Sự hoạt động của tiên mao trùng cũng thay đổi theo các tháng trong năm, vì vậy cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ bệnh tiên mao trùng. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm Tháng Số trâu kiểm tra (con) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 6 39 4 10,26 7 42 6 14,29 8 35 7 20,00 9 47 12 25,53 10 49 14 28,57 Tính chung 212 43 20,28
Qua bảng 4.3 cho thấy: Tỷ lệ trâu nhiễm tiên mao trùng tăng dần từ tháng 6 đến tháng 10. Trong đó, thấp nhất là tháng 6 với 4/39 con nhiễm chiếm 10,26%; cao nhất là tháng 10 với 14/49 con nhiễm chiếm 28,57%. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng giữa các tháng là do: các loài ruồi, mòng phát triển và hoạt động mạnh trong mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8, chúng hút máu và truyền tiên mao trùng cho trâu, bò. Tới tháng 9, tháng 10,
khi điều kiện thời tiết bắt đầu trở nên bất lợi cho gia súc: trời bắt đầu rét, gia súc phải làm việc nặng, cộng thêm sức đề kháng suy giảm, dẫn đến nhiều gia súc bị phát bệnh hơn.
Theo Luckins (1988) [42], sự xuất hiện lượng lớn ruồi, mòng trong mùa mưa nóng ẩm luôn có liên quan tới tình hình dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò. Từ cuối thu, mùa đông và đầu xuân, trâu, bò nhiễm tiên mao trùng phải sống trong điều kiện thời tiết lạnh, thiếu thức ăn nên sức đề kháng giảm, bệnh thường phát ra vào thời gian này.
Theo Phan Văn Chinh (2006) [4], mùa lây lan bệnh xảy ra trong các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8). Thời gian này điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi, mòng phát triển, hoạt động mạnh. Hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
4.2. Nghiên cứu về côn trùng môi giới truyền bệnh tiên mao trùng 4.2.1. Thành phần loài ruồi, mòng ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 4.2.1. Thành phần loài ruồi, mòng ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Loài ruồi, mòng hút máu là động vật môi giới truyền bệnh quan trọng. Sự xuất hiện lượng lớn loài mòng trong mùa mưa nóng ẩm luôn có liên quan đến tình hình dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò. Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu ruồi, mòng hút máu trâu tại 3 xã thuộc huyện Hàm Yên rồi xác định loài. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Các loài ruồi, mòng phát hiện ở một số xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Địa điểm (xã) Loài ruồi, mòng hút máu Stomoxys calcitrans Tabanus rubidus Tabanus kiangsuensis Minh Khương + - + Tân Thành + + - Yên Thuận + + + Tần suất xuất hiện (%) 100 66,67 66,67
Qua bảng 4.4 cho ta thấy: Thu thập được một loài ruồi (loài Stomoxys
calcitrans) và hai loài mòng (loài Tabanus rubidus, một loài thuộc loài
Tabanus kiangsuensis).
Loài ruồi Stomoxys calcitrans xuất hiện ở cả 3 xã Minh Khương, Tân Thành và Yên Thuận.
Loài mòng Tabanus rubidus chỉ xuất hiện ở xã Tân Thành và xã Yên Thuận, không thấy xuất hiện ở xã Minh Khương.
Loài mòng Tabanus kiangsuensis lại chỉ xuất hiện ở xã Minh Khương và xã Yên Thuận mà không thấy xuất hiện ở xã Tân Thành.
Các loài ruồi, mòng xuất hiện ở các xã không giống nhau nên số lượng mẫu ruồi, mòng thu thập được của mỗi loài ở các xã cũng không giống nhau. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Biến động thành phần loài ruồi, mòng ở các xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Địa điểm (xã)
Số ruồi, mòng
thu thập (con) Loài ruồi, mòng Số lượng (con) Tỷ lệ (con) Minh Khương 65 Stomoxys calcitrans 46 70,77 Tabanus rubidus 0 0,00 Tabanus kiangsuensis 19 29,23 Tân Thành 87 Stomoxys calcitrans 52 59,77 Tabanus rubidus 35 40,23 Tabanus kiangsuensis 0 0,00 Yên Thuận 103 Stomoxys calcitrans 57 55,34 Tabanus rubidus 31 30,10 Tabanus kiangsuensis 15 14,56
Qua bảng 4.5 cho thấy, tại xã Minh Khương thu thập được 65 con, trong đó có 46 con thuộc loài Stomoxys calcitrans, chiếm tỷ lệ 70,77%; loài
Tabanus kiangsuensis thu thập được 19 con, chiếm tỷ lệ 29, 23%. Tại xã Tân Thành, chúng tôi thu thập được 87 con, trong đó có 52 con thuộc loài
Stomoxys calcitrans, chiếm tỷ lệ 59,77%, 35 con thuộc loài Tabanus rubidus,
chiếm tỷ lệ 40,23%. Tại xã Yên Thuận, thấy xuất hiện cả 3 loài ruồi mòng, trong đó nhiều nhất vẫn là loài Stomoxys calcitrans với 57 con, chiếm 55,34%; tiếp theo là loài Tabanus rubidus với 31 con, chiếm 30,10%; tỷ lệ thấp nhất là loài Tabanus kiangsuensis với 15 con, chiếm tỷ lệ 14,56%.
Như vậy, trong 3 xã nghiên cứu thì chỉ có loài Stomoxys calcitrans xuất hiện nhiều nhất, ít nhất là loài Tabanus kiangsuensis, và ở mức trung bình là
loài Tabanus rubidus.
4.2.2. Quy luật hoạt động của các loài ruồi, mòng ở các xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Ruồi, mòng là vật chủ trung gian truyền bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò. Mùa lây lan bệnh phụ thuộc vào mùa phát triển của ruồi, mòng. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi quy luật hoạt động theo tháng và quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng hút máu tại 3 xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Kết quảđược thể hiện trong bảng 4.6 và bảng 4.7.
Bảng 4.6. Quy luật hoạt động theo tháng của các loài ruồi, mòng ở một số
xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Loài ruồi, mòng Tháng ruồi, mòng hoạt động (tháng) 6 7 8 9 10 Stomoxys calcitrans +++ +++ ++ + + Tabanus rubidus +++ ++ + + + Tabanus kiangsuensis +++ ++ + + + Ghi chú: (+): Hoạt động ít (++): Hoạt động trung bình (+++): Hoạt động mạnh (-): Ngừng hoạt động
Qua bảng 4.6 cho thấy: Trong 5 tháng theo dõi, loài ruồi Stomoxys
calcitrans bắt đầu xuất hiện ở tháng 6 và giảm dần đến tháng 10, hoạt động mạnh vào tháng 6, 7, 8; tháng 9, 10 ít hoạt động. Còn hai loài mòng Tabanus
rubidus và Tabanus kiangsuensis có sự hoạt động khác so với loài ruồi
Stomoxys calcitrans, cụ thể là chúng chỉ hoạt động mạnh vào tháng 6, 7; từ tháng 8 đến tháng 10 chúng ít hoạt động hơn. Có sự khác biệt về hoạt động của các loài ruồi, mòng trong các tháng là do khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 thời tiết nóng, ẩm thích hợp cho ruồi, mòng phát triển. Tháng 9,10 thời tiết bắt đầu khô và lạnh nên ruồi, mòng ít hoạt động hơn.
Cùng với việc theo dõi thời điểm các loài ruồi,mòng hoạt động trong năm, chúng tôi còn theo dõi quy luật hoạt động của chúng trong ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng ở một số
xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Loài ruồi, mòng Thời điểm ruồi, mòng hoạt động (giờ) 6 - 8 8 - 10 10 - 12 12 - 14 14 - 16 16 - 18 Stomoxys calcitrans + + ++ +++ ++ - Tabanus rubidus - + ++ +++ ++ - Tabanus kiangsuensis - + ++ +++ ++ - Ghi chú: (+): Hoạt động ít (++): Hoạt động trung bình (+++): Hoạt động mạnh (-): Ngừng hoạt động
Bảng 4.7 cho thấy, quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng được nghiên cứu không có sự khác biệt nhiều. Hầu như các loài có thời gian hoạt động giống nhau. Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt nhỏ trong quy luật hoạt động của Stomoxys calcitrans. Cụ thể như sau:
Ruồi Stomoxys calcitrans bắt đầu hoạt động từ 6 giờ sáng, đạt cao điểm từ 12 – 14 giờ trưa, ngừng hoạt động lúc 16 giờ.
Đối với hai loài mòng thuộc giống Tabanus, thời điểm hoạt động của chúng bắt đầu từ 8 giờ, muộn hơn so với ruồi Stomoxys calcitrans. Chúng
hoạt động mạnh dần và đạt cao điểm từ 12 – 14 giờ, sau đó lại giảm dần và ngừng hoạt động từ 16 giờ.
Ban ngày, thời tiết trong khoảng từ 12 – 14 giờ là thích hợp nhất cho sự hoạt động của chúng, vì đây là khoảng thời gian nóng ẩm nhất trong ngày nên ruồi, mòng hoạt động mạnh nhất.
4.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh T. evansi cho trâu một số xã tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
4.3.1. Xây dựng phác đồđiều trị bệnh TMT
Qua quá trình điều tra tình hình nhiễm bệnh TMT ở 3 xã thuộc huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang. Sau khi phát hiện được số trâu nhiễm bệnh, chúng tôi tiến hành điều trị bằng 3 loại thuốc là : Adizin, Trypamidium samorin, Phartrypazen.
Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu nhiễm của 3 loại thuốc trên được thể hiện qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ứng dụng thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu
Phác đồ Số trâu điều trị (con) Số trâu sạch TMT (con) Tỷ lệ (%) Số con còn TMT (con) Tỷ lệ (%) I 5 4 80,00 1 20,00 II 5 5 100 0 0 III 5 4 80,00 1 20,00 Kết quả bảng 4.8 cho thấy:
Thuốc Adizin, liều 4,0 mg/ kgTT điều trị cho 5 trâu bị nhiễm tiên mao trùng. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch thấy 4/5 trâu không còn tiên mao trùng, hiệu lực đạt 80%.
Thuốc Trypamidium samorin, liều 1,2 mg/ kgTT điều trị cho 5 trâu bị nhiễm tiên mao trùng. Sau 15 ngày điều trị. Kiểm tra bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch thấy 5/5 trâu không còn tiên mao trùng, hiệu lực đạt 100%.
Thuốc Phartrypazen, liều 3,5 mg/ kgTT điều trị cho 5 trâu bị nhiễm tiên mao trùng. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch, có 4/5 con không còn tiên mao trùng, hiệu lực đạt 80%.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh lý và trạng thái của trâu sau khi dùng thuốc 1 giờ, chúng tôi thấy không có trâu nào có biểu hiện phản ứng với thuốc, thân nhiệt, mạch đập và tần số hô hấp đều nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Trước khi tiêm thuốc trị TMT chúng tôi đều dùng các thuốc trợ sức, trợ lực cho trâu: Cafein 20%: 15ml/ con, Vitamin C 5%: 15ml/ con, Vitamin B1 2,5%: 15ml/ con (tiêm trước 30 phút).
Như vậy, thuốc Adizin, Trypamidium samorin và Phartrypazen đều có hiệu lực điều trị bệnh tiên mao trùng và an toàn đối với trâu. Tuy nhiên thuốc Trypamidium samorin có hiệu lực cao hơn 2 loại thuốc Adizin và Phartrypazen (thuốc Trypamidium samorin 100%, thuốc Adizin 80%, thuốc Phartrypazen 80%). Từ kết quả này, chúng tôi đã chọn phác đồ II gồm thuốc Trypamidium samorin và các thuốc trợ sức, trợ tim đểđiều trị bệnh TMT cho trâu.
4.3.2. Ứng dụng phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiên mao trùng
ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Bảng 4.9. Ứng dụng phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu ở một số xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Địa phương (xã) Số trâu điều trị (con) Số trâu sạch TMT (con) Tỷ lệ (%) Minh Khương 7 7 100 Tân Thành 9 9 100 Yên Thuận 12 12 100 Tính chung 28 28 100
Qua bảng 4.9 cho thấy, trong số 28 con trâu, điều trị bằng phác đồ sử dụng Trypamidium samorin, với liều 1,2 mg/kgTT, đạt hiệu lực 100%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Doanh và cs, (1997) [6] đã dùng Trypamidium samorin điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu xác định thuốc có hiệu lực và độ an toàn rất cao (100%).
4.3.3. Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh T. evansi cho trâu ở
các địa phương thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Giải quyết triệt để bệnh tiên mao trùng là một vấn đề hết sức khó khăn vì tiên mao trùng không có giai đoạn sống bên ngoài môi trường. Do đó, muốn phòng bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết cần phải diệt côn trùng môi giới truyền bệnh bằng cách thay đổi sinh thái, dùng hóa dược hay bằng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, phương pháp tối ưu nhất là thay đổi sinh thái:
- Thay đổi sinh thái là thay đổi điều kiện sống, làm cho côn trùng không sinh sản, không thực hiện được chu kỳ phát triển. Phát quang cây cối ở từng khu vực, không để nước tù đọng; ủ phân để diệt trứng và ấu trùng ruồi, mòng; làm chuồng gia súc có lưới ngăn côn trùng... là các biện pháp hữu hiệu, tạo ra những điều kiện bất lợi cho đời sống của côn trùng. Tuy nhiên, do côn trùng có khả năng di chuyển khá mạnh nên các biện pháp trên phải thực hiện đồng thời, trên phạm vi rộng mới có hiệu quả.
Đối với vùng rừng núi, khó có thể thanh toán được bệnh T. evansi vì có
thể coi là những ổ dịch thiên nhiên. Diệt tiên mao trùng ký sinh ở vật chủ không những ngăn được tác hại gây bệnh của chúng mà còn làm cho bệnh mất khả năng lây lan. Các biện pháp cụ thể là:
- Kịp thời phát hiện các ổ dịch đểđiều trị bệnh kịp thời cho gia súc, hạn chế thiệt hại cho nhân dân.
- Trước khi trâu, bò được chuyển về vùng đồng bằng hoặc các nơi khác cần phải được điều trị Trypanosoma evansi bằng Trypamidium samorin.
- Ở những vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ vùng có bệnh về. Nếu thật cần thiết thì chỉ nhập những gia súc khỏe (có kết quả kiểm tra âm tính đối với tiên mao trùng), song vẫn cần nhốt riêng để theo dõi. Nếu không bị bệnh mới cho nhập đàn. Phát hiện và diệt những con thú hoang nghi là nguồn tàng trữ mầm bệnh hoặc không chăn thả gia súc trong khu vực có những loài đó đang sinh sống.
- Đối với vùng đang lưu hành bệnh, cần tiêm phòng bằng hoá dược một năm 1 – 2 lần bằng Trypamidium samorin. Lần 1 tiêm vào tháng 4 – 5, là thời
gian ruồi mòng phát triển mạnh, lần 2 tiêm vào tháng 9 – 10, là thời gian sắp vào mùa phát bệnh.
- Ngoài ra, cần tổ chức tốt việc chăm sóc, quản lý đàn trâu, bò, không để gia súc làm việc quá sức, có thức ăn dự trữ cho vụ đông xuân, giữ ấm cho gia súc vào mùa đông. Mặt khác, động viên các hộ nông dân nuôi trâu sinh sản để tự túc con giống. Khi mua trâu, bò từ nơi khác về cần phải được phòng, trị Trypanosoma evansi trước khi chuyển về.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
* Tình hình nhiễm
Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh tiên mao trùng trâu bò ở một số xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả cho thấy:
Trâu nuôi tại 3 xã của huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ 20,28%. Trong đó trâu ở xã Yên Thuận và xã Tân Thành có tỷ lệ nhiễm cao lần lượt là 21,52%; 21,52%, thấp nhất ở xã Minh Khương (17,65%).
Trâu giai đoạn trên 8 năm tuổi nhiễm tiên mao trùng cao nhất (27,50%), và giai đoạn dưới 2 năm tuổi nhiễm thấp nhất (13,79%).
Trâu nhiễm tiên mao trùng tăng dần từ tháng 6 đến tháng 10. Trong đó, thấp nhất là tháng 6 với 4/39 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 10,26%; cao nhất là tháng 10 với 14/49 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 28,57%.
* Động vật môi giới truyền bệnh
Ruồi, mòng hút máu trâu, bò tại 3 xã Yên Thuận, Minh Khương, Tân Thành thuộc 3 loài: Stomoxys calcitrans, Tabanus rubidus, Tabanus
kiangsuensis.
Thời gian hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng chủ yếu là từ 10 giờđến 16 giờ. Hoạt động mạnh nhất từ 12 – 14 giờ.
* Thử nghiệm phác đồđiều trị
Ba loại thuốc: Adizin, Trypamidium samorin và Phartrypazen đều có hiệu lực trị bệnh tiên mao trùng. Tuy nhiên phác đồ gồm Trypamidium samorin (liều 1,2 mg/kgTT) và các thuốc trợ sức, trợ tim có hiệu lực cao hơn hai phác đồ còn lại.
* Biện pháp phòng chống
Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và phác đồ điều trị, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng hiệu quả cho trâu.
5.2. Đề nghị
Định kỳ kiểm tra phát hiện trâu, bò nhiễm TMT để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nên dùng thuốc Trypamidium samorin liều 1,2mg/kgTT và các thuốc trợ sức, trợ tim đểđiều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu bò.
Trong thời gian điều trị cho gia súc, cần thực hiện tốt công tác hộ lý: cho gia súc nghỉ ngơi 3 – 4 ngày sau khi điều trị, cho ăn uống đầy đủ, chăm