Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Ruồi, mòng là vật chủ trung gian truyền bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò. Mùa lây lan bệnh phụ thuộc vào mùa phát triển của ruồi, mòng. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi quy luật hoạt động theo tháng và quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng hút máu tại 3 xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Kết quảđược thể hiện trong bảng 4.6 và bảng 4.7.
Bảng 4.6. Quy luật hoạt động theo tháng của các loài ruồi, mòng ở một số
xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Loài ruồi, mòng Tháng ruồi, mòng hoạt động (tháng) 6 7 8 9 10 Stomoxys calcitrans +++ +++ ++ + + Tabanus rubidus +++ ++ + + + Tabanus kiangsuensis +++ ++ + + + Ghi chú: (+): Hoạt động ít (++): Hoạt động trung bình (+++): Hoạt động mạnh (-): Ngừng hoạt động
Qua bảng 4.6 cho thấy: Trong 5 tháng theo dõi, loài ruồi Stomoxys
calcitrans bắt đầu xuất hiện ở tháng 6 và giảm dần đến tháng 10, hoạt động mạnh vào tháng 6, 7, 8; tháng 9, 10 ít hoạt động. Còn hai loài mòng Tabanus
rubidus và Tabanus kiangsuensis có sự hoạt động khác so với loài ruồi
Stomoxys calcitrans, cụ thể là chúng chỉ hoạt động mạnh vào tháng 6, 7; từ tháng 8 đến tháng 10 chúng ít hoạt động hơn. Có sự khác biệt về hoạt động của các loài ruồi, mòng trong các tháng là do khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 thời tiết nóng, ẩm thích hợp cho ruồi, mòng phát triển. Tháng 9,10 thời tiết bắt đầu khô và lạnh nên ruồi, mòng ít hoạt động hơn.
Cùng với việc theo dõi thời điểm các loài ruồi,mòng hoạt động trong năm, chúng tôi còn theo dõi quy luật hoạt động của chúng trong ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng ở một số
xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Loài ruồi, mòng Thời điểm ruồi, mòng hoạt động (giờ) 6 - 8 8 - 10 10 - 12 12 - 14 14 - 16 16 - 18 Stomoxys calcitrans + + ++ +++ ++ - Tabanus rubidus - + ++ +++ ++ - Tabanus kiangsuensis - + ++ +++ ++ - Ghi chú: (+): Hoạt động ít (++): Hoạt động trung bình (+++): Hoạt động mạnh (-): Ngừng hoạt động
Bảng 4.7 cho thấy, quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng được nghiên cứu không có sự khác biệt nhiều. Hầu như các loài có thời gian hoạt động giống nhau. Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt nhỏ trong quy luật hoạt động của Stomoxys calcitrans. Cụ thể như sau:
Ruồi Stomoxys calcitrans bắt đầu hoạt động từ 6 giờ sáng, đạt cao điểm từ 12 – 14 giờ trưa, ngừng hoạt động lúc 16 giờ.
Đối với hai loài mòng thuộc giống Tabanus, thời điểm hoạt động của chúng bắt đầu từ 8 giờ, muộn hơn so với ruồi Stomoxys calcitrans. Chúng
hoạt động mạnh dần và đạt cao điểm từ 12 – 14 giờ, sau đó lại giảm dần và ngừng hoạt động từ 16 giờ.
Ban ngày, thời tiết trong khoảng từ 12 – 14 giờ là thích hợp nhất cho sự hoạt động của chúng, vì đây là khoảng thời gian nóng ẩm nhất trong ngày nên ruồi, mòng hoạt động mạnh nhất.