Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 89)

81

khác. TSDH khác chủ yếu là chi phí trả trƣớc dài hạn chi trả cho ciệc thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó để tăng hiệu quả sử dụng TSDH cần tập trung vào tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty cần thực hiện một số giải pháp:

- Hoàn thiện quy trình mua sắm TSCĐ

Công tác đầu tƣ mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của công ty do đây là hoạt động bỏ vốn đầu tƣ dài hạn. Trƣớc khi ra quyết định công ty cần xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ, tiến hành thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng để đƣa ra những quyết định tối ƣu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tƣ mới.

Để xác định nhu cầu cho từng loại TSCĐ, công ty cần kế hoạch hoá việc đầu tƣ mới TSCĐ. Thông qua các mục tiêu đề ra trong kế hoạch, công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng đƣợc xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao lâu; có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ đƣợc mua sắm, xây dựng hiện đại, chất lƣợng tốt và giá thành hợp lý hơn. Từ việc lập kế hoạch đầu tƣ máy móc thiết bị, công ty có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân cho phù hợp với trình độ trang bị TSCĐ trong tƣơng lai; đƣa ra những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tƣ mới TSCĐ tránh lãng phí vốn đầu tƣ.

- Tăng cƣờng đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dƣỡng TSCĐ Việc tăng cƣờng công tác quản lý sử dụng, bảo dƣỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc liên tục, năng suất lao động sẽ đƣợc nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm tạo lợi thế về chi phí sản phẩm của công ty để

82 cạnh tranh trên thị trƣờng.

Tăng cƣờng đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dƣỡng TSCĐ giúp công ty nắm chắc tình trạng kỹ thuật và sức sản xuất của các TSCĐ hiện có. Từ đó có thể lên kế hoạch đầu tƣ, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tƣơng lai; Đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong quá trình sản xuất; Bố trí dây chuyền công nghệ hợp lý trên diện tích hiện có; Giúp TSCĐ cảu công ty có thể duy trì hoạt động liên tục với công suất cao, tạo ra đƣợc các sản phẩm có chất lƣợng tốt, giá cả cạnh tranh.

- Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến

Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ gây ứ đọng vốn trong khi doanh nghiệp càng cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy công ty cần thanh lý những TSCĐ đã hƣ hỏng, đồng thời có kế hoạch điều chuyển những TSCĐ không dùng đến nơi khác sử dụng.

- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ Gồm các nội dung:

+ Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính kế toán về quản lý và sử dụng TSCĐ

+ Công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải đƣợc tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hổi không đủ vốn đầu tƣ ban đầu.

+ Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thƣờng xuyên và chính xác. Việc đánh giá lại sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cho công ty.

Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ sẽ giúp công ty ghi chép, theo dõi chính xác tình hình biến động TSCĐ hiện có của công ty. Từ những số liệu theo dõi chính xác công ty có thể tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử

83

dụng TSCĐ từ đó đƣa ra những giải pháp tốt nhất.

3.3. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2011-2013 và nghiên cứu cơ sở lý luận về tài sản của doanh nghiệp, tôi có một số kiến nghị nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 89)