Đơn vị tính: triệu đồng
3.3.2 Đăng ký giao dịch bảo đảm không tập trung và thiếu thông tin liên kết.
thông tin liên kết.
Trong thời gian qua, việc đăng ký GDBĐ được thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, tùy thuộc vào loại tài sản thế chấp, cầm cố. Cụ thể, Cục đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp thực hiện việc đăng ký GDBĐ đối với các tài sản, trừ các trường hợp sau đây:
• Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực nơi đã đăng ký tàu biển thực hiện việc đăng ký GDBĐ đối với tàu biển;
• Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc đăng ký GDBĐ đối với tàu bay;
• Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có bất động sản thực hiện việc đăng ký GDBĐ đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Do vậy, trong trường hợp một doanh nghiệp phải thế chấp, cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại một NH mà việc thế
chấp, cầm cố các tài sản đó không thể thực hiện việc đăng ký GDBĐ tại một trong những cơ quan nêu trên, thì doanh nghiệp và NH phải thỏa thuận, lập thành nhiều hợp đồng khác nhau để đăng ký GDBĐ cho phù hợp. Cho nên, chi phí phát sinh và thời gian thực hiện thủ tục thế chấp, cầm cố sẽ nhiều hơn, dài hơn so với chi phí, thời gian để đăng ký việc thế chấp, cầm cố tài sản tại một cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Lợi ích của việc đăng ký GDBĐ là công khai hoá việc thế chấp, cầm cố tài sản nhằm hạn chế rủi ro cho bên nhận thế chấp, cầm cố và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài ra, việc đăng ký GDBĐ còn có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký và là cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp, cầm cố khi xử lý tài sản. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký GDBĐ chưa có cơ chế chia sẻ thông tin từ hệ thống lưu trữ thông tin của mình. Thêm vào đó, cơ chế cung cấp thông tin của cơ quan đăng ký GDBĐ còn nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa thực sự tạo thuận lợi cho người có nhu cầu được cung cấp thông tin nhanh nhất. Khi muốn tìm hiểu thông tin về tài sản mà mình có ý định nhận thế chấp, cầm cố, NH phải cử cán bộ trực tiếp đến cơ quan đăng ký GDBĐ để làm các thủ tục nhận thông tin như: điền các thông tin vào mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký GDBĐ quy định, trả phí theo biểu phí do liên Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định… Trong khi cơ quan đăng ký GDBĐ không hiện diện ở tất cả các địa phương trên cả nước nơi có các NH, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (hiện tại, các Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp mới chỉ thành lập tại Hà Nội Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Do đó, dù cử người trực tiếp đến nhận thông tin hoặc gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký GDBĐ để được cung cấp thông tin thì việc NH hoặc cá nhân, tổ chức khác được cơ quan đăng ký GDBĐ cung cấp thông tin về TSBD theo thủ tục, cơ chế hiện hành là chưa phù hợp với thực tế và tốc độ phát triển khoa học – kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Ngày nay, công nghệ thông tin đã phát triển lên một tầm cao mới và có thể hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực, công việc. Cho nên, các cơ
quan đăng ký GDBĐ nên sớm ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối hệ thống trung tâm dữ liệu thông tin với nhau để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân truy cập, tìm hiểu thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu các cơ quan đăng ký GDBĐ áp dụng công nghệ để chia sẻ thông tin với nhau, thì NH và các cá nhân, tổ chức khác có thể tìm hiểu từ xa những thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố. Tất nhiên, để được truy cập vào hệ thống thông tin về GDBĐ, người khai thác, sử dụng thông tin phải đăng ký và trả phí cho bên cung cấp thông tin. Đổi lại, bên cung cấp thông tin phải cung cấp cho bên đã đăng ký với mình mật khẩu truy cập và bảo đảm thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời theo thỏa thuận.
3.4 Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với ngân hàng. pháp bảo đảm tiền vay đối với ngân hàng.
3.4.1 Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm. bảo đảm.
• Nước ta ngày nay đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, do đó việc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch phải được tôn trọng. Để thực hiện được điều này thì ở điều 114 Luật nhà ở 2005 phải sửa đổi thành “Chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ”. Có như vậy, thì luật pháp nước ta sẽ bớt chồng chéo nhau, mâu thuẫn với nhau, giảm thiểu các trường hợp khác biệt giữa luật chung và luật chuyên ngành, có như vậy các cán bộ thực hiện nhiệm vụ dễ dàng giải quyết vụ việc hơn nhiều.
• Các bộ, ngành có liên quan cần nghiên cứu và nhanh chóng ban hành văn bản thay thế Thông tư liên tịch 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA- BTC-TCĐC về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các TCTD đã hết hiệu lực do căn cứ ban hành là Nghị định số 178/1999/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Việc ban hành thông tư mới phải theo hướng khắc phục được việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Thông tư liên tịch cần quy định theo hướng QSD
đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý được bán đấu giá.
• Chính phủ cần ban hành một thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể trình tự, thủ tục và các bước trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm để các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc thực hiện. Ngoài ra, ở điểm a khoản 1 điều 130 Luật đất đai 2003 cần sửa đổi và bổ sung đó là “hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc của công chứng tư”. Phải quy định như vậy bởi vì Luật đất đai 2003 đã cũ và điều này không còn phù hợp với thực tiễn ngày nay do luật pháp nước ta đã cho phép loại hình công chứng tư.
• Ngày nay với công nghệ hiện đại và tiên tiến nên việc một cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ rất dễ dàng. Do đó, Chính phủ nên có quy định mọi tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm đều đăng ký ở Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Nếu Chính phủ có quy định này thì việc đăng ký sẽ được tập trung hơn, cơ quan nhà nước quản lý dễ dàng hơn, thống kê việc cầm cố, thế chấp tài sản ở các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn và ngoài ra nếu cán bộ tín dụng muốn tìm hiểu thông tin về tài sản mà mình có ý định nhận thế chấp, cầm cố sẽ dàng, nhanh gọn và đỡ tốn kém thời gian nhất.
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.
• Để tránh khỏi sự rắc rối, phức tạp khi tài sản hình thành trong tương lai là căn hộ chung cư thì theo tác giả ngân hàng nhà nước nên ban hành quyết định không cho các ngân hàng nói riêng và tổ chức tín dụng nói chung nhận tài sản này làm tài sản bảo đảm. Tài sản này chỉ được giao dịch khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn hộ chung cư. Có quy định này thì các ngân hàng mới an toàn trong việc cho vay đối với tài sản là căn hộ chung cư hình thành trong tương lai.