Xuất một số biện pháp phòng chống bệnh T.evansi cho trâu ở các địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 51)

các địa phương thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Giải quyết triệt để bệnh tiên mao trùng là một vấn đề hết sức khó khăn vì tiên mao trùng không có giai đoạn sống bên ngoài môi trường. Do đó, muốn phòng bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết cần phải diệt côn trùng môi giới truyền bệnh bằng cách thay đổi sinh thái, dùng hóa dược hay bằng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, phương pháp tối ưu nhất là thay đổi sinh thái:

- Thay đổi sinh thái là thay đổi điều kiện sống, làm cho côn trùng không sinh sản, không thực hiện được chu kỳ phát triển. Phát quang cây cối ở từng khu vực, không để nước tù đọng; ủ phân để diệt trứng và ấu trùng ruồi, mòng; làm chuồng gia súc có lưới ngăn côn trùng... là các biện pháp hữu hiệu, tạo ra những điều kiện bất lợi cho đời sống của côn trùng. Tuy nhiên, do côn trùng có khả năng di chuyển khá mạnh nên các biện pháp trên phải thực hiện đồng thời, trên phạm vi rộng mới có hiệu quả.

Đối với vùng rừng núi, khó có thể thanh toán được bệnh T. evansi vì có

thể coi là những ổ dịch thiên nhiên. Diệt tiên mao trùng ký sinh ở vật chủ không những ngăn được tác hại gây bệnh của chúng mà còn làm cho bệnh mất khả năng lây lan. Các biện pháp cụ thể là:

- Kịp thời phát hiện các ổ dịch đểđiều trị bệnh kịp thời cho gia súc, hạn chế thiệt hại cho nhân dân.

- Trước khi trâu, bò được chuyển về vùng đồng bằng hoặc các nơi khác cần phải được điều trị Trypanosoma evansi bằng Trypamidium samorin.

- Ở những vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ vùng có bệnh về. Nếu thật cần thiết thì chỉ nhập những gia súc khỏe (có kết quả kiểm tra âm tính đối với tiên mao trùng), song vẫn cần nhốt riêng để theo dõi. Nếu không bị bệnh mới cho nhập đàn. Phát hiện và diệt những con thú hoang nghi là nguồn tàng trữ mầm bệnh hoặc không chăn thả gia súc trong khu vực có những loài đó đang sinh sống.

- Đối với vùng đang lưu hành bệnh, cần tiêm phòng bằng hoá dược một năm 1 – 2 lần bằng Trypamidium samorin. Lần 1 tiêm vào tháng 4 – 5, là thời

gian ruồi mòng phát triển mạnh, lần 2 tiêm vào tháng 9 – 10, là thời gian sắp vào mùa phát bệnh.

- Ngoài ra, cần tổ chức tốt việc chăm sóc, quản lý đàn trâu, bò, không để gia súc làm việc quá sức, có thức ăn dự trữ cho vụ đông xuân, giữ ấm cho gia súc vào mùa đông. Mặt khác, động viên các hộ nông dân nuôi trâu sinh sản để tự túc con giống. Khi mua trâu, bò từ nơi khác về cần phải được phòng, trị Trypanosoma evansi trước khi chuyển về.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 51)