Nhóm giải pháp tăng sự đa dạng tiện ích

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 88)

Để có thể đưa các sản phẩm Ngân hàng điện tử ngày càng phổ biến vào đời sống của người dân, trước tiên AGRIBANK cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới, sản phẩm Ngân hàng điện tử. Khi đã đưa được sản phẩm Ngân hàng điện tử vào đời sống của người dân, tạo được lòng tin nơi khách hàng thì việc cung cấp những tiện ích của sản phẩm và sự đa dạng về sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của các Ngân hàng. Hiện tại, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển ở mức độ nhất định, các dịch vụ IB và MB không chỉ dừng lại ở giao dịch vấn tin tài khoản, kiểm tra số dư của tài khoản, thẻ tín dụng, thẻ Ngân hàng qua mobile, qua trang web nội bộ của Ngân hàng hoặc các giao dịch thông tin về lãi suất, tỷ giá qua điện thoại và thanh toán các dịch vụ công như trả tiền điện, nước, điện thoại, …nữa, mà đã phát triển đến các sản phẩm mới như: gửi tiết kiệm online, mở tài khoản được chọn số yêu thích, vay trực tuyến. Vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, AGRIBANK cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm Ngân hàng điện tử hiện tại và

phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Thứ nhất, phát triển các tiện ích của Internet Banking và ứng dụng Mobile

Banking. Ngoài việc kiểm tra số dư tài khoản, xem các giao dịch phát sinh, xem các thông tin, chuyển tiền nội bộ, AGRIBANK cần bổ sung thêm một số chức năng của sản phẩm như:

- Chuyển khoản liên ngân hàng - Gửi, rút tiết kiệm online

- Chuyển khoản theo lô, chuyển khoản định kỳ - Vay cầm sổ tiết kiệm online

- Triển khai sản phẩm gửi góp tiết kiệm hàng tháng hoặc bất cứ lúc nào có tiền trên tài khoản thanh toán có thể góp vào sổ tiết kiệm online đang có, khi cần thì có thể rút một phần hoặc rút hết từ sổ tiết kiệm online sang tài khoản thanh toán hoặc thẻ.

Thứ hai, phát triển sản phẩm mới. Ngoài các sản phẩm hiện có, AGRIBANK cần

đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng điện tử để hạn chế việc khách hàng phải đến Ngân hàng để thực hiện những dịch vụ mà Ngân hàng điện tử chưa thể cung cấp.

AGRIBANK cũng cần nghiên cứu để phát triển, cung cấp các dịch vụ ở cấp độ cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn như dịch vụ quản lý quỹ, cho thuê tài chính…điện tử hóa các thủ tục, chứng từ đăng ký, tiến tới xây dựng những chi nhánh Ngân hàng điện tử hoạt động hoàn toàn trên môi trường mạng.

Thứ ba, khi các ngân hàng đều đưa ra các sản phẩm tương tự nhau, để giành được

thị phần thì yếu tố quyến định là thời gian đưa ra sản phẩm. AGRIBANK cần nghiên cứu và mua các phần mềm xây dựng ngân hàng điện tử mới. vd như: phần mềm lớp giữa Oracle Fusion Middleware (OFM), một nền tảng tích hợp nhiều chức năng mẫu cơ bản như thanh toán, cho vay, kiểm tra tài khoản. Với phần mềm nay, mỗi khi xây dựng một ứng dụng mới trong hệ thống CNTT để phục vụ cho việc ra đời một sản phẩm mới, ngân

hàng có thể lấy luôn chức năng mẫu trên nền tảng để tái sử dụng chứ không cần xây dựng lại từ đầu. vd như: muốn phát triển Mobile Banking, AGRIBANK có thể vào nền tảng mẫu, lấy ra các chức năng truy vấn tài khoản, thanh toán trực tuyến… (đã được dùng cho Internet Banking) để nhanh chóng xây dựng Mobile Banking. Hiện tại, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã dùng O M và giảm khá nhiều chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian ra thị trường của sản phẩm, dịch vụ mới.

Thứ tư, AGRIBANK cần xây dựng và ban hành quy trình thực hiện nghiệp vụ

IB và MB: xây dựng quy trình thống nhất về nghiệp vụ IB,MB trong toàn hệ thống từ mô tả sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, các mẫu biểu, brochure, các phần mềm ứng dụng, thử nghiệm và triển khai sản phẩm ra thị trường.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 88)