Cơ Điện Trần Phú
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ về vật tư có ỹ nghĩa hết sức quan trọng. Quản lý tốt các nghiệp về vật tư cho phép doanh nghiệp sử dụng tốt hơn nguồn vốn lưu động của mình, tiết kiệm được các khoản chi phí, duy trì và đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đượcdiễn ra liên tục, tránh được thiệt hại và thiếu vật tư cung ứng. Ngoài ra, quản lý tốt các nghiệp về vật tư còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt được hao phí, mất mát từ khâu vận chuyển, bảo quản lưu kho đến khâu xuất vật tư để sử dụng. Điều này góp phần không nhỏ trong việc tiết chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tại Công ty Cơ Điện Trần Phú , NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh. Ngoài ra, các nghiệp vụ về NVL tại Công ty lại diễn ra khá thường xuyên, đa dạng về chủng loại nên đòi hỏi NVL phải được bảo quản nghiêm ngặt.Nguyên vật liệu được quản lý chung bởi các phòng ban: phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật và các nhân viên làm việc tại kho. Vì vậy, tình hình cung ứng,dự trữ và sử dụng vật liệu tại Công ty luôn luôn đầy đủ kịp thời, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.
Đầu tháng, căn cứ vào nhu cầu sản xuất và bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu do bộ phận KCS đề ra, phòng kỹ thuật tính ra lượng vật liệu cần dùng trong tháng. Từ đó, dựa vào mức tồn đầu tháng, cuối tháng theo kế hoạch, để tính ra mức thu mua nguyên vật liệu trong thánh theo công thức sau:
Mứcthu mua NVLtrong tháng = Tồn NVL cuối tháng theo kế hoạch + Xuất NVL trong tháng theo định mức - Tồn NVL đầu tháng
Về phương thức thu mua NVL được Công ty tổ chức khá đơn giản. Mọi nguyên vật liệu thu mua đều phải có phiếu yêu cầu đưa ra và nguyên vật liệu chính thường nhập khẩu với khối lượng lớn với các đối tác truyền thống nên việc cung cấp diễn ra nhanh gọn, giá cả thoả thuận hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong khâu sử dụng đòi hỏi phải được thực hiện hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ của doanh nghiệp . Do vậy trong khâu này, Công ty đã tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ trong quá trình hoạt động.
Ở khâu dự trữ Công ty đã xây dựng định mức tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu, CCDC cụ thể để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ,gián đoạn do việc cung ứng không bị kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng NVL tại Công ty Cơ Điện Trần Phú cần xem xét một số chỉ tiêu sau:
* Sức sản xuất của nguyên vật liệu:
Sức sản xuất của NVL = Doanh thu ( giá trị sản lượng)Giá trị NVL bình quân
Sức sản xuất của NVL cho biết một đồng nguyên vật liệu đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả càng lớn và ngược lại
* Sức sinh lợi của nguyên vật liệu
Sức sinh lợi của NVL = Lợi nhuận
Giá trị NVL bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vật liệu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng NVL càng lớn và ngược lại.
* Hệ số quay kho nguyên vật liệu
Hệ số quay kho NVL == Giá trị NVL xuất dùng trong kỳGiá trị NVL bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh lượng nguyên vật liệu tồn kho của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng nhiều thì hiệu qủa sử dụng NVL càng cao và ngược lại.
Ta có thể phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cơ Điện Trần Phú thông qua các chỉ tiêu trên như sau:
- Đánh giá công tác dự trữ: Ta phân tích hệ số quay kho qua bảng sau:
ĐVT: đồng
3.Giá trị NVL tồn cuối năm 22.000.133.756 17.666.875.284 - 4.333.258.472 4.Giá trị NVL bình quân 21.135.985.512 19.833.493.305 - 142.495.244
5.Hệ số quay kho của NVL 5.22 6.75 + 1.53
Qua số liệu trên cho thấy, hệ số quay kho nguyên vật liệu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1.53 lần do giá trị xuất dùng trong năm tăng 23.624.215.150đ và giá NVL tồn kho giảm142.495.244đ. Điều này chứng tỏ Công ty đã nâng hệ số quay kho lên và tận dụng khẳ năng sử dụng vật liệu tốt hơn năm 1999 . Công ty cần phát huy ưu điểm này trong năm 2003.
- Để phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của Công ty ta dựa vào một số chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của nguyên vật liệu , ta có bảng sau:
SỨC SẢN XUẤT, SỨC SINH LỢI CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch
1.Doanh thu( không VAT) 95.829.000.000 102.000.000.000 6.171.000.000 2.Lợi nhuận 1.501.000.000 1.800.000.000 290.000.000 3.Giá trị NVL bình quân 21.135.985.512.4.5 19.833.493.305 -142.495.244 4.Hệ số sức sản xuất của
NVL
0.07 5.1 +0.6
5.Hệ số sinh lợi của NVL 0.09 0.02
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy giá trị sản lượng năm 2002 của Công ty tăng lên 6.171.000.000 đ so với năm 2001 và giá trị nguyên vật liệu tồn kho bình quân giảm 142.495.244đ. Điều này làm cho sản xuất của NVL năm 2002 tăng so với năm 2001 0.6 lần. Như vậy, một đồng nguyên vật liệu của năm 2001 tạo ra nhiều doanh thu hơn so với năm 2000.
Bên cạnh đó, năm 2001, hệ số sinh lợi của NVL là 0.09 tăng so với nâm 2000 là 0.02 lần. Như vậy, 1 đồng nguyên liệu của năm 2001 bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2000. Đây là một mặt tích cực trong nỗ lực phát triển của Công ty .
Nhìn chung, qua việc phân tích nguyên vật liệu tại Công ty Cơ Điện Trần Phú ta thấy năm 2001 hiệu quả sử dụng NVL sử dụng tốt hơn năm 2000. Có thể khẳng định rằng nguyên nhân khách quan dẫn đến điều này là thị trường thế giới ổn định hơn, giá ngoại tệ
gần như không thay đổi. Bên cạnh đó, là các nguyên nhân chủ quan như trình độ quản lý NVL đã nầng cao, giá trị NVL tồn kho giảm và đặc biệt là công nhân sản xuất trong Công ty đã nâng cao ý thức tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh đẫn đến sử dụng NVL trong Công ty năm 2001 cao so với năm 2000.