Để thấy được tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Kết quả thu được qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tháng Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 6 110 12 10,90 7 111 16 14,41 8 111 19 17,11 9 111 21 18,91 10 111 25 22,52 Tính chung 554 93 16,78
Qua bảng 2.4 chúng ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều nhiễm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:
Thấp nhất là tháng 6 với tỷ lệ mắc bệnh 10,90% Cao nhất là tháng 10 với tỷ lệ mắc bệnh 22,52%
Các tháng 7, 8, 9 có tỷ lệ mắc bệnh tương ứng 14,41%; 17,11%; 18,91% Qua kết quả điều tra cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. Khí hậu thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Chính vì vậy, trong các tháng 6, 7, 8, 9 thời tiết mát mẻ, lợn ăn tốt sức đề kháng cao, không phải chống chịu với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh nên các yếu tố gây bệnh ít có cơ hội phát triển. Mặt khác khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, cùng với sức đề kháng của cơ thể lợn bị suy giảm nhiều do thay đổi thời tiết, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao. Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi tăng cao nhất vào tháng 10 là do: thời tiết khí hậu khô hanh, rét, lại có những đợt gió mùa đông bắc kéo dài làm mầm bệnh phát tán rộng nên lợn dễ cảm nhiễm với bệnh hơn. Bên cạnh đó công tác vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho lợn không được thường xuyên, thời tiết thay đổi đột ngột (rét hơn) nên sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh kém hơn, lợn ăn ít hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp Nicolet J. (1992) [22], John Carr (1997) [13], đây là ảnh hưởng của những yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc bệnh viêm phổi ở lợn thịt.
Tóm lại, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi nhưng các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, tình trạng stress có vai trò hỗ trợ, giúp phát huy tác dụng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, làm cho bệnh phát triển mạnh, nhanh, mức độ lây lan rộng. Và để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng thì ta cần phải hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, nhất là đối với các tháng có sự thay đổi thời tiết đột ngột.
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tính biệt ở lợn thịt nuôi tại trại Tân Thái
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tính biệt Tính biệt Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Đực 289 41 14,18 Cái 265 52 19,62 Tính chung 554 93 16,78
Qua bảng 2.5 ta thấy cả lợn đực và cái đều nhiễm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn theo tính biệt có sự khác nhau:
Qua theo dõi 554 con có tới 93 con mắc bệnh. Trong đó, lợn đực theo dõi 289 con thì có 41 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 14,18%. Lợn cái theo dõi 265 con có tới 52 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 19,62%.
Như vậy tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn cái cao hơn lợn đực 5,44%, vì khi chúng cùng sống trong điều kiện môi trường giống nhau, thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo thì tính cái có sức đề kháng kém hơn tính đực nên dễ mắc bệnh hơn.