Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn thành phố Hà Nội) Luận văn ThS. Luật (Trang 69)

Để hạn chế những bất cập của Bộ luật hình sự và tăng tính hiệu quả khi Tòa án quyết định hình phạt tù có thời hạn thì những quy định về hình phạt tù có thời hạn và quyết định hình phạt tù có thời hạn cần được nghiên cứu sửa đổi theo hướng sau:

Thứ nhất là, cần có hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm tội về yếu tố “định lượng” để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội.

Cụ thể là đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm về tham nhũng việc quy định khung hình phạt có mức thấp nhất và cao nhất trong cùng một Khoản của Điều luật có khoảng cách quá rộng thể hiện tính linh hoạt nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra sự tùy tiện khi quyết định hình phạt tù giam.

Về nhược điểm này, tôi xin đề xuất công thức tính mang tính định lượng tương đối như sau:

- Đối với những tội phạm mà hình phạt tù được quyết định theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt như đối với các tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản Điều 137, tội Trộm cắp tài sản Điều 138, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 139, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 140, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 143, thì có thể chia định lượng tương đối là 10.000.000 đồng tương ứng với 06 tháng tù giam để quyết định hình phạt.

Ví dụ: theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS, tài sản trộm cắp

65

hình phạt từ 06 tháng tù đến 03 năm tù. Như vậy có thể chia theo định lượng một cách tương đối như sau:

+ Nếu tài sản trộm cắp có giá trị từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt từ 30 tháng tù đến 36 tháng tù.

+ Nếu tài sản trộm cắp có giá trị từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 24 tháng tù đến 30 tháng tù.

+ Nếu tài sản trộm cắp có giá trị từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 18 tháng tù đến 24 tháng tù.

+ Nếu tài sản trộm cắp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 12 tháng tù đến 18 tháng tù.

+ Nếu tài sản trộm cắp có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 06 tháng đến 12 tháng tù.

- Đối với một số tội phạm về tham nhũng như tội Tham ô tài sản Điều 278 BLHS, tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản Điều 280 BLHS, thì có thể chia định lượng tương đối là 10.000.000 đồng tương ứng với 01 năm tù giam để quyết định hình phạt.

Ví dụ: theo quy định tại khoản 1 Điều 278 BLHS, tài sản chiếm đoạt

có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tương ứng với khung hình phạt từ 2 năm tù đến 7 năm tù. Như vậy, có thể chia theo định lượng một cách tương đối như sau:

+ Nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt từ 6 năm tù đến 7 năm tù.

+ Nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt từ 5 năm tù đến 6 năm tù.

+ Nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 4 năm đến 5 năm tù.

+ Nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 3 năm đến 4 năm tù.

66

+ Nếu tài sản trộm cắp có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì tương ứng với mức hình phạt là 2 năm đến 3 năm tù.

- Tiếp theo, Thẩm phán căn cứ các quy định chung theo Điều 45 BLHS (nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự...) để tiếp tục lượng hình, thống nhất mức phạt tù cuối cùng đối với bị cáo.

Việc quyết định hình phạt tù còn phụ thuộc vào nhiều căn cứ, tuy nhiên việc quyết định hình phạt tù theo cách chia định lượng tương đối như trên có ưu điểm là rõ ràng và dễ dàng áp dụng thống nhất trong đa số các trường hợp.

Thứ hai là, về quyết định hình phạt tù trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình sự, đối với trường hợp tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, các nhà làm luật nước ta lại chưa quy định rõ: không quá một phần hai (1/2) hay không quá ba phần tư (3/4) mức phạt tù là của mức phạt tù cao nhất hay mức phạt tù thấp nhất hay chia trung bình.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, khi quyết định hình phạt trong các trường hợp này, thì Tòa án lượng hình và quyết định hình phạt tù có thời hạn như trong trường hợp hành vi phạm tội đã hoàn thành, sau đó nhân kết quả này với tỷ lệ một phần hai (1/2) đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và nhân với tỷ lệ ba phần tư (3/4) đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, sau đó Tòa án quyết định hình phạt tù không quá các mức kết quả đã nhân trên, cho phù hợp với lý luận và thực tiễn, đồng thời bảo đảm các nguyên tắc công bằng.

Thứ ba là, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 03 tháng lên 06 tháng vì ba lý do. Một là, với thời hạn dưới 06 tháng cách ly khỏi xã hội rất khó có thể tổ chức cải tạo, giáo dục hiệu quả đối với người phạm tội. Hai là, trên thực tế,

67

những trường hợp Tòa án tuyên phạt tù thời hạn dưới 6 tháng thường là xử phạt tù bằng với thời hạn tạm giam và trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa. Có thể nói, đây là trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng lẽ họ có thể được áp dụng hình phạt không phải tù giam hoặc cho hưởng án treo. Ba là, việc nâng mức tối thiểu của hình phạt tù tạo điều kiện cho người làm luật quy định chế tài các tội ít nghiêm trọng chỉ bao gồm các hình phạt không tước tự do, tức là hình phạt tù cần được thay thế bằng hình phạt khác không tước tự do đối với người phạm tội (như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) là hợp lý và hiệu quả hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, tăng cường áp dụng các biện pháp không mang tính giam giữ đúng với quan điểm cải cách tư pháp mà Đảng đã đề ra.

Thứ tư là, để tạo cơ hội cho người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới

16 tuổi khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được áp dụng hình phạt không tước tự do. Theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 BLHS thì một trong những điều kiện để áp dụng hình phạt Cảnh cáo và Cải tạo không giam giữ là phạm tội ít nghiêm trọng như vậy người chưa thành niên từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS chỉ có thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn mà thôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, tôi đề xuất phương án sửa đổi điều 29 và điều 31 BLHS bằng cách thêm cụm từ “Trừ trường hợp người phạm tội chưa đủ 16 tuổi”, như sau:

Điều 29.Cảnh cáo:

Cảnh cáo được áp dụng được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (trừ trường hợp người phạm tội chưa đủ 16 tuổi) và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Điều 31. Cải tạo không giam giữ

68

người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định (trừ trường hợp người phạm tội chưa đủ 16 tuổi) mà đang có nơi làm việc ổn định....

Đồng thời, xác định rõ nguyên tắc hình phạt tù áp dụng đối với người chưa thành niên phải là biện pháp cuối cùng, khi không lựa chọn được các hình phạt khác thích hợp hơn. Bên cạnh đó, để cân bằng lợi ích giữa việc bảo vệ người chưa thành niên và lợi ích xã hội trong việc bảo vệ trật tự, an toàn xã hội thì cần nghiên cứu sửa đổi quy định về chế tài hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong một số ít trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ năm là, cần nghiên cứu rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa trong khung hình phạt của một số điều luật cụ thể. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, tỷ lệ tăng (hoặc giảm) của tội phạm trên thực tế...

Cụ thể như:

- Khoản 1 Điều 202 BLHS có khung hình phạt là từ 06 tháng đến 05 năm cần sửa đổi lại thành từ 06 tháng đến 03 năm để phù hợp với khung hình phạt tại khoản 2 Điều 202 là từ 03 năm đến 10 năm.

- Khoản 1 Điều 113 BLHS có khung hình phạt từ 06 tháng đến 05 năm cần sửa đổi lại thành từ 01 năm đến 05 năm.

- Khoản 1 Điều 155 BLHS có khung hình phạt từ 06 tháng đến 05 năm cần sửa đổi lại thành từ 01 năm đến 05 năm.

- Khoản 1 Điều 156 BLHS có khung hình phạt từ 06 tháng đến 05 năm cần sửa đổi lại thành từ 01 năm đến 05 năm.

- Khoản 2 Điều 165 BLHS có khung hình phạt từ 03 năm đến 12 năm cần sửa đổi lại thành từ 05 năm đến 12 năm.

69

- Khoản 1 Điều 231 BLHS có khung hình phạt từ 03 năm đến 12 năm cần sửa đổi lại thành từ 05 năm đến 12 năm.

Hoàn thiện luật hình sự phải được tiến hành song song cả về nội dung và về hình thức. Trong đó, cần chú ý đặc biệt đến kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm. Quá trình hoàn thiện luật hình sự cần phải vừa là bổ sung và vừa là loại trừ vừa là hình sự hoá vừa là phi hình sự hoá.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn thành phố Hà Nội) Luận văn ThS. Luật (Trang 69)