Phân bố về chi phí khám chữa bệnh YHCT

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng và sự hài lòng của bệnh nhân với dịch vụ KCB YHCT tại xóm IV - xã Văn Xá - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian 2012 – 2013 (Trang 54)

13. Nhận xét về chi phí khám chữa bệnh

4.2.10.Phân bố về chi phí khám chữa bệnh YHCT

Phân bố tỷ lệ chi phí khám chữa bệnh của hai nhóm là tương đương nhau. Phần lớn bệnh nhân nhận xét chi phí khám chữa bệnh là chấp nhận được, ở cơ sở nhà nước là 65,1%, cơ sở tư nhân là 65,5%.

Bên cạnh đó cũng có nhiều bệnh nhân nhận xét chi phí khám chữa bệnh là cao ở cơ sở nhà nước (27,7%) ở cơ sở tư nhân (28,6%).

Một số nhỏ nhận xét chi phí quá cao (<3%) và một số không có ý kiến gì. Có lẽ chi phí dịch vụ khám chữa bệnh YHCT tương đối phù hợp với mức sống của nhân dân tại địa phương nghiên cứu, kết hợp cùng sự hỗ trợ của Bảo hiểm Y tế nên tỷ lệ chi phí KCB chấp nhận được khá cao.

Bên cạnh đó một số người nông dân nghèo không có Bảo hiểm Y tế, không thuộc diện được Bảo hiểm Y tế chi trả, hoặc mắc các bệnh nan y khó chữa cần điều trị trong thời gian dài có chi phí cao, đặc biệt tại các cơ sở tư nhân, chi phí điều trị có thể được nâng cao để thu lợi nhuận nên còn tồn tại những trường hợp bệnh nhân thấy chi phí KCB là cao.

4.2.11. Phân bố tỷ lệ số lần tái khám trong năm

Tỷ lệ tái khám trong năm của bệnh nhân đối với cơ sở nhà nước nhiều nhất là từ 2-5 lần với 37,7%. Tỷ lệ tái khám 1 lần trong năm đứng vị trí thứ 2 với 29,3% và số bệnh nhân tái khám 6-10 lần trong năm là thấp nhất với 1,8%.

Đối với cơ sở tư nhân tỷ lệ tái khám 1 lần trong năm là nhiều nhất với 13,8%. Tỷ lệ tái khám 2-5 lần trong năm là 13,2%, có rất ít bệnh nhân tái khám 6-10 lần trong năm và trên 10 lần trong năm (<3%).

Nguyên nhân có thể do bệnh nhân sau khi điều trị tại cơ sở y tế thấy hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại đó nên khi có vấn đề về sức khỏe họ sẽ tái khám tại cơ sở y tế cũ. Bên cạnh đó có những bệnh nhân chỉ tái khám 1 lần

có lẽ do họ đã khỏi bệnh,điều kiện kinh tế khó khăn , do phương pháp điều trị tại cơ sở đó không phù hợp với bệnh tình của họ, hoặc do tay nghề và thái độ của nhân viên y tế tại đó không tốt. Tỷ lệ tái khám 6-10 lần và trên 10 lần trong năm là rất thấp, có thể do bệnh đã khỏi.

4.2.12. Phân bố mối quan hệ của cán bộ y tế đối với bệnh nhân

Mối quan hệ của cán bộ y tế đối với bệnh nhân được đánh giá là khá, tốt chiếm tỷ lệ cao, trong đó tỷ lệ mối quan hệ ở mức độ tốt là 42,5%, khá là 36,5%. Mối quan hệ ở mức độ kém chiếm tỷ lệ thấp (1,8%).

Qua nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy mối quan hệ của cán bộ y tế với bệnh nhân ở mức độ khá, tốt chiếm tỷ lệ cao. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những mối quan hệ ở mức độ kém, có thể do thái độ và trình độ của nhân viên y tế chưa được tốt , và một phần do nhận thức của người dân chưa được cao. Vì vậy chúng ta cần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế để tạo mối quan hệ tốt, bền vững giữa cán bộ y tế với bệnh nhân.

4.2.13. Đánh giá sự duy trì tái khám tại cơ sở y tế cũ

Tỷ lệ bệnh nhân duy trì tái khám ở cơ sở y tế cũ cao hơn tỷ lệ bệnh nhân không khám lại, trong đó tỷ lệ tái khám là 55,7%, tỷ lệ không tái khám là 44,3%.

Có lẽ do bệnh nhân sau khi khám và điều trị tại cơ sở y tế thấy hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở đó nên khi có vấn đề về sức khỏe họ sẽ tái khám tại đó. Bên cạnh đó có những bệnh nhân không tái khám lại có thể do họ đã khỏi bệnh, điều kiện kinh tế khó khăn, do phương pháp điều trị tại đó không phù hợp với bệnh tình của họ, hoặc do tay nghề và thái độ của nhân viên y tế tại đó không tốt.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình sử dụng và sự hài lòng của người dân với dịch vụ khám chữa bệnh YHCT tại xóm IV – xã Văn Xá – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian 8/2012 – 8/2013, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Tình hình sử dụng dịch vụ KCB YHCT

- Tỉ lệ người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh YHCT là 78,4%. - Nghề nghiệp người sử dụng chủ yếu là nông dân chiếm 71%. - Loại hình sử dụng dùng thuốc thang là chủ yếu chiếm 76,6%. - Loại bệnh điều trị chủ yếu là Cơ Xương Khớp chiếm 34,3%.

2. Sự hài lòng của người dân với dịch vụ KCB YHCT

- Đánh giá trình độ, thái độ phục vụ, chất lượng điều trị của nhân viên y tế tương đối tốt.

- Nhận xét về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dịch vụ tư vấn sức khỏe còn đang ở mức trung bình.

- Cơ sở tư nhân còn kém so với cơ sở nhà nước trên nhiều mặt như cơ sở vật chất, trình độ, kết quả điều trị, thái độ phục vụ…

- Chi phí KCB YHCT chủ yếu ở mức chấp nhận được trên 65%. - Kết quả sau điều trị Khỏi và Đỡ cao trên 80%.

- Số lần tái khám tương đối nhiều 2-5 lần chiếm 50,9%.

KIẾN NGHỊ

1. Mở rộng cơ sở khám chữa bệnh YHCT để nhiều người dân tiếp cận với YHCT hơn nữa.

2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở KCB YHCT.

3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế.

4. Tổ chức một số chương trình tư vấn KCB YHCT miễn phí tới địa phương để người dân có cơ hội được KCB và tiếp cận với YHCT nhiều hơn.

Tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hải Thượng Lãn Ông (1996), Vệ sinh yếu quyết, NXB Y Học.

2. Hoàng Thị Hoa Lý (2006), Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực và sử

dụng Y học cổ truyền ở một số địa phương tại tỉnh Bắc Ninh, Luận văn

Thạc sỹ Y học,Trường Đại Học Y Hà nội.

3. Hội Đông Y Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo Tổng kết năm 2008 và

phương hướng niệm vụ năm 2009, Vĩnh Phúc.

4. Ngô Huy Minh (2002), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới

việc sử dụng Y học cổ truyền của người dân huyện Lương Sơn - Hòa Bình năm 2002, Luận văn Thạc Sỹ YTCC,Trường Đại học Y tế Công

cộng.

5. Nguyễn Thị Oanh (2007), Đánh giá thực trạng sử dụng Y học cổ truyền

tại 8 trạm Y tế, phường đạt chuẩn quốc gia của Thành phố Thanh Hóa năm 2007, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Trường Đại học YTCC.

6. Phạm Vũ Khánh (2009), "Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền tại các cơ sở y tế tư nhân y học cổ truyền tỉnh Quảng Ninh", Tạp chí Y Học Thực Hành, Số 1/2009.

7. Phạm Vũ Khánh (2006), "Tình hình sử dụng y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở Hà Tây cũ", Tạp chí Y Học Thực Hành, Số 12/2008.

8. Phạm Vũ Khánh & Tống Thị Tam Giang (2007), "Thực trạng sử dụng Y học cổ truyền tại các tuyến khu vực Y tế công lập ở các tỉnh phía Bắc", Tạp chí Y Học Thực Hành, Số 12/2007.

9. Phòng Y Tế huyện Bình Xuyên (2010), Báo cáo tổng kết năm 2009

Nam",Thông tin Y học cổ truyền, 110,111/2003.

12. Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam (2007), 50 năm Hội Đông Y Việt

Nam, Hà nội,

13. Trương Việt Bình (2001), Thân thân thế và sự nghiệp của Đại Y

Thiền Sư Tuệ Tĩnh theo các tài liệu trong nước.

14. TTYTDP huyện Bình Xuyên (2010), Báo cáo tổng kết công tác hoạt

động năm 2009 và kế hoạch năm 2010.

15. Ủy Ban Nhân Dân Huyện Bình Xuyên (2010), Báo cáo tổng kết 2009

và phương hướng phát triển 2010.

16. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Y học cổ truyền ở tỉnh ta. 17. Vụ Y Dược Học Cổ Truyền (2009), Báo cáo Tổng kết công tác hoạt

động năm 2009, phương hướng năm 2010.

18. Phạm Nhật Uyển (2002), Thực trạng sử dụng Y học cổ truyền tại tỉnh

Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Y học,Trường Đại Học Y Hà nội.

Tiếng Anh

19. Diane Appelbaum et al (2006), "Natural and Traditional medicine in Cuba: Lessons For U.S. medical education", Academic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

medicine, 81(12).

20. K.Sydara et al (2005), "Use of Traditional medicine in Lao PDR", Elsevier.

21. Santuah F Niagia (2002), "Traditional medicine gets healthy recognition", The Lancet, Vol 359.

22. Subhuti DharmanandaKampo Medicine the practice of Chinese Herbal Medicine in Japan.

24. WHO (2002), Traditional Medicine- Growing Needs and Potential. 25. WHO (2006), Utilizing Traditional healers in Primary care.

26. WHO (2010), Traditional medicine.

27. WHO (2002), WHO Traditional Medicine Strategy 2002-2005.

28. WHO (2008), WHO head backs role of traditional medicine in

primary health care.

29. WHO (2001), Traditional medicine, Regional Office for The Western Pacific.

30. WHO, Traditional Medicine: Definitions. 31. WHO (2008), Beijing Declaration.

32. WHO (2002), Some tradtional herbal medicines, some mycotoxins,

naphthalene and styrene, International Agency for research of cancer.

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH

YHCT TẠI ĐỊA PHƯƠNG

 Ngày điều tra:

 Họ tên sinh viên điều tra:

 Địa phương điều tra:

 Đối tượng điều tra:

A. Phần dành cho người cung cấp dịch vụ y tế

1. Loại dịch vụ cung cấp là gì

Dùng thuốc thang 5 Thủ thuật tác động khớp 5

Châm, cứu 5 Bó lá chữa vết thương 5

Xoa bóp bấm huyệt 5

Người cung cấp dịch vụ y tế 5

3. Quy mô của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế

Bệnh viện YHCT 5 Làm tại nhà (có một nhân viên y tế) 5

Phòng khám có bác sỹ và điều dưỡng 5 Hội đông y địa phương 5

4. Dịch vụ cung cấp cho loại bệnh nào

Hô hấp 5 Nhi khoa 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu hóa 5 Thần kinh 5

Cơ – xương – khớp 5 Bệnh khó điều trị (ung thư, suy tủy, xơ gan) 5

Da liễu 5 Sinh dục, tiết niệu 5

Tim mạch 5

5. Số lượng bệnh nhân trung bình hàng ngày:

6. Sự biến động số lượng BN đến cơ sở cung cấp dịch vụ

Số BN ổn định không thấy có sự biến động nhiều về số lượng 5

Số BN không ổn định (khi nhiều, khi ít) 5

Lý do biến động số lượng bệnh nhân là gì: (theo mùa, theo các thời điểm trong năm như lễ hội, nghỉ tết….)……… 7. Tỉ lệ điều trị đủ liệu trình hoặc tái khám sau khi hết đợt

Khoảng ít hơn 25% 5

Khoảng 25% - 50% 5

Khoảng 50% - 75% 5

Khoảng nhiều hơn 75% 5

8. Cơ sở cung cấp dịch vụ có dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh hay không Có 5 Không 5

Cuối tuần 5

Có 5 Không 5

10. Cơ sở cung cấp dịch vụ y tế có thực hiện kế hoạch quảng cáo tuyên truyền về hoạt động khám chữa bệnh hay không

Có 5 Không 5

B. Phần dành cho người sử dụng dịch vụ y tế

1.Giới tính Nam 5 Nữ 5

2. Nghề nghiệp của người sử dụng dịch vụ y tế

Nông dân 5 Lao động tự do 5

Lao động văn phòng 5 Lao động tay chân nặng nhọc 5

3. Độ tuổi của người sử dụng dịch vụ y tế

< 20 tuổi 5 20 – 29 tuổi 5

30 – 39 tuổi 5 40 – 49 tuổi 5

50 – 59 tuổi 5 ≥ 60 tuổi 5

4. Sử dụng loại hình dịch vụ nào

Dùng thuốc thang 5 Thủ thuật tác động khớp 5

Châm cứu 5 Bó lá chữa vết thương 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xoa bóp bấm huyệt 5 Mua thuốc gia truyền 5

5. Điều trị loại bệnh nào

Hô hấp 5 Nhi khoa 5

Tiêu hóa 5 Thần kinh 5

Cơ – xương – khớp 5 Bệnh khó điều trị (ung thư, suy tủy, xơ gan) 5

Tim mạch 5 Sinh dục, tiết niệu 5

Da liễu 5

6. Đánh giá trình độ của nhân viên y tế của cơ sở cung cấp dịch vụ

Kém Trung bình Khá Tốt

Bác sĩ 5 5 5 5

Điều dưỡng,

- Điều dưỡng, kĩ thuật viên: kĩ thuật chăm sóc, tiêm, truyền, làm thủ thuật..

7. Thái độ phục vụ của nhân viên

Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

Tiếp đón Điều

dưỡng Bác sĩ KB

NV bán

thuốc Thu ngân

Tốt 5 5 5 5 5 Trung bình 5 5 5 5 5 Chưa được 5 5 5 5 5 Không ý kiến 5 5 5 5 5

- Tốt: BN hài lòng về thái độ, tạo sự thoải mái cho BN sau khi khám chữa bệnh - Trung bình: Mức hài lòng và sự thoải mái không hoàn toàn.

- Chưa được: BN thấy còn nhiều điều chưa được thoải mái về thái độ, sự nhiệt tình của nhân viên tại cơ sở dịch vụ thậm chí có thể xảy ra cãi nhau, xô xát. - Không ý kiến: BN không có ý kiến gì về thái độ phục vụ.

8. Nhận xét của bệnh nhân về tổ chức dịch vụ khám chữa bệnh. Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

Hướng dẫn rõ ràng Qui trình thuận tiện

Có 5 5

Không 5 5

Không ý kiến 5 5

9. Đánh giá về thái độ phục vụ và chất lượng điều trị Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

Chưa được 5 5

Không ý kiến 5 5

( Các mức đánh giá như câu 7) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Nhận xét về cơ sở hạ tầng, tiện nghi, phục vụ. Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

Phòng chờ Trang thiết bị DV tư vấn sức khỏe

Tốt 5 5 5

Trung bình 5 5 5

Chưa được 5 5 5

Không ý

kiến 5 5 5

- Tốt: ánh sáng, trang trí phòng chờ hài hòa đẹp mắt. Trang thiết bị hiện đại và cách sắp xếp hợp lý. Tư vấn sức khỏe chu đáo trả lời câu hỏi BN nhiệt tình.

- Trung bình: phòng chờ có ánh sáng, trang trí còn nhiều điểm chưa ưng ý BN. Trang thiết bị chưa được đầy đủ, không hiện đại, cũ hỏng một số không tạo sự yên tâm cho BN. Tư vấn sức khỏe nhiều bệnh còn chưa rõ ràng.

- Chưa được: Phòng chờ không đầy đủ về ánh sáng, cách sắp xếp dụng cụ lộn xộn. Trang thiết bị cũ nát, thiếu thốn hoặc hỏng nhiều mà không đáp ứng được khám chữa bệnh. Dịch vụ tư vấn qua loa, hoặc không có.

- Không ý kiến: BN không có ý kiến gì

11. Nhận xét của người bệnh về biểu hiện tiêu cực. Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

Được chỉ dẫn tận tình, rõ rang Được giải thích về bệnh trạng và điều trị Bị gây phiền hà, sách nhiễu Bị gợi ý, ám chỉ về quà biếu/tiền bạc

12. Kết quả điều trị khi kết thúc

Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

13. Nhận xét về chi phí khám chữa bệnh Cơ sở nhà nước 5 Cơ sở tư nhân 5

Quá cao 5 Cao 5 Chấp nhận được 5 Không ý kiến 5 14. Số lần tái khám trong năm (tính trong vòng một năm tới ngày phỏng vấn) Chỉ 1 lần 5 2- 5 lần 5 6 – 10 lần 5 ≥ 10 lần 5 15. Bệnh nhân có duy trì tái khám tại cơ sở y tế cũ hay không Có 5 Không 5 16. Mối quan hệ của cán bộ y tế với bệnh nhân Kém 5 Trung bình 5 Khá 5 Tốt 5 17. Đề xuất của người bệnh với hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế. ……… ……… ……… ……… ……… ………. Khỏi 5 Đỡ 5

ĐẶT VẤN ĐỀ...4

CHƯƠNG 1...7

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...7

0.1 . SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU NỀN YHHĐ...7

0.1.1 . Sự phát triển của YHHĐ ở Việt Nam...7

0.1.2 Các thành tựu đặc biệt của YHHĐ ở Việt Nam...9

0.2 . NỀN YHCT ...11

0.2.1 . Khái niệm chung về YHCT...11

0.2.2 YHCT trên thế giới...12

0.2.3 . Chiến lược phát triển YHCT giai đoạn 2002- 2005 của WHO....18

0.3 . KẾT HỢP YHHĐ VÀ YHCT TRONG KCB...26

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng và sự hài lòng của bệnh nhân với dịch vụ KCB YHCT tại xóm IV - xã Văn Xá - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian 2012 – 2013 (Trang 54)