Mẫu bao gồm 250 quan sát của 50 công ty niêm yết trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Các giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu, cực đại của các biến như sau:
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả
Biến ois ois(-1) rcp qr icp pdp ccc tde sg oc ntc
Giá trị trung bình 0.074584 0.079266 53.78802 1.390565 69.40321 113.7914 9.399812 1.232162 0.177993 123.1912 16.10997 Trung vị 0.054549 0.067086 46.13202 0.955594 68.54087 107.4461 1.975706 1.054278 0.174384 127.2159 7.554007 Giá trị lớn nhất 0.273843 0.27736 190.0097 9.803861 185.3646 282.1966 157.3488 4.024653 1.102508 300.5292 147.0752 Giá trị nhỏ nhất -0.08146 -0.08146 3.594531 0.225217 1.767111 4.060809 -234.858 0.051946 -0.57797 7.416354 -177.55 Độ lệch chuẩn 0.065031 0.064738 33.82477 1.192224 38.5688 60.08463 53.7028 0.950675 0.26512 58.15694 47.57483 Số quan sát 250 250 250 250 250 250 250 250 250 250 250
Bảng 4.3 trình bày giá trị trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu của các biến được sử dụng trong mô hình, cụ thể như sau:
Tỷ số lợi nhận trên doanh thu (ois) có giá trị trung bình là 7.5%, trung vị là 5.5%, độ lệch chuẩn 6.5%. Như vậy khả năng sinh lời trung bình của các công ty Việt Nam là 7.5%, hơn một nửa trong số đó có tỷ số sinh lời trên 5.5% và chênh lệch giữa các công ty không quá lớn, khoảng 6.5%. Lợi nhuận tối đa là 27.4%, tối thiểu -8.1%
Tỷ số lợi nhận trên doanh thu so với năm trước (ois-1) có giá trị trung bình là 7.9%, trung vị là 6.7%, độ lệch chuẩn 6.5%. Như vậy khả năng sinh lời trên doanh thu trung bình năm trước của các công ty Việt Nam là 7.9%, hơn một nửa trong số đó có tỷ số sinh lời trên 6.7% và chênh lệch giữa các công ty không quá lớn, khoảng 6.5%, mức lợi nhuận trên doanh thu tối đa của năm trước là 27.7%, tối thiểu là -8.1%. Như vậy so lợi nhuận trên doanh thu năm trước trung bình không biến động nhiều.
Kỳ thu tiền khách hàng (rcp) có giá trị trung bình là 54 ngày, trung vị là 46 ngày và độ lệch chuẩn là 34 ngày, tối đa là 190 ngày, tối thiểu là 4 ngày, nghĩa là các công ty Việt Nam cho khách hàng thời gian trả nợ trung bình là khoảng gần hai tháng, trong số đó hơn một nửa các công ty có chính sách công nợ kéo dài khoảng một tháng rưỡi. Đây là khoảng thời gian tương đối hợp lý khi mà các công ty Việt Nam còn đang thiếu vốn và cần có một chính sách tín dụng nới lỏng.
Tỷ số thanh toán nhanh (qr) có giá trị trung bình là 1.39, trung vị là 0.96, độ lệch chuẩn 1.19, mức tối đa là 9.8, mức tối thiểu là 0.26. Điều này cho thấy các công ty hoạt động ổn định.
Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (icp) có giá trị trung bình 69 ngày, trung vị là 69 ngày, độ lệch chuẩn là 39 ngày, mức tối đa là 185 ngày, tối thiểu là 2 ngày. Hàng tồn kho hàng hóa kéo dài hơn hai tháng, đó là thời gian tương đối dài, doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý để tiết kiệm chi phí.
Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (pdp) có giá trị trung bình là 114 ngày, trung vị là 107 ngày và độ lệch chuẩn là 60 ngày, mức tối đa là 282 ngày, tối thiểu là 4 ngày. Kỳ thanh toán cho khách hàng trung bình (114 ngày) dài hơn so với kỳ thu tiền trung bình (54 ngày), điều đó chứng tỏ tín dụng thương mại càng phổ biến ở Việt Nam.
Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (ccc) có mức trung bình là 9 ngày, trung vị là 2 ngày, độ lệch chuẩn là 53 ngày, mức tối đa là 157 ngày, tối thiểu là - 234 ngày. Điều này cho thấy các DN nhìn chung đang bị chiếm dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (tde) có mức trung bình là 1.23, trung vị là 1.05, độ lệch chuẩn là 0.95, mức tối đa là 4.02, mức tối thiểu là 0.05.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (sg) có mức trung bình là 17.8%, trung vị là 17.4%, độ lệch chuẩn là 26.5%, mức tối đa là 110.3%, mức tối thiểu là - 57.8%.
Chu kỳ hoạt động (oc) có mức trung bình là 123 ngày, trung vị là 127 ngày, độ lệch chuẩn là 58 ngày, mức tối đa là 301 ngày, mức tối thiểu là 7 ngày.
Chu kỳ kinh doanh thuần (ntc) có mức trung bình là 16 ngày, trung vị là 8 ngày, độ lệch chuẩn là 48 ngày, mức tối đa là 147 ngày, mức tối thiểu là - 178 ngày.