13. Nhận xét về chi phí khám chữa bệnh
0.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG YHCT Ở
YHCT Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tình hình sử dụng YHCT trong KCB và CSSK của người dân tại tuyến y tế cơ sở.
Tác giả Đỗ Thị Phương trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại một số cộng đồng nông thôn năm 1996 cho thấy 70% người dân trên địa bàn nghiên cứu đã sử dụng YHCT. Tuy nhiên tình hình sử dụng YHCT tại các TYT lại rất thấp, chỉ có 3/21 TYT xã trên địa bàn nghiên cứu còn duy trì hoạt động YHCT một cách lẻ tẻ yếu ớt [10].
Trong nghiên cứu của Ngô Huy Minh năm 2002 trên 330 đối tượng là người dân và 20 cán bộ y tế xã về thực trạng sử dụng và một số yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng YHCT của người dân tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, kết quả cho thấy tỷ lệ này là khá cao 79,1%[15].
Một nghiên cứu của Phạm Nhật Uyển về thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Thái Bình năm 2002 trên 50 TYT xã cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT chỉ chiếm 26% số xã [29].
Tác giả Đặng Thị Phúc trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Hưng Yên năm 2002 cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT của người dân trong cộng đồng là khá cao. Chủ yếu là dùng thuốc Nam 85,9%, thuốc bắc là 6,1%, châm cứu xoa bóp là 4,9%. Mặc dù vậy các TYT tại địa bàn nghiên cứu lại không cung cấp dịch vụ YHCT, tỷ lệ sử dụng YHCT tại các TYT gần như bằng không [9].
Nghiên cứu của Phạm Vũ Khánh, Trần Văn Khanh về thực trạng sử dụng YHCT trong CSSK tại cộng đồng ở Hà Tây năm 2006 của gần 1000 hộ gia đình, kết quả cho thấy 54,5% lựa chọn sử dụng YHCT trong KCB, như vậy mức độ sử dụng YHCT trong cộng đồng là tương đối phổ biến[18].
CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU