Phòng bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 28)

Để phòng ngừa bệnh tiên mao trùng có hiệu quả cao, các nhà khoa học đã đề nghị áp dụng 3 biện pháp sau:

* Diệt tiên mao trùng trên cơ thể ký chủ

Diệt tiên mao trùng ký sinh ở vật chủ không những ngăn chặn được tác hại gây bệnh của chúng mà còn làm cho bệnh mất khả năng lây lan. Các biện pháp cụ thể là:

- Phát hiện gia súc nhiễm tiên mao trùng ở vùng có bệnh và những vùng lân cận, nhốt riêng trong chuồng có lưới để ngăn côn trùng và điều trị triệt để cho gia súc bệnh.

- Ở những vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ vùng có bệnh về. Nếu thật cần thiết thì chỉ nhập những gia súc khoẻ (có kết quả kiểm tra âm tính với tiên mao trùng), song vẫn cần nhốt riêng để theo dõi. Nếu không bị bệnh mới cho nhập đàn. Phát hiện và diệt những loài thú hoang nghi là nguồn tàng trữ mầm bệnh, hoặc không chăn thả gia súc trong những khu vực có những loài đó sinh sống.

* Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh

Hội nghị lần thứ VI của Uỷ ban khoa học Quốc tế nghiên cứu về tiên mao trùng đã đề ra những biện pháp tiêu diệt côn trùng như sau:

- Diệt côn trùng bằng thay đổi sinh thái:

Thay đổi sinh thái là thay đổi điều kiện sống, làm cho côn trùng không sinh sản, không thực hiện được chu kỳ phát triển.

Phát quang cây cối ở từng khu vực, không để nước tù đọng, ủ phân để diệt trứng và ấu trùng ruồi, mòng, làm chuồng gia súc có lưới ngăn côn trùng.... là các biện pháp hữu hiệu, tạo ra những điều kiện bất lợi cho đời sống của côn trùng.

Tuy nhiên, do côn trùng có khả năng di chuyển khá mạnh nên các biện pháp trên phải thực hiện đồng thời trên phạm vi rộng mới có hiệu quả.

Challier A. (1974) [37] cho biết, ở Nigieria, việc phát quang cây cối xung quanh hồ và các con sông trong một khu vực rộng 400 - 800 mét, dài 10.000 mét chỉ hạn chế được một phần hoạt động của những côn trùng môi giới truyền bệnh tiên mao trùng ởđó.

- Diệt côn trùng bằng hoá dược:

Có thể dùng các hoá dược tiêu diệt côn trùng môi giới của tiên mao trùng. Các hoá dược đã được dùng là: Endosulfan, Brophos, Dieldrine, Tetracloreinphos….

- Diệt côn trùng bằng phương pháp sinh học:

Các nhà khoa học đã phát hiện được 25 loài ong và côn trùng ký sinh gây hại cho các loài ruồi, mòng môi giới truyền bệnh tiên mao trùng.

Một số loài vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể ruồi hút máu làm chúng mắc bệnh và chết.

Laird (1974) đã phân lập được một số loài vi khuẩn như: Bacillus

thuringiensis, B.mathisi để tiêu diệt các loài ruồi hút máu. Đây là biện pháp diệt côn trùng có nhiều ưu điểm: không ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, biện pháp này mới đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Jordan A. N. và cs (1974) đã gây đột biến ruồi hút máu bằng một số hoá chất và tia sáng có bước sóng ngắn, bằng phương pháp di truyền quần thể, đã tạo ra những ruồi đực vô tính rồi thả với ruồi cái trong tự nhiên. Kết quả là làm cho ruồi không sinh sản được. Phương pháp này có nhiều khả năng thành công nhưng rất tốn kém.

Nhìn chung, các biện pháp tiêu diệt côn trùng môi giới có hiệu quả nhất định nhưng cũng còn nhiều hạn chế.

* Phòng bệnh cho gia súc bằng hoá dược

Hội nghị chuyên đề quốc tế về phòng bệnh tiên mao trùng (1978) đã kết luận: Hiện nay, biện pháp sử dụng hoá dược để tiêm phòng rộng rãi cho gia súc ở những vùng bệnh tiên mao trùng lưu hành cần phải được tiếp tục trong nhiều năm (Touratier L. và cs, 1979).

Từ năm 1934, tổ chức dịch tễ gia súc đã đề nghị sử dụng Novarsenobenzol để tiêm phòng cho toàn đàn ngựa ở những vùng có bệnh tiên mao trùng. Hiện nay, thuốc Trypamidium, liều 0,5 mg/kgTT được khuyên dùng để phòng bệnh tiên mao trùng cho trâu , bò .

Liu, J. H. và cs (1992) đã nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh tiên mao trùng cho ngựa. Kết quả tiêm thử nghiệm vắcxin liều 3 x 105 T. evansi

ngựa, sau 30 - 60 - 90 ngày dùng vắcxin, tỷ lệ bảo hộ đạt 100%; trong khi lô đối chứng chết trong thời gian 3 tháng.

2.1.5.2. Điều trị bệnh

Một số loại hoá dược đã được dùng để điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò, ngựa ở nước ta từ những năm 60 đến nay gồm:

- Naganin, liều 10 mg/kgTT. Pha thuốc với dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước cất thành dung dịch 10%, tiêm tĩnh mạch.

Phan Địch Lân và cs (1962), Phạm Sỹ Lăng và cs (1965) đã thử nghiệm Naganin và cho biết, thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh do T. evansi

trên trâu, bò ở nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Novarsenobenzol, liều 10 mg/kgTT.

Phan Địch Lân và cs (1963), Phạm Sỹ Lăng và cs (1965) đã sử dụng Novarsenobenzol 2 lần cách nhau 2 ngày, thấy hiệu lực thuốc đạt 80%, tỷ lệ an toàn 80 - 82%.

- Trypamidium, liều 1 mg/kgTT, tiêm sâu vào bắp thịt thành 2 - 3 điểm. Đoàn Văn Phúc và cs (1981) [25] đã thử nghiệm Trypamidium điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò và cho biết, tỷ lệ an toàn và khỏi bệnh đều đạt 100%.

- Berenyl, liều 3 mg/kgTT. Pha thuốc với nước cất theo tỷ lệ cứ 0,8 gam thuốc trong 5 ml nước cất. Tiêm sâu bắp thịt (không dùng quá 9 gam cho một gia súc).

Hồ Thị Thuận (1980) đã dùng Berenyl trị bệnh tiên mao trùng cho trâu bò, thấy kết quảđiều trị tốt.

Phan Văn Chinh (2006) [4] dùng Berenyl điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò ở các tỉnh miền Trung và cho biết, thuốc đạt hiệu lực 100% với những trâu, bò bị bệnh.

- Trypamidium samorin, liều 1,2 mg/kgTT. Tiêm sâu bắp thịt.

Nguyễn Quốc Doanh và cs (1996) [5] đã dùng Trypamidium samorin điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò và xác định, thuốc có hiệu lực và độ an toàn rất cao (100%).

Theo Phan Văn Chinh (2006) [4], sử dụng thuốc Trypamidium (liều 1 mg/kgTT) cho tỷ lệ diệt hết tiên mao trùng là 100%.

- Trypazen liều 3,5 mg/kgTT.

(Nguyễn Quốc Doanh và cs, 1997) [6] cho biết, thuốc rất an toàn, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

2.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng

2.2.1. Tình hình nghiên cu trong nước

Bệnh TMT là bệnh chung cho nhiều loài gia súc trong đó có loài nhai lại, loài nuôi hoang dã và ngựa…

Bệnh tiên mao trùng ở nước ta tìm thấy từ lâu và ở nhiều nơi.

Năm 1902, Kermargant đã phát hiện thấy ngựa Hà Tiên bị nhiễm bệnh tiên mao trùng.

Năm 1903, tìm thấy T. evansi trong máu ngựa ở Nha Trang, năm 1904 thấy ngựa ở Vinh bị mắc, 1905 ngựa Nam Định bị, năm 1911 thấy ngựa ở Thái Nguyên bị bệnh TMT.

Trong những năm 1960 trở về trước, ở nước ta bệnh do Trypanosoma

evansi chỉ được coi như bệnh của ngựa ở miền núi. Nhưng từ những năm sau đó, bệnh do Trypanosoma evansi đã trở thành một bệnh quan trọng gây tác hại lớn cho đàn trâu bò cày kéo ở các vùng đồng bằng và miền núi phía Bắc Việt Nam.

Theo Nguyễn Đăng Khải (1995) [11], tổng hợp báo cáo của các chi cục Thú y các tỉnh miền Bắc cho thấy số trâu, bò bị thiệt hại do bệnh TMT như sau: từ năm 1960 – 1965 số gia súc mắc bệnh là 1776, chết 520 con; từ năm 1979 – 1983 số gia súc ốm là 4629, chết 3243 con; từ năm 1984 – 1988 số gia súc ốm là 4028, chết 3710 con, bình quân số trâu bò hàng năm trong thời gian này ở miền Bắc là 1871362 trâu và 894453 bò.

Các tài liệu của Trịnh Văn Thịnh (1967) [32] , Đoàn Văn Phúc và cs (1981) [25], Hồ Văn Nam (1963) [24], Nguyễn Quốc Doanh và Phạm Sỹ Lăng (1997) [6], đều khẳng định trâu bò cày kéo ở các tỉnh phía Bắc bị bệnh TMT và chết nhiều, đặc biệt là đàn trâu bò chuyển từ miền núi về đồng bằng và trâu bò mới nhập.

Theo Hồ Thị Thuận và cs (1985) [36], điểu tra tình hình nhiễm ký sinh trùng ở trâu, bò ở các tỉnh phía Nam. Qua 5 đợt kiểm tra trâu Murrah ở Bến Cát (Sông Bé) khi đang có ổ dịch có tỷ lệ nhiễm T.evansi chung là 19,04%.

Tác giả còn điều tra ở nhiều tỉnh khác nhau nhưng chỉ thấy ở vùng đồng bằng trâu, bò nhiễm với tỷ lệ 2,71 – 20,00%.

Lê Ngọc Mỹ và cs (1994) [22], đã điều tra tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu bò Việt Nam. Kết quả cho thấy, trâu bò nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (21,27%), trong đó trâu bò nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhiễm

T.evansi cao hơn đồng bằng.

Theo Lê Đức Quyết và cs (1995) [29], Phạm Chiến và cs (1999) [3], ở một số tỉnh Duyên Hải miền trung và Tây Nguyên cho thấy trâu, bò ở các vùng sinh thái khác nhau đều nhiễm nhưng ở vùng Duyên Hải trâu, bò nhiễm nhiều hơn Tây Nguyên và miền núi. So sánh giữa trâu và bò, tác giả thấy trâu nhiễm nhiều hơn với tỷ lệ 22,12% còn bò 6,60%, Phan Lục, Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Thọ (1995) [20], cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của bò ở một sốđịa phương miền Bắc là 5,9%.

Hà Viết Lượng (1998) [21] cho biết tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng ở các tỉnh miền Trung là 8,99%.

Theo Vương Thị Lan Phương (1999) [27] thì dê cũng nhiễm TMT với tỷ lệ nhiễm khá cao (25,6%) và bò sữa nhiễm 5,6%.

Về công tác chẩn đoán bệnh, ngoài các phương pháp cổ điển thường dùng trước đây (soi tươi, nhuộm Giemsa, tiêm truyền qua động vật thí nghiệm) nhiều phương pháp phản ứng ngưng kết (Đoàn Văn Phúc và cs, 1994) [26]. Phương pháp hình quang gián tiếp (Lương Tố Thu và cs, 1994) [34]. Phương pháp ELISA (Lê Ngọc Mỹ và cs, 1994) [23]…có độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh TMT.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 28)