựa chế phẩm có chứa Corti coid chống viêm, phù nề mạnh Dexamothason sau khi tiêm thuốc đạt nồng độ cao trong máu có tác dụng diệt khuẩn mạnh nồng độ tối đa trong máu 1-2h sau khi tiêm và tính sinh khả năng sử dụng của chế phẩm có thể đạt tới 80% thuốc được thải trừ nhanh khỏi cơ thể dưới dạng không đổi và không gây tồn d kháng sinh trong thực phẩm. Cơ thể : ở ruột già cũng có một số đám máuở ruột non có chất màu vàng, lỏng tanh.

Gan bị thoái hoá màu đất sét, sưng, túi mật căng. Lách xuất huyết, tim to

Nhìn bề ngoài xác lợn gầy khô thót bụng, bẩn.

Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho heo mẹ phải tốt về cả số lượng và

chất lượng. Thực hiện tốt cả 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn, chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông…Tạo cho lợn con ăn sớm thức ăn có chất lượng cao. Phòng bằng vaccine cho cả mẹ và con, vaccine được chế từ các chủng E.coli gây bệnh phân trắng lợn con (autovaccine – vaccine chuồng) bằng cách tiêm cho heo mẹ 1-2 tuần trước khi đẻ, hay cho heo mẹ uống 3-4 lần sau khi đẻ. vaccine có tác dụng bảo hộ 70% cho heo khi đang cho con bú (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1998) [9].

Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2006) [18] dùng các thuốc hoá học có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh như: Neomycin;

Antidia, đặc trị tiêu chảy, hay một số loại kháng sinh có nguồn gốc thảo dược: viên tô mộc, becberin, palmatin, ngũ bội tử, nước sắc của các lá, quả chát chưa nhiều tanin như hồng xiêm, lá ổi…Dùng các chế phẩm sinh học: Complex-subtilit, bột subtilit, bổ sung các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu…

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con.

Theo Purvis G.M và cs (1985) [26] cho rằng phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn

Niconxki V.V (1971) [23]đã nhấn mạnh “ khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”.

Pairbrother J.M và cs (1992) [25] cho biết độc tố Enterotoxin do E.coli

sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn con sơ sinh từ 1-4 ngày tuổi.

Akita và cs (1993) [24] đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị b ệnh tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)