Hiện trạng sử dụng nước ngầm trong sản xuất rau màu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 49)

Qua khảo sát 120 hộ, có 70 hộ sử dụng nguồn nước ngầm cho rau màu. Vấn đề sử dụng nước ngầm cho việc tưới rau màu thì lượng nước ngầm được sử dụng ít hay nhiều phụ thuộc vào nhóm hộ nghèo hay không nghèo. Kết quả ở bảng 4.19 cho thấy sự chênh lệch lượng nước ngầm sử dụng tưới cho rau màu rất nhiều.

Đối với nhóm hộ không nghèo, lượng nước ngầm dùng để tưới cho đậu phộng ít hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo. Điều này có thể được giải thích bởi nhóm hộ không nghèo có điều kiện tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt nhiều hơn nhóm hộ nghèo.

Các chỉ tiêu Vụ ĐX Vụ HT

Lượng nước TB chung (m3/ha) 1655 1251

Nhóm hộ nghèo

+ Số hộ sử dụng 1 5

+ Lượng nước cao nhất (m3/ha) 1000 2100 + Lượng nước thấp nhất (m3/ha) 1000 156 + Lượng nước trung bình (m3/ha) 1000 857,3

+ Độ lệch chuẩn 783

Nhóm hộ không nghèo

+ Số hộ sử dụng 6 18

+ Lượng nước cao nhất (m3/ha) 4300 5428 + Lượng nước thấp nhất (m3/ha) 115,2 50 + Lượng nước trung bình (m3/ha) 1765 1361

Bảng 4.19: Lượng nước sử dụng cho rau màu phân theo nhóm hộ(m3/ha/vụ)

Các chỉ tiêu Đậu phộng Dưa hấu Bắp

Lượng nước TB chung (m3/ha) 5194 5355 4332

Nhóm hộ nghèo

+ Số hộ sử dụng 9 13 2

+ Lượng nước cao nhất (m3/ha) 16200 45712 5169 + Lượng nước thấp nhất (m3/ha) 2720 1077 4320 + Lượng nước trung bình (m3/ha) 8089(**) 7417ns 4744ns

+ Độ lệch chuẩn 5519 11910 600

Nhóm hộ không nghèo

+ Số hộ sử dụng 18 13 15

+ Lượng nước cao nhất (m3/ha) 9167 10673 7920 + Lượng nước thấp nhất (m3/ha) 200 700 750 + Lượng nước trung bình (m3/ha) 3747(**) 3294ns 4278ns

+ Độ lệch chuẩn 2498 2632 2438

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh năm 2009)

Ghi chú: cột với các chữ số có dấu (**) thể hiện khác biệt có ý nghĩa ở mức alpha 0.01 qua phép thử Duncan; cột với các chữ số có dấu ns thể hiện sự không khác biệt thống kê

Mặt khác, nhóm hộ này có điều kiện kinh tế và biết cách sử dụng màng phủ nilon cho cây trồng nên đã hạn chế tiết kiệm được lượng nước ngầm. Lượng nước ngầm do nhóm hộ không nghèo sử dụng cao nhất 9167 m3/ha/vụ, trong khi đó nhóm hộ nghèo sử dụng nhiều hơn với 16200 m3/ha/vụ, lượng nước ngầm trung bình ở nhóm hộ nghèo chiếm đến 8089 m3/ha/vụ, còn nhóm hộ không nghèo chỉ khoảng 3747 m3/ha/vụ, dưa hấu là loại cây sống cần rất nhiều nước nên khi dùng nước ngầm tưới cho dưa hấu thì lượng nước cần rất nhiều để cung cấp cho cây phát triển. Lượng nước ngầm cao nhất dùng để tưới cho dưa hấu của nhóm hộ không nghèo thì ít hơn nhóm hộ nghèo rất nhiều, lượng nước trung bình của nhóm hộ nghèo gần khoảng 7417 m3/ha/vụ, nhóm hộ không nghèo chỉ sử dụng lượng nước rất ít cho 1 ha là khoảng 3294 m3/ha/vụ. Đối với cây bắp, lượng nước ngầm mà nhóm hộ không nghèo sử dụng không chênh lệch nhiều so với nhóm hộ nghèo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 49)