Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợncon tại công ty

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị b ệnh tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 36)

Bình Minh

2.2.2.1. Nor – 100

- Thành phần mỗi ml chứa: norfloxacin 10% - Cơ chế tác dụng:

Quinolone(flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, difloxacin, marbofloxacin, ofloxacin...) là nhóm kháng sinh nhân tạo gồm những dẫn xuất của quinolein. Quinolone đầu tiên (acid nalidixic) có phổ kháng khuẩn hẹp (tác dụng trên vi khuẩn Gram âm), được sử dụng vào những năm 1960. Quinolone được fluor hóa gọi là fluoroquinolone đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng vào những năm 1970. Fluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Kháng sinh nhóm này phân bố đồng đều cả trong dịch nội và ngoại bào, phân bố hầu hết các cơ quan: phổi, gan, mật, xương, tiền liệt tuyến, tử cung, dịch não tủy... và qua được hàng rào nhau thai. Fluoroquinolone bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn nguyên hoạt chất và tái hấp thu thụ động ở thận.

Trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn thì cơ chế tác động của fluoroquinolone là ức chế tổng hợp acid nucleic. Sự nhân đôi DNA bắt đầu bằng phản ứng tách chuỗi DNA ra làm hai, mỗi bên là một khuôn để gắn nucleotid thích hợp theo nguyên tắt bổ sung.

Enzyme DNA polymerase xúc tác sự tổng hợp các liên kết giữa các nucleotid; enzyme DNA gyrase nối các DNA trong quá trình tổng hợp và tạo

thành các vòng xoắn. Quinolone (acid nalidixic và các fluoroquinolone) ức chế mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế

enzyme DNA gyrase. Cơ chế tác động này hiệu quả trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Nhưng cũng có thể do cơ chế ức chế tổng hợp acid

nucleic này mà kháng sinh nhóm fluoroquinolone được cho là có nguy cơ gây

đột biến gene, gây sẩy thai khi sử dụng cho động vật mang thai, và khuyến cáo là không nên dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolone cho động vật mang thai, động vật sinh sản và làm giống.

- Công dụng: điều trị cho heo mắc bệnh về tiêu chảy, thương hàn và phó thương hàn

- Cách dùng:

Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Dùng liên tục trong 3-5 ngày

Lơn con, chó mèo: 1ml/ 5-7kgTT/ ngày. Lợn, trâu, bò: 1ml/8-10kg TT/ngày

2.2.2.2. Nova – amcoli

- Thành phần mỗi ml chứa: ampicillin 10mg - Cơ chế tác dụng:

Ampicillin (Anh ngữ: Ampicillin; Pháp ngữ: Ampicilline) là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc phân tử gồm khung beta-lactame, trên đó có các nhóm trí hoán. Cùng trong

nhóm betalactam với ampicillin, còn có các loại thuốc kháng sinh khác là: penicillin, amoxycillin, augmentin, unacyl, cloxacillin, oxacillin,...

Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Ampicillin có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô

hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp -xe, đầu đinh... viêm tai giữa, bàng quang và thận...

Ampicilin là một kháng sinh tương tự penicilin tác động vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.

Để đạt được hiệu quả, Ampicilin phải thấm qua thành tế bào và gắn với các protein. Các protein gắn Ampicilin chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình sinh tổng hợp của thành tế bào và có mặt trong hàng trǎm đến hàng nghìn phân tử trên một tế bào vi khuẩn. Các protein gắn Ampicilin rất khác nhau giữa các chủng vi khuẩn. Các kháng sinh beta-lactam cản trở việc tổng hợp thành tế bào qua trung gian PBP, cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Sự ly giải diễn ra qua trung gian là các enzym tự ly giải thành tế bào vi khuẩn (ví dụ: các autolysin) kháng sinh beta-lactam gây cản trở bằng một chất ức chế autolysin.

Tính kháng với các Ampicilin có được phần lớn là nhờ sản sinh beta-

lactam. Để khắc phục điều này, người ta đã tạo ra một số chất ức chế beta-

lactamase: axít clavulanic và sulbactam. Các hợp chất này cũng là các phân tử beta-lactam nhưng bản thân chúng ít hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn. Chúng làm bất hoạt enzym beta-lactam bằng cách gắn vào vị trí hoạt động của enzym. Trong quá trình đó, chúng bị phá huỷ; vì vậy, chúng còn được gọi là các ức chế "tự sát". Việc bổ sung chất ức chế, như: acid clavulanic hoặc

sulbactam, sẽ tái lập hoạt tính của Ampicilin chống lại vi sinh vật sản sinh

beta-lactamase. Tuy nhiên, các cơ chế khác với sản sinh beta-lactam có vẻ là trung gian tạo ra tính kháng của Staph.aureus kháng methicillin.

- Công dụng: tiêu chảy sưng phù đầu, viêm phổi, viêm rốn - Cách dùng:

Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Dùng liên tục trong 3-5 ngày

Lơn con, chó mèo: 1ml/ 5-7kgTT/ ngày. Lợn, trâu, bò: 1ml/5-10kg TT/ngày

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị b ệnh tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)