Các giả thuyết trong mô hình 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HSX Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

1.3.2.1. Các giả thuyết trong mô hình 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính: lý thuyết chi phí vấn đề người đại diện dự đoán rằng một sự gia tăng đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm thấp chi phí vấn đề người đại diện, giảm tính phi hiệu quả và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết trật tự phân hạng lại cho rằng các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn trong một ngành lại vay nợ nhiều hơn – không phải vì họ có tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn mà vì họ cần nhiều tài trợ từ bên ngoài hơn. Từ những lý thuyết trên chúng tôi kỳ vọng có một mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của Công ty. Giả thuyết sau đây được kiểm định:

H6: Đòn bẩy tài chính của một công ty có tương quan nghịch đến hiệu quả hoạt động của nó.

Vòng quay tài sản: Hiệu quả của việc điều hành doanh nghiệp có thể đo lường qua cách thức các nhà điều hành sử dụng tài sản của doanh nghiệp để mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Tỷ số vòng quay tài sản được sử dụng trong nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010)là một chỉ số tài chính quan trọng có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả của hoạt động quản lý doanh nghiệp, do đó, biến “vòng quay”, đóng vai trò là biến điều khiển trong nghiên cứu này. Với kỳ vọng rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa vòng quay tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giả thiết được kiểm định là:

H7: Có mối quan hệ đồng biến giữa vòng quay tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Quy mô: Quy mô doanh nghiệp được xem như một yếu tố quan trọng để xác định khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do đó, biến kiểm soát Quy mô (Size) được

giới thiệu đảm nhiệm vai trò của quy mô doanh nghiệp. Onaolapo và Kajola(2010) cho rằng những doanh nghiệp lớn hơn có lợi thế kinh tế theo quy mô và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Theo Shepherd (1989) những doanh nghiệp lớn hơn cũng có nhiều lợi thế về quyền lực trên thị trường, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Chúng ta kỳ vọng một mối quan hệ đồng biến giữa quy mô của doanh nghiệp và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Giả thuyết sau được kiểm định :

H8: Có mối quan đồng biến giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các cơ hội phát triển: Nhiều quan điểm lý thuyết hiện tại cho rằng cơ hội phát triển của một doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó, Cơ hội phát triển đóng vai trò biến kiểm soát trong nghiên cứu. Zeitun and Tian (2007) cho rằng những doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển có thể gia tăng lợi nhuận từ đầu tư. Wei Xu (2005) cho thấy rằng có một mối tương quan chặt chẽ giữa cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE). Vì vậy, Chúng ta kỳ vọng một mối quan hệ đồng biến giữa cơ hội phát triển của doanh nghiệp và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Giả thuyết sau được kiểm định :

H9: Có mối quan hệ đồng biến giữa cơ hội phát triển của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tài sản hữu hình (Asset Tangibility): Đây được xem như là một trong những yếu tố chính để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu định tính đều cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản hữu hình và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mackie- Mason (1990) kết luận rằng một doanh nghiệp có tỷ lệ giá trị nhà xưởng và trang thiết bị (tangible assets) cao trong tổng giá trị tài sản có nhiều khả năng vay nợ hơn và có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Akintoye (2008) cho rằng một doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình có chi phí rủi ro tài chính thấp hơn doanh nghiệp khác đầu tư vào tài sản vô hình. Chúng ta kỳ vọng

một mối quan hệ đồng biến giữa tài sản hữu hình của doanh nghiệp và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Giả thuyết sau được kiểm định :

H10: Có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản hữu hình của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tính thanh khoản chứng khoán: Thomas H.Noe và SheriTice (2008) tìm ra rằng tính thanh khoản chứng khoán làm gia tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đo lường bởi giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Nhưng không tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ giữa thanh khoản đến lợi nhuận kỳ vọng hoặc suất sinh lợi. Shilvia Hansen, Kim SungSuk (2013) tìm ra rằng tính thanh khoản cao hơn làm gia tăng giá trị doanh nghiệp ở Indonesia. Chỉ số P/E không ảnh hưởng nhiều bởi tính thanh khoản. Tính thanh khoản cao tương quan thuận với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, làm giảm đòn bẩy tài chính và gia tăng hiệu quả hoạt động về mặt kế toán. Từ những nghiên cứu trên tôi kỳ vọng có mối tương quan thuận giữa Tín thanh khoản chứng khoán và hiệu quả hoạt động. Giả thuyết sau được kiểm định :

H11: Có mối quan hệ đồng biến giữa tính thanh khoản chứng khoán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hình 1.2: Môhình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động các công ty

Hiệu quả hoạt động công ty ( Y ) Vòng quay tài sản (+)

Quy mô doanh nghiệp (+)

Tính thanh khoản CP (+) Cơ hội phát triển (+)

TSCĐ hữu hình (+) Đòn bẩy tài chính (-)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HSX Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)