23 Thời gian làm bài: 180 phút

Một phần của tài liệu tuyển tập các đề thi thử THPT môn văn hay nhât có đán án (Trang 99)

- Kết bài: (0,25 điểm)

23 Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi ở dưới: Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ắt chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

1. Những thông tin sau đây đúng hay sai? (1 điểm). Thông tin Đúng Sai

1. Nguyễn Duy là nhà thơ trong phong trào thơ mới 2. Nguyễn Duy là tác giả của bài thơ Đò Lèn

3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát

4. Đối tượng nói đến trong đoạn thơ là con người 2. Nêu nội dung của đoạn thơ? (0,5).

3. Chỉ ra cách ngắt nhịp của câu thơ: ỘMỡ màu ắt chắt dồn lâu hóa nhiềuỢ để làm nổi bật ý thơ mà tác giả nói đến (0,25 điểm).

4. Những biện pháp nghệ thuật tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ: ỘRễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùỢ? (0,25 điểm).

5. Qua đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về con người Việt nam (1,0 điểm). Câu 2 (3 điểm)

Bersot nói: ỘTrong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim của người mẹỢ.

Ý kiến của anh/chị về câu nói trên? Câu 3 (4 điểm)

Những suy nghĩ, đánh giá của anh (chị) về Người vợ nhặt - người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (3 điểm) 1. (1,0 đ)

Trả lời: đúng 2, 3; sai 1,4 (mỗi ý trả lời đúng 0,25đ) 2. (0,5đ)

Đoạn thơ nêu bật những đặc điểm đáng quắ của cây tre. 3. (0.25đ)

- Cách ngắt nhịp của câu thơ: ỘMỡ màu ắt chắt dồn lâu hóa nhiềuỢ: 3/3/2

- Tre siêng năng chắt lọc tinh hoa của đất. Dù đất sỏi, đất vôi hay đất bạc màu thì vẫn có những chất bổ, chỉ cần gom góp thôi sẽ đủ nuôi tre.

4. (0,25đ)

Biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:

- Nhân hóa: tre thành con người Ộtre ... cần cùỢ; - So sánh: rễ tre với đức tắnh siêng năng, cần mẫn. 5. (1,0đ)

HS viết từ 10-> 15 câu trình bày suy nghĩ của mình.

(Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy không chỉ miêu tả về đời sống của tre, những đặc điểm đáng quắ của tre mà nhà thơ còn gửi vào đó tất cả hình dáng, tâm tư,tình cảm, hành động của con người Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn, gian khổ, tinh thần bất khuất, kiên cường, luôn lạc quan vào cuộc sống...)

Câu 2 (3 điểm)

Nội dung kiến thức Điểm a. Mở bài:

- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: ỘTrong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹỢ.

- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Thân bài:

* Giải thắch nội dung câu nói của Bersot:

- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy.

- Bersot nói: ỘTrong vũ trụ có lắm kỳ quanỢ có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ắt, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ.

Nội dung chắnh của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất. * Phân tắch, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ:Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con).

- Mang nặng đẻ đauẦ - Chăm nuôi con khôn lớnẦ

- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con Ầ - Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời. Hy sinh cho con tất cả mà không hề tắnh toánẦ * Bình luận :

- Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ, những đứa con chắnh là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ .

- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình Ờ nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.

- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mìnhẦ

c. Kết bài:

trên thế gian này với người mẹ của mình.

- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con. 0,5 đ

Câu 3 (4,0 điểm)

Nội dung kiến thức Điểm a. Mở bài: 0,25đ

Giới thiệu tác giả, tác phẩm , tài xây dựng nhân vật, tình huống truyện của Kim Lân. Giới thiệu nhân vật Người Ộvợ nhặtỢ.

b. Thân bài:3,5đ

* Nhan đề Vợ nhặt: độc đáo, hé lộ số phận của người phụ nữ.

* Đề tài: Viết về người phụ nữ qua số phận, phẩm chất trong nạn đói năm 1945.

* Nhân vật người vợ nhặt: Người vợ nhặt có số phận éo le, bất hạnh: không tên, không tuổi, không quê, không quán, không họ hàng thân thắch, không có công ăn việc làm (DC) - Ngoại hình (DC qua lần Tràng gặp thị ở chợ: cái ngực gầy lép, quần áo rách tả tơi...) - Người vợ nhặt với tắnh cách rất bạo dạn, cong cớn (DC gặp thị ở chợ)

- Người đàn bà đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, trở thành người "vợ nhặt". -> Tình huống độc đáo (DC qua hai lần gặp gỡ với Tràng).

-> Hình như cái đói đã làm cho người ta quên đi sĩ diện, cái đói đã "nuốt chửng" nhân phẩm con người. Người đàn bà được "nhặt" về làm vợ như người ta nhặt được cái rơm cái rác ngoài đường. Dưới ngòi bút của Kim Lân, chưa bao giờ giá trị của con người bị rẻ rúng, coi khinh đến thế. Nhà văn đã phơi bày hiện thực đen tối của xã hội VN năm 1945 dưới ách đô hộ của thực dân đế quốc.

* Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật

- Sự thay đổi sắc thái tâm trạng của Người vợ nhặt trên đường về nhà chồng được khắc họa tinh tế: từ bạo dạn đến ngạc nhiên, ngỡ ngàng, e thẹn "người đàn bà có vẻ khó chịu lắm, nhắu đôi lông mày... thị ngượng nghịu, chân nọ bước dắu cả vào chân kia...Ợ -> sự thay đổi tâm tắnh...

- Khi về đến nhà Tràng: Ộ lẳng lặng theo hắn vào nhà, nén một tiếng thở dài, mặt bần thần... lẳng lặng đi vào bếp...hai con mắt thị tối lại..." nhưng thị không bỏ đi mà chấp nhận ở lại. Sâu sắc hơn vì thị hiểu mình không nên đòi hỏi...

-> Người vợ nhặt là người có tấm lòng vị tha, nhân hậu, yêu thương và khao khát mái ấm gia đình.

- Người vợ nhặt là người chăm chỉ, chịu khó, có một niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng (thu dọn , quét tước nhà cửa - hình như ái lấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn...)

* Ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

- Tài xây dựng tình huống truyện độc đáo của nhà văn, giúp cho nhân vật tự bộc lộ tắnh cách, phẩm hạnh...

- Qua nhân vật người vợ nhặt hiện lên chiều sâu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. c. Kết bài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân. - Cảm nghĩ về nhân vật. 0,25 đ

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015

MÔN: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu tuyển tập các đề thi thử THPT môn văn hay nhât có đán án (Trang 99)