Trương Hán Siêu trong nền văn học dân tộc

Một phần của tài liệu Danh nhân văn hoá trương hán siêu (Trang 44)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.4.1. Trương Hán Siêu trong nền văn học dân tộc

Trƣơng Hán Siêu là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn ở thời Trần. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét về Trƣơng Hán Siêu: “Là ông quan văn học, vƣợt hẩn mọi ngƣời, cứng cỏi và cƣơng trực” [11, tr 264].

Là một văn thần cột trụ của triều đình, trong hoạt động chính sự của Trƣơng Hán Siêu, ông đã sử dụng học vấn một cách đắc lực ở mọi chức trách. Trong tƣ cách Học sĩ Viện Hàn lâm, ông là ngƣời thay mặt vua soạn thảo văn

chƣơng chiếu cáo ban bố cho toàn dân, và văn từ trao đổi ngoại giao giữa Đại Việt và các nƣớc. Với tƣ cách là ngƣời chế định bộ Hình thư, ông là ngƣời đặt nền tảng cho một triều đình vận hành theo luật pháp. Với tƣ cách là ngƣời biên soạn bộ Hoàng triều đại điển cùng Nguyễn Trung Ngạn (1289-1368?), ông là ngƣời góp phần xây dựng những nghi thức, điển chế nhằm đƣa các hình thức hoạt động của triều đình vào nề nếp quy củ, phản ánh tƣ thế của một triều đại văn minh... Đó đều là những tƣ cách văn hóa sáng rỡ, góp phần nâng cao phong khí, thể diện của một vƣơng triều và một thời đại - thời đại Lý - Trần.

Văn học không chỉ cho ta thấy những đóng góp của Trƣơng Hán Siêu về mặt chính trị mà còn làm toát lên vẻ đẹp trong nhân cách của một danh nhân xƣa. Ở Trƣơng Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trƣơng Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nƣớc thì không có gì sai nhƣng hình nhƣ vẫn chƣa đủ. Nhà thơ, nhà văn Việt Nam xƣa nay rất ít ngƣời thờ ơ trƣớc vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: “Nước biếc non xanh thuyền

gối bãi /Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Nguyễn Trãi). Trƣơng Hán

Siêu cũng thế. Nhƣng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình nhƣ còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thƣờng trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Nhƣ chính ông phô bày trong vai một ngƣời “khách” ở bài Bạch Đằng giang

phú, hầu nhƣ cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngƣợc xuôi tìm đến

mọi danh lam thắng cảnh:

Khách có kẻ,

Giương buồm giong gió chơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt

Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Nơi có người đi đâu mà chẳng biết

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều Mà tráng trí tứ phương vẫn còn tha thiết

Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trƣơng Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông đƣợc đọc qua sách vở, hay là thông qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chƣa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiên nhiên nhƣ cái đích tìm kiếm của ông dƣờng nhƣ có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con ngƣời, và cũng là chứng tích để con ngƣời nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chƣớc “thú tiêu dao” của Tử Trƣờng tức Tƣ Mã Thiên (135?-87 trƣớc CN) - nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trƣớc khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dƣỡng tình cảm và thu nhận kiến thức. Trƣơng Hán Siêu cũng bắt mình làm nhƣ vậy:

Bèn giữa dòng chừ buông chèo, Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, nổi trôi mặc chèo.

Ở phần trên, các địa danh tuy “thực” mà đều là “ảo” - địa danh trong thƣ tịch, không phải trong thực tế - thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đƣa ra một cái tên Bạch Đằng chƣa hề có trong các pho sách kinh điển nhƣng lại hiển hiện trƣớc mắt với tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó. Vẫn trong vai “khách”, ông làm nhƣ chƣa biết gì về cái nơi mình đang đứng, trầm tƣ và thắc mắc trƣớc quang cảnh buồn thảm của Bạch Đằng hiện hữu: “Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu”, để rồi sau đó mới mƣợn lời “các

bô lão” nêu đích danh sức nặng lịch sử của cái tên Bạch Đằng:

Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu.

Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau Vái ta mà thưa rằng:

Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao

Điều Trƣơng Hán Siêu muốn tìm kiếm ở thiên nhiên đến đây đã đƣợc thỏa mãn: Bạch Đằng hiện diện trƣớc mắt không phải chỉ chứa đựng vẻ đẹp trữ tình man mác gợi bao nhiêu nỗi niềm cho du khách, mà nó còn tiềm ẩn cả vẻ đẹp hào hùng và dữ dội của hai trận thắng oanh liệt trong hai thời đại - một bức tranh sóng đôi của lịch sử đất nƣớc chống xâm lăng. Bằng thủ pháp dồn nén sự sống nhiều tầng nhiều lớp vào một địa điểm có vị trí đặc biệt trong tâm tƣởng mọi con ngƣời Việt Nam, đặt nó nhƣ một đối trọng nặng cân đối với những địa danh ảo dẫn ra ở trƣớc, Trƣơng Hán Siêu đã cấp cho cái tên Bạch Đằng một huyền thoại sống, xứng đáng xếp liền với những cái tên Nguyên, Tƣơng, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng... đã quen thuộc trong điển tích thi ca. Ông hoàn toàn thành công trong việc điển tích hóa địa danh Bạch Đằng. Nhƣng đứng về cảm quan thiên nhiên, ông còn muốn nói một điều hơn thế. Ông nhìn ra trong thiên nhiên cái đẹp bề ngoài và cái đẹp bên trong, chúng bổ sung trọn vẹn cho nhau. Nếu cái đẹp bề ngoài chỉ mới làm cho ngƣời ta thƣởng thức bằng trực cảm, bắt ngƣời ta đặt những chấm than, những câu hỏi buông lửng trƣớc vẻ hoang sơ của thiên nhiên, thì cái đẹp bên trong là sức sống cƣờng tráng của thiên nhiên nhìn xuyên thời gian, có bàn tay khối óc con ngƣời in dấu. Cái đẹp ấy không hiện ra dễ dàng cho ngƣời ta thấy, thậm chí trải qua vật đổi sao dời tƣởng có thể mất đi. Nhƣng không, nó vẫn mãi còn đấy. Nó là dòng ý thức đƣợc sống dậy trong chủ thể tiếp nhận, giúp cho thiên nhiên không còn mang tính tự nó.

Cùng một mạch suy nghĩ, trong bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Trƣơng Hán Siêu còn đƣa tầm nhìn vƣợt lên rất xa khỏi con mắt thế tục, tìm thấy mối tƣơng quan giữa tạo tác của thiên nhiên và điểm tô của con ngƣời nhƣ là một sự bổ sung, tiếp nối, qua lại giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, cái chốc lát và cái trƣờng tồn: “Nghĩ đến việc nhà sƣ lấn chân mây, xếp từng hòn đá, từ một tấc đến một thƣớc, từ một thƣớc đến một nhận, một bƣớc tiến thêm một bƣớc, một tầng cao thêm một tầng. Tới lúc tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hóa, thì bọn sƣ sãi tầm thƣờng đâu có thể sánh đƣợc”. Ông tin tƣởng rằng mọi sự biến diệt cứ diễn ra nhƣng con ngƣời sẽ không bao giờ chịu để cho hóa công đào thải theo quy luật tang thƣơng dâu bể: “Than ôi! Mai sau mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tƣợng biến đổi; nếu lại có kẻ buông lời than thở nhƣ ta lẽ nào không có vài ngƣời nhƣ sƣ Nhu xây dựng lại? Việc ấy không đoán trƣớc đƣợc”. Ông đã có tầm đứng của một tƣ cách kép: một triết nhân và một thi nhân, có tƣ duy triết lý quyện lẫn với cảm xúc trữ tình: “Còn nhƣ non xanh nƣớc biếc, bóng tháp in dòng, lúc chiều tà buông chiếc thuyền con lênh đênh dƣới núi, nâng mái bồng nhìn quanh ngạo nghễ, gõ mạn thuyền ca khúc Thƣơng Lang, thử sợi dây câu tìm phong cách thanh cao của Tử Lăng, dạo chơi Ngũ Hồ hỏi ƣớc cũ của Đào Chu... thì cảnh này tình này duy có ta với non sông này biết nhau mà thôi” .

Thơ văn Trƣơng Hán Siêu đều là những tác phẩm sáng giá, tuy nhiên không còn nhiều. Nói về số lƣợng thì không nên cô lập một mình Trƣơng Hán Siêu mà xét, mà nên đặt ông vào hệ thống tác gia văn học Lý - Trần. Một khoảng thời gian cách nay đã trên 700 năm, lại từng diễn ra không biết bao nhiêu biến cố khốc liệt, một áng văn hay thơ còn đến đƣợc với ngƣời đọc hiện đại mà không sứt mẻ đã là sự kiểm chứng và định giá khách quan nhất. Một nhà văn chỉ còn lại một bài thôi nhƣ Dƣơng Không Lộ (?-1119), Đặng Dung (?-1414)... vẫn đủ tƣ

cách một nhà văn lớn. Vậy, Trƣơng Hán Siêu với 2 bài văn, 1 bài phú, một chùm thơ 4 bài và một bài thơ độc lập, trong đó 2 bài văn vẫn còn khắc vững chãi trên đá, quả không thể xem thƣờng. Với số lƣợng đó và với sức mạnh nghệ thuật của văn thơ ông, Trƣơng Hán Siêu đáng xếp vào những nhà văn “chiếu trên”, với các thể loại đa dạng, trong số các tác gia Lý - Trần.

Nhƣ vậy, tuy số lƣợng tác phẩm không còn nhiều nhƣng với ngòi bút uyên bác Trƣơng Hán Siêu đã khẳng định đƣợc tên tuổi, vị trí quan trọng của mình trong nền văn học thời Trần nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung. Những tác phẩm nổi tiếng cũng nhƣ những giá trị đặc sắc ẩn trong các tác phẩm của ông sẽ mãi luôn trƣờng tồn với thời gian.

Một phần của tài liệu Danh nhân văn hoá trương hán siêu (Trang 44)