* Trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt, … sẽ có khả năng tiếp thu công nghệ mới tốt hơn, có nhiều sáng tạo, sáng tiến cải biến trong lao động sản xuất. Và do đó, sẽ sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Trình độ nguồn nhân lực còn bao gồm cả trình độ của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý có trình độ tổ chức giỏi sẽ có khả năng tổ chức, quản lý tốt đồng thời đƣa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình thị trƣờng thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quyết định đến việc lựa chọn hƣớng đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn hay dài hạn của doanh nghiệp. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn, dài hạn khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến hệ số sinh lợi của tài sản khác nhau và do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau sẽ có khách hàng khác nhau và do đó chính sách tín dụng khác nhau. Do vậy, tỷ trọng khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn khác nhau.
* Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp
Năng lực quản lý tài sản là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
23
nghiệp. Quản lý tài sản của doanh nghiệp đƣợc thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:
Quản lý tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Chính sách quản trị tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp bao gồm tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì lƣợng dự trữ thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, dự trữ quá ít lại có nhiều rủi ro thanh khoản.
Nội dung chủ yếu của quản lý tiền mặt bao gồm: xác định mức tồn quỹ tối ƣu, dự đoán đƣợc nguồn tiền xuất, nhập quỹ; quản lý chặt chẽ các nguồn tiền xuất nhập quỹ.
Quản lý hàng tồn kho
Các chỉ tiêu về hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có ba loại chính: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng hóa dự trữ đối với doanh nghiệp gồm ba bộ phận phổ biến nhƣ trên, nhƣng thông thƣờng, trong quá trình quản lý, ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất.
Quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng vì thế nên trên nguyên tắc thì quy mô các khoản phải thu càng nhỏ càng tốt. Quy mô các khoản phải thu phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, chính sách bán hàng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Thông thƣờng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng, quy mô các khoản phải thu càng tăng và ngƣợc lại.
24
Quản lý khoản phải thu hay cấp tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp là con dao hai lƣỡi. Doanh nghiệp quản lý tốt có thể tăng doanh số, mở rộng quan hệ hợp tác trong kinh doanh; quản lý không tốt có khả năng không thu hồi đƣợc vốn. Nội dung chính của quản lý các khoản phải thu bao gồm:
- Phân tích năng lực tín dụng khách hàng - Phân tích khoản tín dụng
- Theo dõi khoản phải thu
Quản lý các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
Các khoản đầu tƣ dài hạn do đặc điểm về thời gian thu hồi vốn dài nên thƣờng gặp rủi ro do sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng và biến động của thị trƣờng đầu tƣ.
Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi hoặc khi thị trƣờng của khoản đầu tƣ biến động, khoản đầu tƣ sẽ có giá trị tăng hoặc giảm hơn so với giá trị ban đầu. Do đó doanh nghiệp cần phân tích thị trƣờng kỹ lƣỡng để đảm bảo an toàn vốn cho khoản đầu tƣ.
Quản lý tài sản cố định
Nội dung quản lý tài sản cố định bao gồm: Quản lý đầu tƣ vào TSCĐ; quản lý sử dụng, bảo quản, sửa chữa TSCĐ; quản lý khấu hao TSCĐ; quản lý công tkê, đánh giá lại TSCĐ. Doanh nghiệp quản lý tốt TSCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần dành sự quan tâm thoả đáng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trƣớc hết doanh nghiệp cần hiểu rõ về tài sản, về các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản.
Trong phần lý luận này, luận văn đã đi sâu phân tích về tài sản ở các nội dung: khái niệm, cách phân loại, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản,… Từ đó làm tiền đề để nghiên cứu về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
26
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ