Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý vốn luân chuyển tối ưu tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27)

Nguồn dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 06 năm 2007-2012 của 50 công ty cổ phần phi tài chính bất kỳ đang niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM, được công bố trên Website của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, các công ty dịch vụ tài chính, hoạt động kinh doanh bất động sản không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được loại ra khỏi nguồn dữ liệu. Ngoài ra, các quan sát thiếu số liệu hoặc có giá trị dị biệt, không có tính đại diện cho tổng thể cũng được loại ra khỏi mẫu. Dữ liệu được lấy bao gồm tổng tài sản, tài sản luân chuyển, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận gộp, và dòng tiền hoạt động. Dữ liệu này được dùng để tính chu kỳ các khoản phải thu, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán các khoản phải trả, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, chu kỳ kinh doanh thuần, chu kỳ hoạt động, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên doanh thu thuần.

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Bước 1: Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích của mô

hình để đưa ra các nhận định ban đầu về đặc điểm của mẫu nghiên cứu: Giá trị bình quân, trung vị, độ lệch chuẩn của các biến.

Bước 2: Phân tích ma trận tương quan để xác định mối tương quan giữa các cặp biến, đồng thời xem xét có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.

Bước 3: Kiểm định mức độ tác động của các biến giải thích đến biến

phụ thuộc và ý nghĩa thống kê của các tham số hồi quy: lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp (Pooled model), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model– FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model –REM) bằng phương pháp kiểm định Likelihood Ratio test và kiểm định Hausman test.

Đầu tiên, dùng kiểm định Likelihood Ratio test để kiểm định sự phù hợp giữa mô hình FEM và Pool với giả thiết H0 là kiểm định FEM là dư thừa, tức không cần xét khác biệt mang tính cá nhân.

+ Nếu giả thiết H0 được chấp nhận, tức mô hình Pool phù hợp hơn, và lúc này không cần kiểm định REM nữa.

+ Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, lúc này mô hình FEM là phù hợp hơn Pool. Và vì vậy, sẽ tiến hành bước tiếp theo là chọn giữa FEM và REM bằng kiểm định Hausman test.

Kiểm định Hausman test (1978) với giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa ước lượng bằng mô hình FEM và REM:

+ Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận, tức không có sự khác biệt giữa ước lượng theo FEM và REM. Lúc này, REM sẽ được chọn do không làm giảm bậc tự do của mô hình.

+ Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức có sự khác biệt giữa ước lượng theo FEM và REM. Và khi đó, mô hình FEM là phù hợp hơn vì lúc này ước lượng theo REM sẽ bị chệch.

Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview 6.0 để chạy mô hình hồi quy ước lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý vốn luân chuyển tối ưu tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)