Giả định 1: Nếu rút ngắn độ dài chu kỳ luân chuyển tiền mặt (ccc), rút ngắn chu kỳ kinh doanh thuần (ntc) và rút ngắn chu kỳ hoạt động (oc) sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Điều đó có nghĩa là hệ số tương quan giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt, chu kỳ kinh doanh thuần và chu kỳ hoạt động có ý nghĩa thống kê, tác động ngược chiều và mang dấu âm (-).
Giả định 2: Việc rút ngắn kỳ thu tiền khách hàng (rcp) sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nghĩa là kỳ thu tiền khách hàng có ý nghĩa thống kê, tác động ngược chiều và mang dấu âm (-).
Giả định 3: Việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (icp) sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nghĩa là chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho có ý nghĩa thống kê, tác động ngược chiều và mang dấu âm (-).
Giả định 4: Việc kéo dài kỳ thanh toán nhà cung cấp (pdp) sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nghĩa là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp có ý nghĩa thống kê, tác động cùng chiều và mang số dương (+).
Ứng dụng mô hình nghiên cứu này trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, điều kiện thu thập dữ liệu khó khăn, tính minh bạch của các báo cáo tái chính chưa cao, bài nghiên cứu sử dụng mức ý nghĩa 5% làm mức ý nghĩa thống kê để chấp nhận hay bác bỏ ý nghĩa của các biến hồi quy.
Bảng 3.2: Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc
Các biến Dấu dự báo của tác giả Dấu kết quả của Haithanm Nobanee ois(-1) + + rcp - - icp - + pdp + - ccc - - qr + + tde - N/A sg + + oc - - ntc - +
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày những đặc điểm của mẫu nghiên cứu thông qua phần thống kê mô tả các biến trong mô hình, mối tương quan của từng cặp biến với nhau và cuối cùng là phân tích hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển với khả năng sinh lời của công ty.