7. Cấu trúc của khóa luận
2.4.2 Trương Hán Siêu trong đời sống hiện nay
Trong xu thế toàn cầu hóa, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con ngƣời cũng dần thay đổi theo hƣớng tích cực. Khi cuộc sống về vật chất đầy đủ hơn thì con ngƣời có xu hƣớng tìm về với nguồn cội để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Việc nghiên cứu về các bậc danh nhân, các nhân vật lịch sử ... cũng từ đó mà đạt đƣợc những kết quả nhất định.
Cũng nhƣ các danh nhân văn hóa khác, Trƣơng Hán Siêu cũng dành đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và mọi ngƣời dân đất Việt. Qua các công trình nghiên cứu mà ta biết đƣợc Trƣơng Hán Siêu là một vị tƣớng tài ba trong lĩnh vực quân sự, là nhà văn nhà thơ lỗi lạc dƣới triều Trần, ngoài ra ông còn có rất nhiều công lao trên các lĩnh vực khác nhƣ: Chính trị, văn hóa, pháp chế, du lịch, ngoại giao...
Tiểu sử Trƣơng Hán Siêu là một vấn đề mà hẳn giới sử phải quan tâm hơn giới văn, song điều kiện tƣ liệu hiện nay lại không cho phép có nhiều phát hiện mới. Trở đi trở lại chúng ta vẫn có bằng ấy tài liệu mà có lẽ từ rất lâu rồi các học giả Việt Nam đều đã quá quen thuộc. Đó là các sách Đại Việt
lục, Quần hiền phú tập, Hoàng Việt thi văn tuyển, Đại Nam nhất thống chí, và
từ 30 năm trở lại đây còn có bộ Thơ văn Lý - Trần. Qua những tài liệu đó, ta biết Trƣơng Hán Siêu tự Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, ngƣời làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trƣờng Yên, nay là tỉnh Ninh Bình. Ông xuất thân là một môn khách trong phủ đệ của Trần Quốc Tuấn (1232-1300), giúp việc văn thƣ cho Trần Quốc Tuấn nhiều năm, về sau đƣợc Quốc Tuấn tiến cử với Triều đình Trần và đƣợc tín nhiệm, lần lƣợt giữ nhiều chức trong triều, cũng lần lƣợt đi trấn nhậm các vùng Lạng Giang, Hóa Châu, hoặc có lúc đƣợc cử làm một công việc mang chức năng tôn giáo. Lẽ tự nhiên, một tiểu sử vắn tắt nhƣ thế không khỏi vẫn để lại nhiều chỗ trống, nhiều dấu hỏi gay cấn mà không phải đến ngày nay mới đƣợc đặt ra. Chẳng hạn, Trƣơng Hán Siêu sinh ngày tháng năm nào và mất ngày tháng năm nào? Ông có về ẩn cƣ ở Trƣờng Yên hay không và có thể ƣớc đoán vào thời gian nào trong cuộc đời ông? Ông có đi sứ Trung Quốc thực hay không hay bài Quá Tống đô chỉ là chép lầm của ngƣời khác? Dòng dõi Trƣơng Hán Siêu hiện nay còn lại ở đâu? Chi phái nào hiện đang tiếp nối ở Lạng Giang (nơi ông trấn nhậm lâu năm) và chi phái nào hiện có mặt ở Đông Triều nhƣ Đại Việt sử ký toàn thư đã chép?...
Mấy năm trƣớc đây Nhóm khảo sát thực địa do Trƣờng trung học Lƣơng Văn Tụy chủ trì đã làm đƣợc một việc có ý nghĩa, ấy là tổ chức khảo sát điền dã ngay tại thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thành phố Ninh Bình là nguyên quán của ông, và tìm ra bản thần tích ngôi đền thờ Trƣơng Hán Siêu tại xã này, bị phá cách đây khoảng 50 năm, may mắn thần tích còn lƣu lại trong dân chúng. Thần tích có đề rõ: “Trần triều Thái bảo Thái phó Trương
Thăng Phủ gia phong Trác vĩ thượng đẳng thần”, đặc biệt có ghi một chi tiết
quan trọng là ngày “chính kỵ” của Trƣơng Hán Siêu vào 15 tháng Chín. Nhƣ thế nào là ngày “chính kỵ”? Hiểu theo nghĩa chữ Hán thì đây là ngày giỗ chính thức của ông, chứ không phải là ƣớc lệ “xuân thu nhị kỳ” hay “nhất kỳ”
do quy ƣớc của ngƣời lập đền. Nếu so với Đại Việt sử ký toàn thư ta sẽ thấy một sự không ăn khớp: Đại Việt sử ký toàn thư ghi Trƣơng Hán Siêu mất tháng Mƣời một âm lịch năm Giáp Ngọ (1354), trong khi ngày giỗ ở đền thờ ông diễn ra trƣớc một tháng rƣỡi. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ngôi đền Trƣơng Hán Siêu mới đƣợc khởi xây từ năm Minh Mệnh thứ 15 (1833) do sáng kiến của Án sát Nguyễn Bá Thản” [10, tr 258]. Một ngôi đền chỉ mới mọc lên cách ta 175 năm thì thần phả của nó có đáng tin cậy bằng một bộ sử ra đời đã trên 500 năm hay không? Mới so sánh sơ qua, tƣởng chừng dễ hiểu đƣợc ngay. Tuy thế, đào sâu hơn vào vấn đề thì hình nhƣ vẫn có một đôi điều cần bàn. Theo các thầy giáo quê ở địa bàn Phúc Am thì trƣớc khi có đền Trƣơng Hán Siêu, vốn đã có miếu thờ ông từ rất lâu đời. Đã có miếu thì thần phả chắc chắn phải có. Vì thế có phần đáng tin là ngày 15 tháng Chín âm lịch mà bản thần phả Nguyễn Bá Thản ghi đƣợc đúng là ngày mất đích thực của ông truyền lại từ lâu. Vậy số liệu này có thể và nên cân nhắc để bổ sung cho chính sử, bởi ngay cả trong chính sử nhiều việc vẫn chép sai và luôn luôn cần hiệu chỉnh.
Qua việc tôn thờ Trƣơng Hán Siêu thì vị trí của ông lại đƣợc khẳng định một lần nữa trong cuộc sống của xã hội ngày nay. Ông đƣợc xây dựng đền thờ ở nhiều nơi nhƣ:
Ở thôn Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam lập đền thờ ông, nay đền thờ vẫn còn. Không chỉ đền Cao Đà, mà ngôi đình làng Cao Đà cũng thờ Trƣơng Hán Siêu. Trƣơng Hán Siêu đã trở thành vị Thành Hoàng của làng. Có thể nói đền và đình Cao Đà không chỉ là những chứng tích khẳng định Trƣơng Hán Siêu đã ở vùng đất này mà còn là sự thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn và tự hào của ngƣời dân nơi đây đối với ông.
Ở thôn Từ Xá, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng cũng có đền thờ Trƣơng Hán Siêu. Sở dĩ nhân dân lập đền thờ ông là vì: sau chiến thắng chống quân Nguyên - Mông, Trƣơng Hán Siêu đã đi nhiều nơi. Có thời
gian ông về đây và đã dạy cho dân ở đây nghề chài lƣới. Dần dần nghề này trở thành nghề sinh sống chính của làng. Vì vậy, sau khi Trƣơng Hán Siêu mất, nhân dân thôn Từ Xá rất thƣơng tiếc ông. Để ghi nhận công lao của ông dạy cho họ nghề chài lƣới, nên nhân dân thôn Từ Xá đã xây dựng đền thờ ông từ khi ông mất.
Trên quê hƣơng ông, thành phố Ninh Bình cũng xây dựng ngôi đền mang tên ông - Đền Trƣơng Hán Siêu để tỏ sự ngƣỡng mộ cũng nhƣ thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với vị danh tài, danh nhân của quê hƣơng mình.
Ngoài các đền thờ, hiện nay ngƣời ta lấy tên của Trƣơng Hán Siêu đƣợc đặt cho nhiều đƣờng phố ở: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thành phố Ninh Bình, thành phố Hải Dƣơng, thành phố Huế, thành phố Nha Trang, thành phố Hải Phòng, thành phố Hòa Bình,…
Ở Ninh Bình có một giải thƣởng đƣợc trao hàng năm trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật cho các tác phẩm tiêu biểu mang tên giải thƣởng Trƣơng Hán Siêu.
Hàng năm tại khu di tích đền thờ Trƣơng Hán Siêu cũng diễn ra lễ trao học bổng cho các học sinh xuất sắc trong tỉnh Ninh Bình.
Nhƣ vậy, bằng các dẫn chứng thực tế vừa nêu trên ta thấy vị trí của Trƣơng Hán Siêu trong đời sống văn hóa ngƣời Việt ngày càng đƣợc khẳng định và gần gũi hơn với mọi ngƣời. Qua đó thể hiện sự trân trọng và tự hào của thế hệ sau đối với các bậc tiền nhân của dân tộc.