Nhiệm vụ của cục thuế: 28

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 40)

-Nghiên cứu, chỉnh sửa các chính sách, chiến lược, luật pháp, kế hoạch phát triển và cơ chế quản lý thuếđề trình bộ trưởng bộ tài chính phê duyệt. -Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo các văn bản quy định về thuế, chỉ thị và

chính sách khác có liên quan để nâng cao sự hiểu biết, ý thức thực hiện các văn bản pháp luật đó của thể nhân, pháp nhân và mọi tổ chức trong xã hội. -Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn một cách có hệ thống và liên tục cho cán

bộ thuế trên phạm vi cả nước.

-Lập kế hoạch thu thuế hàng năm trên phạm vi cả nước đề trình bộ tài chính phê duyệt.

-Lập kế hoạch hoạt động thu thuế hàng năm, quý, tháng.

-Thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra-thanh tra công việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

-Kiểm tra kế toán các doanh nghiệp, các hóa đơn chứng từ, kiểm tra hàng hóa xuất – nhập kho, các chợ và cửa hàng theo mục tiêu trong tâm;

-Tổ chức thu, chủ trì đòi nợ thuế vào NSNN đúng, đủ, kịp thời và đạt được kế

hoạch thu thuếđã đặt ra và quốc hội đã duyệt;

-Thu thập, tổng hợp các thông tin, số liệu về đơn vị kinh doanh, diện tích đất

đai, các đối tượng có thu nhập, hoạt động cho thuê bất động sản, phí và lệ

phí khác.

-Quy định và giao mã số thuế cho đối tượng nộp thuế trên phạm vi cả nước. -Quy định các quy chế và phương pháp thu thuế thật chặc chẽ, bao quát và

thống nhất đúng theo quy định của pháp luật.

-Đăng ký, đăng ký mới thuế hàng năm và quản lý theo dõi thu thuế từ các

đơn vị kinh doanh mà thuộc trách nhiệm của mình.

29

-Tổ chức khen thưởng đối vơi những thể nhân, pháp nhân, tổ chức có công lớn trong việc cung cấp thông tin và nộp thuế; xử lý nghiêm đối với những kẻ vi phạm luật thuế.

-Nghiên cứu, giải quyết đề nghi của thể nhân, pháp nhân, các tổ chức và giải quyết khiếu nại về công tác thuế.

-Lập kế hoạch chi ngân sách nhà nước hàng năm: tiền lương, các khoản phụ

cấp , trợ cấp, khoản chi hành chính, mua sắm, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng cơ quan, khoản bồi dưỡng cán bộ.

-Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tiền thưởng, phương tiện, dụng cụ

phục vụ công tác thuế trên phạm vi cả nước.

-Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, quản lý, sử dụng, bố chí, thực hiện chính sách bồi thưởng và xử lý vi phạm công tác thuế trên phạm vi cả nước. -Quản lý, sử dụng kỹ thuật công nghệ, công nghệ thông tin và hiện đại hóa

công tác nghiệp vụ chuyên môn thuế trên phạm vi cả nước.

-Tổ chức thực hiện chế độ kế toán nhà nước trong việc ghi chép mọi khoản mục thu thuế theo mục lục kế toán ngân sách nhà nước và Kho bạc nhà nước để quyết toán kế toán và phân tích số thu.

-In, quản lý, kiểm tra sử dụng hóa đơn thu tiền, tem thuế, thẻ vào cổng, đề

can, mẫu biểu và các dấu hiệu khác theo pháp luật.

-Theo dõi thúc đẩy, kiểm tra – thanh tra quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn trên cả nước: đăng ký thuế, kê khai, tính toán, nộp, trích, hoàn, miễn, giảm và căn cứ theo pháp luật.

-Phối hợp với cục hải quan, kho bạc nhà nước, văn phòng bộ, các cục trực thuộc bộ tài chính, cơ quan chính quyền địa phương và các ban ngành khác có liên quan đến công tác thuế theo nhiệm vụ đã giao.

-Tổng kết, đánh giá và báo cáo bộ trưởng bộ tài chính về công tác thực hiện nhiệm vụ thuế trên cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

-Quan hệ hợp tác với quốc tế và các tổ chức khác về công tác thuế theo nhiệm vụđược giao.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác đã được giao.

Quyền hạn của cục thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ:

-Đề ra các quyết định, thông báo, hướng dẫn để cụ thể hóa việc tuyên truyền chỉ thị, quyết định, hướng dẫn của bộ trưởng bộ tài chính.

-Kiến nghị sửa đổi và soạn thảo luật thuế và các luật khác có liên quan sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

-Đóng góp ý kiến, quyết định các vấn đề và ký khẳng định sự đúng đắn của các tài liệu nằm trong trách nhiệm của mình mà phù hợp với pháp luật. -Đề nghị các thể nhân, pháp nhân và các tổ chức cung cấp số liệu, thông tin

và các tài liệu liên quan công tác thuế.

-Trình bộ trưởng bộ tài chính bổ nhiệm, chuyển nhiệm hay miễn nhiệm giám

đốc sở và phò giám đốc trong cục thuế; giám đốc sở phó phó giám đốc sở

thuế các tỉnh, thành phố, trưởng phòng thuế các huyện trên cơ sở phối hợp của các bên liên quan.

-Bổ nhiệm, chuyển nhiệm tổ trưởng và của các sở trong cục thuế; giám đốc sở và phó giám đốc sở thuế các tỉnh, thành phố; trưởng phòng và phó phòng thuế các huyện trên cơ sở phối hợp của các bên liên quan và ủy quyền của bộ trưởng bộ tài chính.

-Thi, tuyển chọn các cán bộ thuế mới để bố trí vào các vị trí theo sự đồng ý của bộ trưởng bộ tài chính và quyết định từ ban chính trị và quản lý cán bộ.

-Cử cán bộ trong trách nhiệm của mình xuống hoạt động nghiệp vụđược giao trong phạm vi cả nước.

-Đề nghị thực hiện khen thưởng, xử lý, tăng cấp-bậc, bố trí, chuyển đổi, chính sách đối với các cán bộ công chức thuế trên phạm vi cả nước.

31

-Đề nghị khen thưởng thể nhân, pháp nhân và các tổ chức liên quan có công, hợp tác trong quá trình thực hiện luật thuế.

-Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, khoản thưởng của cục thuế theo quyết

định, sử dụng phương tiện, căn hộ, công cụ và dụng cụ hiện đại trong công tác thuế.

-Có quyền mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng theo pháp luật.

-Thực hiện các quyền hạn khác theo nhiệm vụđược giao.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 40)