Một số chiến lược về giá của các loại hoa Lily, hoa Loa kèn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hái và tiêu thụ hoa lily hoa loa kèn (Trang 41)

- Bán trực tiếp:

2. Quảng bá giới thiệu sản phẩm

2.5. Một số chiến lược về giá của các loại hoa Lily, hoa Loa kèn

2.5.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá của sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn

a, Yếu tố nội bộ

Khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoa Lily, hoa Loa kèn đã xác định được thị trường mục tiêu, xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường thì điều đó có nghĩa là chiến lược marketing hỗn hợp trong đó có chiên lược giá sẽ thực hiện được một cách thuận lợi hơn nhiều. Khi doanh nghiệp đã xác định rõ mục tiêu thì việc đánh giá hoa Lily, hoa Loa kèn sẽ dễ dàng hơn

Việc xác định giá rất quan trọng, nó liên quan chặt chẽ với việc ước tính đúng và đủ các yếu tố chi phí cố định cũng như chi phí biến đổi.

Thị trường và lượng cầu: chi phí sẽ làm nên giá tối thiểu cho việc xác định giá và thị trường sẽ quyết định giá tối đa. Để nắm rõ vấn đề này chúng ta cần phải tìm hiểu một số yếu tố sau:

- Giá cả hoa Lily, hoa Loa kèn ở các loại thị trưởng khác nhau

- Những cảm nhận của khách hàng về giá cả và giá trị của các loại hoa Lily, hoa Loa kèn ra sao

- Phân tích mối quan hệ giá cả và lượng cầu

Độ co giãn của lượng cầu trước những biến động về giá cả

Giá cả của đối thủ canh tranh: giá cả, chất lượng sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn , cũng như những phản ứng của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề định giá của doanh nghiệp

Các yếu tố môi trường cũng như điều kiện kinh tế, phản ứng của giới bản lẻ, sự can thiệp của nhà nước....điều phải xem xét trước khi định giá các sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn của doanh nghiệp

2.5.2. Các căn cứ đề định giá

Định giá theo người mua: đây là các định giá dựa vào sự nhận thức của khách hàng về các sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn của doanh nghiệp chứ không dựa vào chi phí sản xuất. Doanh nghiệp phải sử dụng các nỗ lực marketing của mình để xây dựng giá trị sản phẩm trong tâm trí của người tiêu dùng. Đồng thời phải khám phá nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh so với sản phẩm của doanh nghiệp mình ra sao. Ví dụ người tiêu dùng chấp nhận mua 1kg cà chua nhãn hiệu Vietlinh trong siêu thị với giá 30.000 đ mà không mua ở những người bán hàng rong với giá chỉ có 15.000đ.

Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành: là việc định giá dựa vào giá trị của đối thủ cạnh tranh và ít chú ý vào chi phí cũng như cầu trên thị trường. Doanh nghiệp có thể định giá bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn một chút so với đối thủ cạnh tranh, nó áp dụng phổ biến đối với những thị trường mà độ co giãn rất khó đo lường.

Trên cơ sở định giá ban đầu cho các sản phẩmhoa Lily, hoa Loa kèn , các nhà sản xuất kinh doanh hoa Lily, hoa Loa kèn có thể điều chỉnh giá dựa vào những lợi thế về sản phẩm của mình thông qua một số chiến lược giá cả:

2.5.3. Một số chiến lược giá cả

Chiến lược hớt váng sữa: đây là chiến lược tập trung vào một số thị trường nhỏ nhưng lợi nhuận cao. Chiến lược này thường áp dụng đối với một số sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn cao cấp phục vụ cho ít khách hàng, các nhà hành, khách sạn cao cấp và phục vụ cho xuất khẩu. Áp dụng chiến lược này, các doanh nghiệp thường đặt giá cao nhất cho sản phẩm, tới mức tiêu thụ giảm xuống thì doanh nghiệp lại giảm giá để thu hút thêm các khách hàng mới.

Chiến lược giá xâm nhập. đây là chiên lược đối lập với chiến lược vớt váng sữa, các doanh nghiệp sản xuất cung ứng hoa Lily, hoa Loa kèn thường định giá

ban đầu thấp để nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường với doanh số lớn và nhờ đó các doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn.

Chiến lược chủ động thay đổi giá cả: đối với một số các sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn có lợi thế so sánh về nhu cầu lúc trái vụ hay lúc khan hiếm trêm một số thị trường, khi đó các doanh nghiệp sản xuất cung ứng hoa Lily, hoa Loa kèn nên chớp cơ hội để tăng giá lên. Tuy nhiên, các sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn không thể bảo quản và tích lũy lâu như một số sản phẩm công nghiệp khác. Vì thế, khi nhu cầu trên thị trường giảm sút, chúng ta nên có biện pháp điều chỉnh lại năng lực sản xuất cung ứng, không nên áp dụng chiến lược bán phá giá như một số sản phẩm công nghiệp khác.

Chiến lược định giá bán tại cửa các trang trại: người mua sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển các sản phẩm ra từ cửa trang trại (nơi giao hàng của người bán) tới địa điểm cuối cùng của người mua. Ưu điểm của chiến lược này là người bán không phải lo chi phí vận chuyển. Nhược điểm là người bán dễ bị mất khách háng nếu các đối thủ cạnh tranh áp dụng các mức giá và phương thức bán hàng có lợi hơn cho người mua.

Chiến lược định giá bao gồm cả chi phí vận chuyển: các chủ trang trại sẽ tính thêm vào giá bán các khoản chi phí vận chuyển bình quân, ngoài giá gốc của các sản phẩm hoa Lily, hoa Loa kèn. Ưu điểm là việc tính toán đơn giản, hấp dẫn người mua có cự ly vận chuyển dài hoặc không có điều kiện tự tổ chức vận chuyển và bảo đảm tính thống nhất về giá cho mọi khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không hấp dẫn đối với những người mua có cự ly vận chuyển ngắn hoặc có khả năng tự tổ chức vận chuyển với chi phí thấp hơn.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hái và tiêu thụ hoa lily hoa loa kèn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w