7. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2. Thân thế
Trƣơng Hán Siêu thuở nhỏ nhà nghèo, sống với mẫu thân bƣơn trải trong cuộc sống, phải lao động thuở còn 8 - 9 tuổi. Nhƣng ông là ngƣời có chí ham học, ngày ngày tới chỗ thày đồ làng (Phúc Am) nghe giảng bài dạy chữ cho học trò trong lớp.
Do có óc thần đồng, Trƣơng Hán Siêu đứng ngoài nghe rồi nhập tâm mà biểu hiện hiểu biết hơn học trò ở lớp, thầy đồ Phúc Am gọi cho vào học và nói với mẹ Hán Siêu để nhận đỡ đầu. Mẫu thân của ông cảm động cúi đầu lạy thầy giúp đỡ.
Từ đó Trƣơng Hán Siêu vừa lao động cùng mẹ vừa chăm chỉ đèn sách. Đƣợc thầy yêu quý, hết lòng kèm cặp nên Trƣơng Hán Siêu văn hay chữ tốt khác thƣờng, các bạn đồng môn, bạn bè khâm phục.
Trƣơng Hán Siêu bình giảng văn thơ với thầy sắc bén uyên thâm nên thầy thoả lòng, đắc ý, mừng thầm, khen cậu bé sau ắt thành sự nghiệp lớn.
Năm Trƣơng Hán Siêu 10 tuổi thì gặp quân đội nhà Trần lui quân từ Thăng Long về Hoa Lƣ động chuẩn bị phản công giặc Nguyên - Mông lần thứ hai vào năm 1285.
Mẹ con cậu Hán Siêu đang đi quét lá về đun bếp ở khu đền Đụn (khách sạn Tràng An ngày nay) thì gặp lính của thiên triều gọi bảo đến chố gốc cây để vị tƣớng gặp. Bà thị lo sợ, Hán Siêu thì bình tĩnh, thản nhiên đến chỗ vị tƣớng đang nghỉ mát, vị tƣớng đón hai mẹ con Hán Siêu nhƣ ngƣời thân, bảo rằng: Tƣớng sắc cậu này do thiên bẩm, sức lực cƣờng tráng, đôi mắt tinh tƣờng, đi đứng đƣờng bệ, hẳn học hành thông minh và trí dũng.
Hán Siêu bình tĩnh cúi đầu bẩm, dạ đoạn.Vị tƣớng ấy chính là Trần Hƣng Đạo, Hƣng đạo Đại vƣơng thử tài cậu viết chữ. Ngài đắc ý hài lòng, nói với mẹ Hán Siêu: hãy để cậu bé đi giúp ta đánh giặc. Bà vừa mừng vừa lo trong bụng rồi bƣng rổ lá khô lùi sau luỹ tre làng. Hán Siêu vái chào mẹ hiền rồi theo sau Trần Hƣng Đạo về tƣ dinh làm môn khách nhà Trần năm 1285,
sau đi đánh giặc Nguyên Mông cho đến ngày thắng lợi 1288. Khi đất nƣớc thanh bình Trƣơng Hán Siêu trở về lại quê hƣơng cùng mẹ hiền xây dựng gia đình và tiếp tục đèn sách.