Nguyền tắc xử lý

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật các biện pháp bảo đảm tiền vay trong ngân hàng công thương chi nhánh 6 (Trang 31)

Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và quy định của NHCT-CN6 về TSBĐ thì khi xử lý TSBĐ phải tuân thủ các nguyên tăc sau đây:

Thứ nhất, việc xử lý TSBĐ phải thực hiện một cách khách quan, công khai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia GDBĐ, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Thứ hai, bên xử lý TSBĐ là ngân hàng cho vay (NHCV) nhận TSBĐ hoặc bên được NHCV ủy quyền xử lý tài sản. Bên được ủy quyền xử lý tài sản phải là tổ chức có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền xử lý tài sản. Bên được ủy quyền xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật. trong trường hợp này bên được ủy quyền cũng có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ như NHCV, trừ trường hợp các bên tham gia GDBĐ có thỏa thuận khác.

Thứ ba, TSBĐ được xử lý theo thỏa thuận giữa NHCV và bên có TSBĐ hoặc giữa các bên cùng nhận bảo đảm và bên có TSBĐ tại hợp đồng bảo đảm và các văn bản thỏa thuận khác (trừ TSBĐ mà pháp luật quy định phải được bán tại các tổ chức bán đấu giá chuyên trách). Nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định pháp luật. Riêng đối tài sản là động sản có thể xác định giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì NHCV được

bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên có TSBĐ và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).

Thứ tư, trường hợp một tài sản mà dùng bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý TSBĐ để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, các nghĩa vụ trả nợ còn lại tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Thứ năm, trường hợp NHCV nhận nhiều tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm cho một hoặc nhiều nghĩa vụ trả nợ thì việc chọn tài sản cụ thể để xử lý phải theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm hoặc các văn bản thỏa thuận khác. Nếu không có thỏa thuận thì NHCV có quyền lựa chọn một hoặc xử lý tất cả TSBĐ.

Thứ sáu, việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của NHCV.

Thứ bảy, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hoặc thỏa thuận mới về việc xử lý TSBĐ. Việc thỏa thuận này phải lập thành văn bản và không trái với quy định của pháp luật.

Thứ tám, các chi phí hợp lý phát sinh trong xử lý TSBĐ do bên có TSBĐ chịu. Tiền thu được từ xử lý TSBĐ sau khi trừ đi chi phí xử lý tài sản hợp lý, NHCV thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, các chi phí khác (nếu có). Tài sản sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật các biện pháp bảo đảm tiền vay trong ngân hàng công thương chi nhánh 6 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w