ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh viêm phổi ở lợn thịt tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và phác đồ điều trị (Trang 46)

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đàn lợn thịt từ cai sữa – 5 tháng tuổi tại trại lợn Tân Thái .

2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại chăn nuôi Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: 03|06|2013 - 18|11|2013.

2.3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình dịch bệnh nói chung ở trại lợn

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

- So sánh hiệu lực điều trị của hai loại thuốc Nova - Tylospec và Hanflor LA trong điều trị bệnh viêm phổi ở lợn.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

2.3.4.1. Phương pháp nghiên cu

* Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm phổi ở lợn thịt tại trại chăn nuôi Tân Thái

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần điều tra tại trại chăn nuôi Tân Thái - Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.

- Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép số liệu.

- Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn, phát hiện bệnh viêm phổi. - Từ đó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi.

* Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của bệnh viêm phổi

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn bệnh.

- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.

- Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Thở khó, há mồm ra để thở và chủ yếu thở thể bụng.

- Mổ khám (nếu có những con chết) thấy: phổi viêm lan rộng có màu hồng hoặc nâu xám, có hiện tượng nhục hoá, gan hoá, phổi bị viêm dính vào thành ngực, xoang ngực tích nước, khí quản có nhiều bọt khí.

2.3.4.2. Các ch tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu theo dõi về tình hình mắc bệnh viêm phổi tại trại chăn nuôi Tân Thái

+ Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi + Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi

+ Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trong năm + Tỷ lệ mắc bệnh theo tính biệt

+ Tỷ lệ chết do bệnh viêm phổi

- Tỷ lệ theo dõi về biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của bệnh viêm phổi + Các biểu hiện lâm sàng (triệu chứng)

+ Bệnh tích

2.3.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ số con mắc bệnh x 100 ∑ số con theo dõi

Tỷ lệ chết (%) = ∑ số con chết x 100 ∑ số con mắc bệnh

Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ số con khỏi x 100 ∑ số con mắc bệnh

Tỷ lệ tái nhiễm (%) = ∑ số con tái nhiễm x 100 ∑ số con điều trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian điều trị trung bình (ngày/con) = ∑ thời gian điều trị từng con ∑ số con điều trị

- Các chỉ tiêu trên theo dõi bằng điều trị, quan sát, ghi chép, thống kê hàng ngày.

- Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm

Microsoft Excel trên máy tính theo Chu văn Mẫn (2002) [7].

2.3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm: Tất cả các lợn mắc bệnh, có triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi như: ho, ho khan, khó thở, tần số hô hấp tăng cao… đều được chia ngẫu nhiên làm hai lô và sử dụng hai phác đồ điều trị và so sánh. Lô thứ nhất sử dụng phác đồ 1, sử dụng kháng sinh Nova - Tylospec. Lô thứ hai sử dụng phác đồ 2, sử dụng kháng sinh Hanflor LA, tiêm bắp, liều lượng 1ml/20kg TT, tiêm liên tục 3-5 ngày.

- Số lượng lợn điều trị: 93 con giai đoạn từ cai sữa đến 5 tháng tuổi - Đảm bảo sự đồng đều mức độ mắc bệnh và điều kiện về vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng …

- Phương pháp sử dụng thuốc:

Bảng 2.1: Một số phác đồ điều trị bệnh viêm phổi Phương pháp

điều trị Thuốc điều trị

Số con điều trị

Phác đồ 1 - Nova - Tylospec: tiêm bắp, liều lượng 1ml/20kgTT. Dùng liên tục trong 3-5 ngày. - Analgin C: 1ml/10-15kg TT có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.

- Bromhexine có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.

- ADE_B.complex, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng

47

Phác đồ 2 - Hanflor LA: tiêm bắp với liều lượng 1ml/20kg TT. Dùng liên tục trong 3 - 5ngày. - Analgin C: 1ml/10-15kg TT. Có tác dụng giảm đau, hạ sốt tăng sức đề kháng.

- Bromhexine có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.

- ADE_B.complex, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi theo đàn và theo cá thể cá thể

Qua quan sát triệu chứng: ho, lúc đầu ho khan, con vật khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng. Quan sát hàng ngày, cả buổi tối, buổi sáng sớm, đặc biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi ở lợn thịt nuôi tại trại Tân Thái được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở đàn và theo cá thể Dãy chuồng theo dõi (dãy) Lợn mắc bệnh theo đàn Lợn mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 19 17 89,47 181 25 13,81 2 20 17 85,00 185 30 16,21 3 16 16 100 188 38 20,21 Tính chung 55 50 90,90 554 93 16,78

Kết quả trình bày ở bảng 2.2 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là rất cao, trung bình là 90,90%. Điều này chứng tỏ bệnh viêm phổi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi, vệ sinh kém. Kết quả hoàn toàn phù hợp với Nicolet J. (1992) [22]. Bởi vi khuẩn gây bệnh viêm phổi xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp, trong đàn chỉ có 1 lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được thải ra và có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi nhỏ và lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trong dịch nhày, phân nền chuồng, mà mũi lợn thì thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh rất dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của lợn khỏe và gây bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân làm bệnh viêm phổi lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép các đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao nên bệnh xảy ra nhiều.

Cũng qua bảng 2.2 cho thấy: Trong 554 lợn điều tra tại 3 dãy chuồng có 93 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 16,78%. Trong đó dãy 3 có tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất (20,21%), dãy 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (13,81%), dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh là 16,78%.

Theo điều tra cho thấy: Nguyên nhân dãy 3 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vì dãy 3 nuôi nhốt với mật độ đông hơn, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Tóm lại: Điều kiện vệ sinh, thời tiết khí hậu, mật độ nuôi nhốt và kiểu nền chuồng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh. Điều kiện vệ sinh, thời tiết kém không chỉ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe đàn lợn. Bởi vì nồng độ các chất độc như H2S, NH3 trong phân, nước tiểu của lợn thải ra sẽ rất cao, đàn lợn thường xuyên trúng độc làm cho sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh. Ngoài ra mật độ nuôi nhốt đông cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh, vì mật độ nuôi nhốt quá đông thì lượng phân, nước tiểu ở mỗi ô chuồng sẽ nhiều hơn và lợn thường xuyên bị stress do mỗi cá thể trong đàn đều phải cạnh tranh nhiều hơn về thức ăn, chỗ nằm và bầu không khí.

2.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tuổi ở lợn thịt nuôi tại trại Tân Thái

Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ cai sữa - 2 tháng tuổi, giai đoạn từ 2 - 3 tháng tuổi, giai đoạn từ 3 - 4 tháng tuổi và giai đoạn từ 4 - 5 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Cai sữa - 2 128 13 10,15 2 - 3 132 15 11,36 3 - 4 151 29 19,20 4 - 5 143 36 25,17 Tính chung 554 93 16,78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 2.3 các kết quả thu được cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi tăng dần theo tháng tuổi. Lợn ở giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất và sau đó tăng dần ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi, 3-4 tháng tuổi, 4- 5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. đặc biệt là ở lứa tuổi 4-5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 25,17%. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi cai sữa - 2 tháng tuổi là thấp nhất, chỉ chiếm 10,15%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng dần theo tháng tuổi là vì giai đoạn lợn vừa nhập chuồng được kiểm tra nghiêm ngặt, lợn không đảm bảo được tách để chăm sóc riêng hoặc loại bỏ. Đồng thời giai đoạn đầu do công tác chuẩn bị chuồng trại tốt đã giảm tác nhân gây bệnh về mức thấp nhất. Ngoài ra thời gian đầu mật độ giữa các lợn không cao khả năng tiếp xúc mầm bệnh không cao nên lợn ít mắc bệnh. Càng về sau khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng cao và qua thời gian lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên. Và mật độ lợn tăng cao nên khả năng truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp càng cao khả năng mắc bệnh tăng lên theo thời gian. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và Cs (2007) [1]. Như vậy, từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vaccine phòng bệnh viêm phổi … ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh.

2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tháng ở lợn thịt nuôi tại trại Tân Thái

Để thấy được tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Kết quả thu được qua bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tháng Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 6 110 12 10,90 7 111 16 14,41 8 111 19 17,11 9 111 21 18,91 10 111 25 22,52 Tính chung 554 93 16,78

Qua bảng 2.4 chúng ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều nhiễm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:

Thấp nhất là tháng 6 với tỷ lệ mắc bệnh 10,90% Cao nhất là tháng 10 với tỷ lệ mắc bệnh 22,52%

Các tháng 7, 8, 9 có tỷ lệ mắc bệnh tương ứng 14,41%; 17,11%; 18,91% Qua kết quả điều tra cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. Khí hậu thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Chính vì vậy, trong các tháng 6, 7, 8, 9 thời tiết mát mẻ, lợn ăn tốt sức đề kháng cao, không phải chống chịu với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh nên các yếu tố gây bệnh ít có cơ hội phát triển. Mặt khác khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, cùng với sức đề kháng của cơ thể lợn bị suy giảm nhiều do thay đổi thời tiết, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao. Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi tăng cao nhất vào tháng 10 là do: thời tiết khí hậu khô hanh, rét, lại có những đợt gió mùa đông bắc kéo dài làm mầm bệnh phát tán rộng nên lợn dễ cảm nhiễm với bệnh hơn. Bên cạnh đó công tác vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho lợn không được thường xuyên, thời tiết thay đổi đột ngột (rét hơn) nên sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh kém hơn, lợn ăn ít hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp Nicolet J. (1992) [22], John Carr (1997) [13], đây là ảnh hưởng của những yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc bệnh viêm phổi ở lợn thịt.

Tóm lại, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi nhưng các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, tình trạng stress có vai trò hỗ trợ, giúp phát huy tác dụng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, làm cho bệnh phát triển mạnh, nhanh, mức độ lây lan rộng. Và để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng thì ta cần phải hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, nhất là đối với các tháng có sự thay đổi thời tiết đột ngột.

2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tính biệt ở lợn thịt nuôi tại trại Tân Thái

Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo tính biệt Tính biệt Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Đực 289 41 14,18 Cái 265 52 19,62 Tính chung 554 93 16,78

Qua bảng 2.5 ta thấy cả lợn đực và cái đều nhiễm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn theo tính biệt có sự khác nhau:

Qua theo dõi 554 con có tới 93 con mắc bệnh. Trong đó, lợn đực theo dõi 289 con thì có 41 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 14,18%. Lợn cái theo dõi 265 con có tới 52 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 19,62%.

Như vậy tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn cái cao hơn lợn đực 5,44%, vì khi chúng cùng sống trong điều kiện môi trường giống nhau, thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo thì tính cái có sức đề kháng kém hơn tính đực nên dễ mắc bệnh hơn.

2.4.5. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh viêm phổi

Những lợn mắc bệnh nặng với các triệu chứng rất điển hình của bệnh đường hô hấp như: Thở khó, sốt cao, tần số hô hấp tăng cao, ngồi như chó để thở… mặc dù được điều trị nhưng vẫn xuất hiện lợn bị chết. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp theo các tháng được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh viêm phổi Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết/số lợn mắc bệnh (%) 6 110 12 0 0 7 111 16 0 0 8 111 19 1 5,26 9 111 21 1 4,76 10 111 25 2 8,00

Kết quả bảng 2.6 cho thấy: Tỷ lệ lợn chết trong số lợn mắc bệnh viêm phổi theo các tháng chiếm từ 0% đến 8%. Tỷ lệ lợn chết cao nhất vào tháng

10 và thấp nhất vào tháng 6, 7. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nicolet J. (1992) [22], tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh viêm phổi là không cao. Như vậy, thiệt hại về kinh tế do bệnh viêm phổi gây ra không phải ở số lợn chết, mà bệnh này gây thiệt hại ở chỗ tỷ lệ mắc bệnh cao, lợn mắc bệnh vẫn

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh viêm phổi ở lợn thịt tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và phác đồ điều trị (Trang 46)