7. Cấu trúc của khóa luận
2.3.3. Sự nghiệp
Danh nhân văn hóa Trƣơng Hán Siêu là con ngƣời đa tài, do đó sự nghiệp của ông cũng đƣợc nhìn nhận trên rất nhiều phƣơng diện. Cụ thể:
* Trương Hán Siêu - Nhà quân sự tài ba
Nói đến tài năng quân sự của Trƣơng Hán Siêu không thể so với Trần Hƣng Đạo đƣợc. Nhƣng mở đầu sự nghiệp của ông lại là một văn thần tham gia chiến tranh. Dù mới chỉ là một thƣ nhi - môn khách của Trần Hƣng Đạo - ông đã đi theo Trần Hƣng Đạo trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông từ năm 1285 đến 1288 (khoảng 4 năm). Trần Hƣng Đạo và quân dân ta thời ấy lập đƣợc nhiều chiến công lớn, đánh tan quân Nguyên - Mông xâm lƣợc nƣớc ta. Đó là một kì tích. Thắng lợi ấy, có một phần đóng góp của Trƣơng Hán Siêu. Do vậy, khi đất nƣớc hòa bình, Trần Hƣng Đạo tiến cử ông vào triều đình. Chính cuộc chiến tranh giữ nƣớc vĩ đại của dân tộc ta đã khẳng định đƣợc phần nào tài năng quân sự của Trƣơng Hán Siêu. Đến tận lúc gần kết thúc cuộc đời, Trƣơng Hán Siêu lại khẳng định tài năng của mình lần nữa. Tháng 9 năm 1353, Trƣơng Hán Siêu đƣợc Trần Dụ Tông cử vào Hóa Châu đánh đuổi quân Chiêm Thành. Vai trò của ông ở đây đƣợc một chính khách - ngƣời có tài mƣu lƣợc, uy tín cao, dám đến nơi khó khăn, khi có mặt là mọi chuyện đều ổn thỏa. Sau này, Vũ Phạm Khải đã đánh giá: “Tiên sinh đến, biên thùy yên ổn. Tiên sinh đi, bờ cõi kỷ cƣơng thành nề nếp” (Bài minh văn bia mộ Trƣơng Hán Siêu).
Mở đầu sự nghiệp là một văn thần trẻ tuổi tham gia chiến trận đánh quân Nguyên - Mông, kết thúc lại là một quan văn già dặn đánh đuổi giặc Chiêm Thành, đều hoàn thành thắng lợi. Điều đó khẳng định Trƣơng Hán Siêu có tài
* Trương Hán Siêu - Nhà chính trị tài năng.
Công nghiệp lớn của Trƣơng Hán Siêu là hoạt động chính trị. Ông là một nhà nho chân chính nên rất hăm hở giúp nƣớc.
Ông đi theo Trần Hƣng Đạo tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông cũng là hoạt động chính trị. Từ năm 1308, chính thức làm quan trong triều, đến khi Trƣơng Hán Siêu mất (1354) là 46 năm ở trong triều, cuộc đời hoạn lộ khi thăng, lúc giáng và cũng có thời gian về quê, ông vẫn sống cƣơng trực, hết lòng vì nƣớc, vì dân có công xây dựng nhà Trần vững mạnh. Ông đã trở thành một cột trụ học vấn của triều đình, mà sau này sử thần Ngô Sĩ Liên nhận định: “Trƣơng Hán Siêu là ông quan văn học, vƣợt hẳn mọi ngƣời” [11, tr 264]. Rõ ràng là uy tín của ông trong triều đình rất cao. Đại
Việt sử kí toàn thư cho biết: “Nhà vua chỉ gọi ông là ông thầy chứ không gọi
tên” [11, tr 322]. Một ông quan đƣợc nhƣ thế quả là hiếm có. Đó là điều đặc biệt ở Trƣơng Hán Siêu.
Gần nhƣ cả cuộc đời ông chỉ làm quan và làm quan qua 5 đời vua: Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông.
Ông đã có công lao và phát hiện ở nhiều lĩnh vực nhƣ: quân sự, chính trị, văn hóa, pháp chế, du lịch, ngoại giao, văn học… và một số lĩnh vực lại là ngƣời khởi nguồn, đề xƣớng, có vị trí đầu tiên nhƣ cột mốc. Đó là điều đặc biệt thứ hai trong hoạt động chính trị của Trƣơng Hán Siêu.
Trong chế độ phong kiến, những ngƣời có đóng góp lớn, khi mất, thƣờng đƣợc nhà vua truy tặng các chức cao hơn để ghi nhận công lao. Nhƣng có lẽ, không mấy ai nhƣ Trƣơng Hán Siêu, đƣợc truy tặng tới 3 lần, kéo dài trong 18 năm, từ năm 1354 đến năm 1372. Đó cũng là điều đặc biệt thứ ba ở Trƣơng Hán Siêu.
Mặc dù sử sách xƣa không ghi đầy đủ những công trạng, việc làm cụ thể của Trƣơng Hán Siêu. Nhƣng chỉ bằng những điều chúng ta biết về ông, phân
tích lí giải nhƣ trên, cũng đủ minh chứng ông là một trong những nhà chính trị tài năng ở giai đoạn Thịnh Trần. Ông chính là ngƣời văn võ song toàn.
* Trương Hán Siêu - Nhà văn hóa
Trƣơng Hán Siêu là một nhà nho, tôn thờ Khổng Tử, muốn tu dƣỡng những đức tính tốt cho mình và trị nhân (chính trị) để phục vụ triều đình nhà Trần. Ở thời Trần, Nho học đã bắt đầu thắng Phật học. Trƣơng Hán Siêu phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo, thực sự là một nhà Nho chân chính. Nhƣng khi thấy Phật giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực, thƣơng cảm chúng sinh, đề ra mọi ngƣời phải sống trong sạch, từ bi, tránh xa những đam mê, ông cũng tin theo đạo Phật. Đó là từ thời gian vua Trần giáng tự, cử ông đến chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) coi chùa với cƣơng vị nhƣ phụ trách cai quản chùa (chùa thời ấy có tính chất nhà nƣớc, triều đình quản). Thế là con ngƣời ông đã có cả Phật giáo.
Trƣơng Hán Siêu còn tìm vào Đạo giáo. Đạo giáo chủ trƣơng không tiến lên, mà trở lại lối sống nguyên thủy. Do vậy, ông đã trăn trở mãi trƣớc hành vi quy khứ của Đào Tiềm - một ngƣời nổi tiếng về thi tài và khí tiết đời Tấn (Trung Quốc) làm quan ở huyện Bành Trạch, vì không chịu quy lụy quan trên đã treo ấn từ quan về quê ở ẩn từ hồi còn trẻ:
Trùng dương thời tiết kim triêu thị Cố quốc hoàng hoa khai vị khai? Khước ức cầm tôn tiền nhật nhã. Kỷ hồi tao phủ phú quý lai.
(Sáng nay là tiết trùng dƣơng
Không hiểu hoa vàng nơi quê cũ đã nở chƣa?
Lại nhớ tới thú vui tao nhã uống rƣợu gảy đàn ngày trƣớc, Mấy lần gãi đầu làm bài thơ “quy lai”).
Một đặc trƣng của văn hóa Việt Nam là sự dung hợp, chắt lọc nhiều tƣ tƣởng khác nhau. Trƣơng Hán Siêu cũng vậy, đã biết tổng hợp, thanh lọc dƣới hình thức cộng sinh để phát huy đƣợc những thành tố tích cực của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, tạo nên một sức mạnh tinh thần hoàn thiện - một ngƣời có học vấn vững chắc ở thời Trần. Giá trị tƣ tƣởng văn hóa của Trƣơng Hán Siêu là ở đó, để góp phần hình thành một nhà văn hóa.
Ông làm Học sĩ Viện hàn lâm, tham gia các hoạt động chính sự của triều đình, đi vào Hóa Châu dẹp yên quân Chiêm Thành, đều thể hiện một bản lĩnh văn hóa cao cả.
Điều đặc biệt là năm 1341, ông đã cùng Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng triều đại điển (sách điển lễ), làm cơ sở cho phép tắc, lễ nghi đƣa các nghi thức của triều đình nhà Trần vào nề nếp, quy củ, mang sắc thái văn hóa - Một cuốn sách điển lễ đầu tiên của dân tộc. Trƣớc Trƣơng Hán Siêu, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam chƣa có bộ sách đó. Cũng từ đây, các hoạt động về điển lễ của triều đình đã thành thể chế, mang tính chất văn bản pháp quy.
Nói đến văn hóa là nói đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ở lĩnh vực nào Trƣơng Hán Siêu cũng có những đóng góp đáng kể.
Quê hƣơng Trƣơng Hán Siêu có ngọn núi Dục Thúy đứng lặng lẽ soi mình bên bờ ngã ba Sông Đáy, Sông Vân. Ông đã có công rất lớn, rất sớm, phát hiện và ca ngợi, làm cho nó trở thành bất tử:
Sắc núi còn xanh ngắt Lâu rồi, người vẫn đi! Lòng sông in bóng tháp Tầng thẳm cửa thôi che
(Núi Dục Thúy)
Thúy, khai sinh ra truyền thống khắc thơ vào núi, là một nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Trƣớc ông, chƣa có ai khắc thơ vào núi. Sau ông, các nhà vua, những tao nhân mặc khách nổi tiếng đã khắc thơ vào núi.
Năm 1343, Quý Mùi, niên hiệu Thiệu Phong thứ 3, (triều vua Trần Dụ Tông), khi đang giữ chức Tả ty lang trung, Tả gián nghị đại phu, Trƣơng Hán
Siêu viết bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục
Thúy). Bài ký đƣợc khắc bên sƣờn núi về phía tay phải lối đi lên núi.
Trong bài ký này, Trƣơng Hán Siêu đã nói lên tinh thần bảo vệ các di tích lịch sử, tôn tạo những công trình kiến trúc nghệ thuật của dân tộc.
Khi trèo lên đỉnh núi Dục Thúy, thấy tháp Linh Tế đổ vỡ, Trƣơng Hán Siêu đã bất giác bùi ngùi than thở và suy tƣởng luôn sự hƣng vong của đất trời: “Sao sự hƣng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mƣơi năm mà đã trở thành dấu vết cũ? Rồi đây sẽ mai một cả ƣ? Hay lại có ngƣời xây dựng lại? Từ có vũ trụ đã có núi này” (Bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký).
Trƣơng Hán Siêu viết tiếp: “Than ôi, mai sau mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tƣợng biến đổi, nếu lại có kẻ buông lời than thở nhƣ ta, lẽ nào không có vài ngƣời nhƣ sƣ Trí nhu xây dựng lại? Việc ấy không đoán trƣớc đƣợc!”
(Bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký). Đó là một niềm tin vào con ngƣời và
cũng là lời nhắn nhủ của ông cho thế hệ sau, phải biết giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc, đừng để mất mát tàn phai. Cái “tôi”suy tƣởng ấy là tấm lòng của ông nhớ tiếc buồn vì những cái quý báu thiêng liêng của đấ trời và con ngƣời đang bị thời gian và luật hƣng phế của cuộc đời làm phai mờ dần, tàn lụi dần theo năm tháng. Ông thật là cao cả, đã nhìn xa thấy rộng. Vì vậy, ông ca ngợi sƣ Trí Nhu là ngƣời có công lớn chủ trì đứng ra xây dựng lại tháp Linh Tế. Việc làm của sƣ Trí Nhu là tôn thờ đạo Phật, nhƣng cũng mang ý nghĩa bảo tồn những di tích, kiến trúc nghệ thuật của dân tộc: “Nghĩ đến việc nhà sƣ lấn chân mây, xếp từng hòn đá, từ một tấc đến một thƣớc, từ một thƣớc đến một
nhận, một bƣớc tiến thêm một bƣớc, một tầng cao thêm một tầng; tới lúc tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hóa, thì bọn sƣ sãi tầm thƣờng đâu có thể sánh đƣợc!” (Bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký).
Không những thế, Trƣơng Hán Siêu còn có ý thức đấu tranh chống lại những tha hóa trong con ngƣời. Ông đả kích kịch liệt bọn sƣ sãi lợi dụng đạo Phật để ăn chơi dông dài:
“Bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặc” (Văn bia chùa Khai Nghiêm).
Điều đó có ý nghĩa ông đấu tranh cho sự lành mạnh của đạo Phật, cũng là bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, gần giống nhƣ những quan điểm về văn hóa của chúng ta ngày nay. Ông đã đi tiên phong có tầm nhìn văn hóa rất sớm, mang tầm đứng cao tột của một tƣ cách kép: Một triết nhân và một thi nhân - Cách ứng xử văn hóa của Trƣơng Hán Siêu chính là ở tầm nhìn triết nhân ấy.
* Trương Hán Siêu - Người đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.
Chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam bắt đầu có từ đời vua Đinh Tiên Hoàng (968). Nhƣng nhà Đinh chƣa có luật pháp. Những kẻ phạm tội đều đƣợc xử theo ý của nhà vua và rất dã man. “Nhà vua đặt vạc dầu lớn ở nơi sân, nuôi cọp trong cũi và hạ lệnh rằng:
- Có ai phạm pháp sẽ bị nấu, hoặc cho cọp xé thây” [13, tr 91].
Sang nhà Tiền Lê, vua Lê Ngọa triều (Lê Long Đĩnh (1006-1009)) “Ƣa chém giết. Có ngƣời phạm tội sắp phải thi hành thì vua bắt lấy cỏ tranh quấn vào ngƣời rồi đốt. Lại sai tên hề là Lê Thủ Tâm cầm con dao cùn nhụt mà sả vào ngƣời phạm tội để cho lâu chết” [13, tr 105].
Tiếp nhà Lý, những hình án trên của nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã đƣợc bãi bỏ, nhƣng nhà vua còn tự mình giải quyết những vụ tố tụng vào ngục tù. Luật pháp của nhà Lý đƣợc quy định lại, năm 1042, dƣới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) ban hành bộ Hình thư, nhƣng chƣa biên soạn đầy đủ.
Đến nhà Trần, dƣới triều vua Trần Dụ Tông, Trƣơng Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn đã biên soạn bộ Hình thư năm 1341.
Trƣơng Hán Siêu là một trụ cột học vấn của triều đình, mà sách Đại Việt
sử ký toàn thư còn coi ông là có học vấn vững chắc hơn Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn, đã đồng tác giả biên soạn cuốn sách luật mới ở Việt Nam.
Ngƣời có công đó là Trƣơng Hán Siêu, khẳng định ông là ngƣời đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.
* Trương Hán Siêu - Người có tầm nhìn du lịch sớm nhất Việt Nam
Đƣơng thời, Trƣơng Hán Siêu là ngƣời đi qua nhiều nơi, thích tiêu dao nhƣ một lữ khách. Ông đã từng đặt chân lên đất Lạng Giang ở phía Bắc, lại còn vào Hóa Châu (Thừa Thiên Huế ngày nay) để trấn an bờ cõi phía Nam, khi đó quân ngoại bang thƣờng đến quấy phá. Cũng chính vì thế, ông biết
nhiều miền đất của dân tộc và tự nhận là ngƣời “khách” trong Bạch Đằng
giang phú (bài phú sông Bạch Đằng) đƣợc viết vào khoảng trƣớc năm 1340, có cái thú du lịch, thích tự do, phóng khoáng giao cảm với thiên nhiên và cảnh đẹp:
Khách; có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt Cửu Giang, Ngũ hồ,
Đây là những địa danh quen thuộc đầy thi hứng văn chƣơng trong sách vở Trung Quốc, cách xa hàng ngàn dặm làm sao Trƣơng Hán Siêu có thể đến đƣợc? Nhắc đến chúng, chỉ là cách phô diễn quen thuộc có tính chất ƣớc lệ của một thời, gián tiếp, ông nói về cái chí của mình, hoàn thiện đặc điểm thích du lịch của nhân vật “khách”:
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Ông đi nhiều, biết rộng, vì “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, vì
học đƣợc ở Tử Trƣờng - tên chữ của Tƣ Mã Thiên, sử gia Trung Quốc nổi tiếng, ngƣời từng đi du lịch rất nhiều nơi:
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Trƣơng Hán Siêu chính là một lữ khách, có tâm hồn lãng du. Ông đã tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn của Tử Trƣờng: du lịch không chỉ để ngắm hoa, thƣởng trăng, thấy những vẻ đẹp thiên tạo mộng mơ hùng vĩ, mà điều quan trọng hơn là về cội nguồn, tìm đến những nơi cha ông đã lập nên chiến công hiển hách để chiêm ngƣỡng, ngợi ca, tích lũy vốn sống, giúp tâm hồn, tƣ tƣởng mình thêm phong phú, làm đẹp cho đời. Vì thế ông đã lênh đênh nhiều ngày trên sông Bạch Đằng, nhƣ dẫn dắt chúng ta đi thẳng đến những cảnh non nƣớc hùng vĩ của đất Việt, để ca ngợi con sông lịch sử gắn với những chiến
thắng huy hoàng. Bài Bạch Đằng giang phú là một tuyên ngôn bằng phú về
con ngƣời và tầm nhìn du lịch của Trƣơng Hán Siêu. Ông là ngƣời đầu tiên cảm nhận và minh chứng cái thú tiêu dao, thảnh thơi đi đây đi đó của con ngƣời. Đó phải chăng là quan điểm du lịch hành hƣơng về cội nguồn mà hiện nay chúng ta đang thực hiện: về với đền Hùng (Phú Thọ), đến Cố đô Hoa Lƣ (Ninh Bình), vào cố đô Huế, ra thủ đô Hà Nội, vào lăng viếng Bác và biết bao
di tích lịch sử thơ mộng, kỳ ảo khác, cũng là để tiếp thêm sức mạnh truyền thống. Ông là ngƣời đầu tiên minh chứng, cảm nhận sự khao khát muốn khám phá thiên nhiên, tìm về với thiên nhiên và thấy đƣợc mối tƣơng quan giữa con ngƣời và thiên nhiên phải hòa nhập với nhau.
Cảm hứng du lịch mới mẻ của Trƣơng Hán Siêu còn thể hiện trong bài
Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký:
“Sao sự hƣng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mƣơi năm mà đã trở thành dấu vết cũ? Từ có vũ trụ đã có núi này, khách lên núi dạo chơi rồi vắng