* Nguyên nhân
Vi khuẩn P. multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, P. multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây lên bệnh viêm phổi lợn.
Bệnh viêm phổi lợn do P. multocida gây ra là kết quả của sự lây nhiễm vi khuẩn vào phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Bệnh viêm phổi thường thấy ở lợn, những số liệu gần đây của Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra thì 74% lợn bị viêm phổi và 13% bị màng phổi.
Bệnh viêm phổi do P. multocida xuất hiện rộng rãi khắp thế giới nhưng bệnh này hay xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước mang khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Irac, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Việt Nam,… Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp của lợn, do vậy thường rất khó bị tiêu diệt. Vi khuẩn P. multocida thường kết hợp với các tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp.
* Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi do P. multocida gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào từng chủng vi khuẩn gây bệnh, thường xuất hiện 3 thể:
- Thể quá cấp tính: Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở những lợn lớn. Ho ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là biểu hiện để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể này giống như viêm màng phổi do A. pleuropneumoniae gây ra nhưng những đặc điểm phân biệt chính là bệnh viêm phổi do P. multocida thì hiếm khi gây ra chết đột ngột, hơn nữa lợn mắc bệnh viêm phổi do P.
multocida gây ra có thể tồn tại một thời gian dài.
- Thể cấp tính: Thể này thông thường do hầu hết các chủng P. multocida thuộc serotype B gây ra. Những con vật mắc bệnh thường có biểu hiện khó thở, hóp bụng vào để thở, gõ vào bụng có âm đục “bịch, bịch”, sốt cao nhiệt độ lên tới 41 - 420C, tỷ lệ chết cao (5 - 40%). Ở những con vật chết và hấp hối có thể thấy những vết đổi màu tím ở vùng bụng có thể là do sốc nội độc tố.
- Thể mãn tính: Đây là thể đặc trưng thường thấy của bệnh, bệnh tích chủ yếu ở phổi như: Viêm phổi với các mức độ khác nhau từ sưng đến thủy thũng, nhục hóa hoặc gan hóa, nếu kế phát các loại cầu khuẩn có thể tạo thành các ổ viêm có mủ, ổ bã đậu. Mức độ viêm khác nhau có thể tiến triển của từng kỳ từng vùng hoặc ở cả trường phổi. Màng phổi, bao tim viêm dính vào lồng ngực (Lê Văn Tạo, 2007) [10].
* Bệnh tích
Bệnh tích của bệnh do P. multocida gây ra chủ yếu ở phần xoang ngực và thường kèm với bệnh tích của M. hyopneumoniae. Đặc trưng của bệnh này xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, cùng với việc có bọt khí trong khí quản. Có sự phân ranh giới rõ rệt giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương và vùng tổ chức phổi bình thường. Phần bị ảnh hưởng của phổi sẽ có sự biến đổi màu sắc từ đỏ sang xám xanh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Các trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện viêm phế mạc và apxe ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp này thường thấy phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực và phế mạc có vùng mờ đục, khô. Đây là bệnh tích chủ yếu để phân biệt bệnh viêm phổi do Pasteurella với viêm phổi
do Actinobacillus, trong đó thường thấy mủ chảy ra có màu vàng và dính cùng với rất nhiều sợi fibrin (Pijoan, 1989) [23].
* Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi do P. multocida gây ra chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi khuẩn học P. multocida là vi khuẩn dễ nuôi cấy, các cơ quan, bộ phận có thể phân lập vi khuẩn tốt nhất là dịch phế quản và những tổ chức mô tế bào phổi đã nhiễm bệnh được lấy ở phần tiếp giáp giữa tổ chức bị tổn thương và tổ chức bình thường hoặc ngay cả những mẫu dịch ngoáy mũi được lấy bằng tăm bông cũng rất tốt cho việc phân lập vi khuẩn. Với những bệnh phẩm trên thì vi khuẩn P. multocida có thể dược phân lập trong phòng thí nghiệm với nhưng phương tiện và thao tác đơn giản. Thường có thể thấy được vi khuẩn trực tiếp lên đĩa thạch máu.
* Điều trị
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kháng sinh điều trị bệnh do P.
multocida gây ra như: oxytetracyclin 1 mg/kg thể trọng/ngày; Linco - gen 1mg/10kg thể trọng/ngày; Kanamycin 1ml/10kg thể trọng/ngày. Tuy nhiên, việc điều trị bằng kháng sinh ngày càng trở lên khó khăn và tỷ lệ khỏi bệnh ngày càng thấp. Có hiện tượng này là do tính kháng thuốc của vi khuẩn P.
multocida ngày càng mạnh. * Phòng bệnh
Đã có nhiều loại vaccine vô hoạt dùng để phòng bệnh viêm phổi do P.
multocida gây ra.
Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [9] đã thử nghiệm vaccine phòng bệnh ho, khó thở của lợn do một số loại vi khuẩn gây ra trong đó có P. Multocida.