Giải pháp về áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn thành phố Hà Nội) Luận văn ThS. Luật (Trang 74)

Việc hoàn thiện pháp luật hình sự phải được thực hiện song song với việc áp dụng pháp luật hình sự mới đảm bảo được tính phù hợp của lý luận với thực tiễn xét xử.

Một trong những yêu cầu đầu tiên là phải có một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ và rõ ràng là tiền đề quan trọng để áp dụng pháp luật đúng đắn. Chính công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm chất lượng và tiến độ, quy định chi tiết hơn nữa về khung hình phạt cụ thể đối với từng nhóm tội, từng loại tội, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật với công tác tổng kết thực tiễn xét xử để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử.

Trong những năm qua, việc xây dựng, ban hành kịp thời, đầy đủ, bảo đảm chất lượng các dự án Luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luôn là ưu tiên hàng đầu và luôn nhận được sự quan tâm thường xuyên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo Tòa án dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra nhiều biện pháp, giải pháp chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, phân công xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp luật. Yêu cầu trên đòi hòi phải hệ thống hóa toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật, xem xét cả về lý luận và thực tiễn loại bỏ những văn bản đã lỗi thời, không phù hợp với thực tế, sửa đổi bổ sung nhưng văn bản vẫn còn giá trị sự dụng thi hành trong thực tế xét xử.

70

Trước yêu cầu trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về quyết định hình phạt tù như sau:

- Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật hình sự.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được tiến hành khẩn trương và bước đầu đạt kết quả tốt. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức nghiên cứu, biên tập, in và cấp phát đến các đơn vị và Tòa án nhân dân các cấp ở địa phương các Nghị quyết Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao, các văn bản hướng dẫn thi hành và công văn giải thích để thống nhất áp dụng trong toàn ngành. Trong thời gian tới, cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hình sự trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho cán bộ, công chức và nhân dân. Cùng với đó, tiếp tục tổ chức tập huấn chuyên sâu, trao đổi, thảo luận các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện.

- Hai là, thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm để bảo đảm chất

lượng của hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự.

Tổng kết kinh nghiệm trong xét xử án hình sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành tòa án. Bởi lẽ, thông qua hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm để thấy được những gì làm được, chưa làm được qua đó rút ra bài học kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử. Nguyên nhân do đâu dẫn đến những sai sót, những quy phạm pháp luật nào không còn phù hợp với thực tế cuộc sống cần sửa đổi, bổ sung, từ đó có những kiến nghị xem xét, sửa đổi, giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước và công dân. Tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết án hình sự thực chất là tổng kết việc áp dụng pháp

71

luật trong hệ thống cơ quan Toà án theo những chủ đề nhất định và trong một thời gian nhất định như nêu các bản án, quyết định đúng đắn, chính xác, có tính mẫu mực để toàn ngành học tập và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thoả đáng, còn có những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc chọn quy phạm pháp luật để rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá thực chất về sự chính xác, phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp luật sau khi được Nhà nước ban hành: những quy phạm pháp luật nào phát huy tác dụng tốt; những quy phạm pháp luật nào còn mang tính chung chung, trừu tượng khó thực hiện; những quy phạm pháp luật nào quy định quá cụ thể, cứng nhắc không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống xã hội. Từ đó, cần có những đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, giải thích, hướng dẫn những quy phạm pháp luật nhằm không ngừng nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật.

- Ba là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện pháp luật

hình sự, tố tụng hình sự; ban hành, sửa đổi, bổ sung, giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời để tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ, mang tính khả thi cao, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng làm cơ sở cho việc bảo đảm áp dụng pháp luật đúng đắn.

- Bốn là, thường xuyên thực hiện công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Đây cũng là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nâng cao năng lực và trí tuệ ngang tầm với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội luôn biến động và phong phú. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật thông qua khảo sát, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nâng cao chất lượng của các văn bản giải thích, hướng dẫn góp phần bảo đảm sự thống nhất của pháp luật.

72

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn thành phố Hà Nội) Luận văn ThS. Luật (Trang 74)