Nguyên tắc điều trị

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh viêm phổi ở lợn thịt tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và phác đồ điều trị (Trang 41)

Bệnh lý của bệnh viêm phổi gồm hai quá trình là rối loạn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hậu quả là con vật ho nhiều, khó thở, phổi bị viêm nặng dẫn đến mất chức năng hô hấp và cơ thể bị thiếu O2 trầm trọng, axit lactic sinh ra nhiều nhưng chuyển hoá không kịp nên cơ thể con vật bị trúng độc toan mà chết. Vì vậy, để điều trị bệnh viêm phổi cần tuân theo các nguyên tắc cụ thể sau:

• Phải phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị, cần tiến hành cách ly lợn bệnh và theo dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

• Điều trị căn nguyên phải kết hợp với điều trị triệu chứng: việc điều trị có thể dùng nhiều liệu pháp khác nhau để đạt được mục đích loại trừ căn nguyên gây bệnh. Việc dùng kháng sinh là không thể tránh khỏi, tuy nhiên khi dùng phải cân nhắc kỹ bởi có rất nhiều loại kháng sinh trên lý thuyết có tác dụng rất tốt với mầm bệnh đường hô hấp nhưng khi thử kháng sinh đồ và trên thực tế điều trị hiện nay các kháng sinh này đã bị một số vi khuẩn đường hô hấp kháng lại, cho nên việc lựa chọn kháng sinh điều trị cần phải kiểm tra qua thử kháng sinh đồ và kiểm nghiệm qua thực thế điều trị để đạt được hiệu quả điều trị cao. Ngoài ra, phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Vấn đề điều trị triệu trứng phải tiến hành đồng thời và thường xuyên cho đến khi con vật khỏi bệnh, dùng thuốc có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho giúp cho quá trình lưu thông khí được tốt, mặt khác dùng thuốc có tác dụng kháng

viêm, giảm đau hạ sốt tránh quá trình viêm lan rộng để bệnh bớt trầm trọng. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin trong quá trình điều trị để tăng sức đề kháng của cơ thể giúp nhanh chóng phục hồi đường hô hấp bị tổn thương.

• Điều trị bệnh phải kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để hạn chế mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp cho lợn nâng cao sức đề kháng, chống lại các yếu tố bất lợi.

- Phương pháp điều trị.

Điều trị bằng kháng sinh: phương pháp này được áp dụng rất phổ biến

trong các trang trại chăn nuôi lợn. Thực tế có rất nhiều kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh đường hô hấp cụ thể như:

Kanamycin, tiêm bắp, liều 1ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày. Tiamulin, tiêm bắp hoặc dưới da, liều 1 - 1.5ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Oxytetracylin, tiêm bắp, liều 1ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Bio genta - tylosin, tiêm bắp, liều 1ml/20kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc trợ lực, trợ sức như: B.complex, vitamin C… và thuốc điều trị triệu trứng như: Bromhexine, Diclofenac.

Theo Trương Lăng và Xuân Giao (2006) [6] còn có thể sử dụng một trong các kháng sinh sau để điều trị lợn mắc bệnh đường hô hấp gồm: Rifampicin, Ceftazidin và Ciprofloxacin.

Nếu lợn ho do giun phổi hoặc ấu trùng giun tròn thì có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Hanmectin 25% hoặc Levamisol 7,5% tiêm dưới da hoặc Menbendazol cho uống.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh viêm phổi ở lợn thịt tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và phác đồ điều trị (Trang 41)