Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao và sự phối hợp, ủng hộ của các Bộ, ngành, các cấp ủy chính quyền địa phương, việc đổi mới tổ chức hoạt động của ngành Tòa án nhân dân nói chung, công tác cán bộ nói riêng ngày càng được đẩy mạnh.
Đội ngũ công chức, Thẩm phán toàn ngành tiếp tục được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Theo chỉ tiêu biên chế được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 770/2009/UBTVQH12 ngày 23/02/2009 và Nghị quyết số 473a/NQ-UBTVQH13 ngày 28/03/2012, tổng số biên chế của Tòa án nhân dân các cấp là 15.237 người trong đó có 120 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và 6.035 Thẩm phán Tòa án nhân địa phương.
Nhìn chung, đa số công chức, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ, trong đó có cả Thẩm phán có biểu hiện mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật hoặc cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo thống kê từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/9/2012, toàn ngành có 46 người bị xử lý kỷ luật (gồm 30 Thẩm phán và 16 công chức khác), trong đó: xử lý kỷ luật là 36 trường hợp và chuyển cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 10 trường hợp.
Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập và sai phạm nêu trên có thể là do: -Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; không chịu rèn luyện, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối; ở một bộ phận Thẩm phán còn hạn chế về chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc
73
tế chưa được cập nhật thường xuyên...tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn triệt để gây nên sự trì trệ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành.
- Cơ chế tuyển dụng cán bộ còn nhiều bất cập do chưa đổi mới về cơ chế và chính sách thu hút của ngành, nhất là đối với các vùng miền có khó khăn về nguồn tuyển dụng; kỷ luật công vụ ở một số đơn vị còn lỏng lẻo do công tác bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ chưa khoa học, chưa phù hợp; công tác quy hoạch cán bộ chưa có tính khả thi, do chưa đánh giá đúng cán bộ; công tác luân chuyển cán bộ rất khó thực hiện do chưa có cơ chế, chế độ chính sách kèm theo luân chuyển và việc sử dụng cán bộ sau luân chuyển; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo do chưa thực hiện việc rà soát, phân loại, xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ và lập kế hoạch đào tạo sát với yêu cầu nên thể hiện ở việc đào tạo, bồi dưỡng mang tính chỉ tiêu, hình thức và chưa gắn kết với các khâu trong công tác cán bộ, nhất là các khâu luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
- Cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ trong ngành chậm đổi mới, chưa chủ động tham mưu đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác cán bộ; trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ còn yếu kém.
Từ những nguyên nhân, tồn tại và sai phạm nêu trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân như sau:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ. Chủ động bố trí, sắp xếp công chức có năng lực, triển vọng đảm nhiệm các công việc để có điều kiện học tập, thử thách, rèn luyện, phấn đấu và tự khẳng định, nhất là đối với diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ có chức danh tư pháp. Nghiên cứu, triển khai kết luận của Bộ chính trị về việc
74
giao nhiệm vụ đào tạo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đào tạo cán bộ của ngành Tòa án nhân dân và ngành Viện kiểm sát nhân dân (Thông báo số 116-TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ chính trị). Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngành Tòa án nhằm đáp ứng với tiêu chuẩn chức danh và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật kiến thức, thông tin mới về văn bản quy phạm pháp luật, về nghiệp vụ, về tin học ngoại ngữ...đặc biệt là trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay.
- Đổi mới chế độ, chính sách tiền lương cho Thẩm phán theo đặc thù của ngành Tòa án nhân dân.
Hiện nay, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo vụ Tổ chức-Cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan trong và ngoài ngành Tòa án, căn cứ vào định hướng cải cách chính sách tiền lương của Đảng và Nhà nước, xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2013-2020.
- Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ và đạo đức tác phong của cán bộ; xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật công vụ, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.
Thực hiện tốt chế độ kiểm tra cán bộ, đảng viên của cơ quan trong việc chấp hành quan điểm, đường lối của Đảng. Để việc kiểm tra đạt hiệu quả cao khi thực hiện việc kiểm tra, cần dựa vào các tổ chức đảng và đảng viên trong ngành, trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm của cán bộ để có biện pháp sửa chữa, khắc phục. Kịp thời xử lý công bằng, công minh, đúng pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật công vụ, đạo đức nghề nghiệp.