Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 29)

3.4.1 Khung lý thuyết

Như đã đề cập, nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp của người dân xã Long Sơn chủ yếu từ nước ngầm. Nước ngầm được khai thác chủ yếu bằng phương tiện giếng khoan bơm bằng điện hoặc bằng tay. Lượng nước ngầm sử dụng ít hay nhiều có thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố. Các yếu tố đó là những đặc điểm của người khai thác nước ngầm, đất đai, các loại cây trồng khác nhau và còn có thể là yếu tố định chế, v.v…

Yếu tố con người gồm:

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người dân càng cao thì việc ý thức sử dụng nước ngầm có hiệu quả. Đồng thời, sự hiểu biết nhiều về thông tin nước ngầm, số lượng, chất lượng nước ngầm hiện tại cũng như trong tương lai rất tốt. Từ đó, họ thấy bản thân có trách nhiệm hơn, trong việc bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm quý giá này.

Trình độ kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi

Trình độ kỹ thuật sản xuất trồng trọt của người dân tốt, thì việc ứng dụng những khoa học kỷ thuật tiến bộ vào công việc sản xuất như ứng dụng kỹ thuật dùng màng phủ nilon, thời gian sinh trưởng của cây,… rất hiệu quả. Mặc khác, họ tiết kiệm được chi phí sản xuất, thời gian tưới (chăm sóc) cho cây trồng. Và nguồn nước ngầm sẽ được sử dụng một cách tiết kiệm hơn.

Số lượng giếng khoan

Giếng khoan là phương tiện dùng để khai thác nguồn nước ngọt dưới đất phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Giá thành khoan một giếng khoan từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng, tương đối phù hợp với thu nhập của người dân. Số lượng giếng khoan tăng lên, lượng nước ngầm bị khai thác nghiêm trọng hơn. Đồng thời, dẫn đến nguy cơ thiếu nước mạnh vào mùa khô và gây khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên, cùng là yếu tố rất quan trọng đóng góp vào lượng nước ngầm sử dụng ít nhiều. Thời tiết; Loại đất phù sa, đất thịt thì giữ nước tốt; Độ cao đất; Vùng canh tác; Mùa vụ gieo trồng ảnh hưởng rất lớn đến lượng nước ngầm sử dụng cho cây trồng. Cây trồng được trồng trên loại đất thấp, vùng đất canh tác trung bình, mùa vụ gieo trồng vào mùa mưa thì lượng nước ngầm cung cấp rất ít. Ngược lại nếu là loại đất cao, mùa vụ gieo trồng vào mùa nắng hạn thì số lượng nước sử dụng cho cât trồng rất nhiều.

Loại cây trồng

Lượng nước ngầm được sử dụng nhiều hay ít phần lớn cũng bị ảnh hưởng rất lớn đến loại cây trồng. Mà vùng nghiên cứu thì cây trồng chủ yếu là dưa hấu, lúa, đậu phộng, đều là những cây trồng cần nhiều nước cho quá trình phát triển và sinh trưởng.

Để nghiên cứu về hiện trạng sử dụng nước ngầm trong sản xuất nông nghiệp như thế nào thì phương pháp chuyên dùng đầu tiên nhất trong phân tích là phỏng vấn nhanh hộ.

Khi biết được nguồn nước ngầm hiện nay đang gặp một vấn đề cạn kiệt dần. Khai thác quá mức bởi những người sử dụng khai thác nước ngầm. Từ đó chúng ta đưa ra nhiều khuyến cáo như: Nâng cao ý thức của người dân, giúp họ nhận thức được nguồn nước ngầm là một tài nguyên có thể bị cạn kiệt nhanh chống khi ta sử dụng quá mức. Tăng cừng các thể chế chính sách, quản lý nguồn nước ngầm, áp dụng biện pháp xử lý tài chánh cho những hộ nông dân xử dụng quá mức nguồn nước ngầm. Người dân cùng cán bộ quản lý ngành cùng nhau bảo vệ nguồn nước ngầm thì khi đó nguồn nước ngầm sẽ được bảo vệ tốt hơn và quản lý chặt chẻ hơn.

Yếu tố con người: - Trình độ học vấn - Trình độ kỹ thuật - Số lượng giếng khoan - Lực lượng lao động - ………..

Điều kiện tự nhiên: - Hạn hán

- Lũ lụt

- Loại đất canh tác - Thời gian gieo trồng - Vùng canh tác -…………. Loại cây trồng và vật nuôi: - Cây lúa - Cây dưa hấu - Cây bắp - Cây đậu phụng - Diện tích đất canh tác - ……… KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM BỀN VỮNG PRA, Điều tra nông hộ Hiện trạng sử dụng

nước ngầm KHUYẾN CÁO

Nâng cao ý thức người dân sử dụng nước ngầm Biện pháp tài chính

Hình 3.5: Khung lý thuyết về sử dụng nước ngầm bền vững

Quản lý cộng đồng

3.4.2 Phương pháp tiếp cận

Phân loại nhóm hộ nghèo và không nghèo ở địa bàn nghiên cứu

Theo Bộ Thương binh và xã hội, chuẩn nghèo Việt Nam là: những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."

Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010

“Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Phân chia nhóm hộ nghèo và không nghèo, được dựa trên chuẩn nghèo của Việt Nam và dựa vào danh sách nghèo tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp đo lường nước ngầm tại địa bàn nghiên cứu

Số lượng lượng nước ngầm sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ bằng phương pháp ước lượng số lượng lần tưới trong các tháng theo giai đoạn sinh trưởng, công suất của máy bơm và thời gian cho từng lần tưới và được thể hiện qua công thức dưới đây:

Lượng nước ngầm sử dụng (m3/tháng) = Số lần tưới trong tháng * TG tưới (giờ/lần) * KL nước (m3/giờ)

Thường các loại rau màu có thời gian sinh trưởng từ 3 đến 4 tháng. Khối lượng nước sử dụng tổng cộng được ước lượng theo phương pháp trên cho từng tháng và cộng khối lượng nước của các tháng lại với nhau.

3.4.3 Phương pháp thu thập số liệuThu thập số liệu thứ cấp ở xã Long Sơn: Thu thập số liệu thứ cấp ở xã Long Sơn:

Các loại số liệu thứ cấp ở mức độ xã được thu thập, tổng hợp và phân tích, bao gồm: Diện tích đất canh tác sản xuất đất nông nghiệp, số hộ sử dụng giếng khoan, lịch thời vụ gieo trồng ở xã, các báo cáo tổng kết liên quan dến hiện trạng sử dụng nước ngầm. Bên cạnh đó các tài liệu có liên quan được xuất bản, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành của

xã, huyện, tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, sách, tạp chí, các trang website chuyên ngành có liên quan.

Thu thập số liệu sơ cấp ở xã Long Sơn

Bằng nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và điều tra nông hộ với phiếu câu hỏi có cấu trúc được soạn sẳn.

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA: Praticipatory Rural Apprasial) được thực hiện bằng thảo luận nhóm, thu thập thông tin nhanh về đặc điểm nông hộ, mục đích sử dụng nguồn nước ngầm ở nông hộ, phỏng vấn cán bộ quản lý tại địa phương, người dân am hiểu trong địa bàn nghiên cứu để nắm tổng quan tình hình hiện tại về hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm ở nông hộ thuộc xã Long Sơn. Trong PRA, công cụ phân tích SWOT (Mạnh, Yếu, Cơ hội, Thách thức) đã được sử dụng. Công cụ này dùng thực hiện mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài và yếu tố từ bên trong của việc sử dụng nước ngầm, vào trong sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ nghiên cứu, từ đó có thể nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diên trên nhiều khía cạnh làm cơ sở đề ra các giải pháp và chiến lược trên địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ được tiến hành bằng bảng câu hỏi, trong đó bao gồm các phần chính như sau: Đặc điểm nông hộ; Mục đích và hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm ở nông hộ; Các ứng phó của nông hộ đối với sự sụt giảm nước ngầm; Khó khăn khi sử dụng nguồn nước ngầm.

3.4.4 Chọn đối tượng điều tra

Tổng số hộ phỏng vấn là 120 hộ, các hộ được chọn ngẫu nhiên sau khi đã phân tầng các nhóm hộ theo tình hình kinh tế và loại hình sản xuất. Phân bố các nhóm hộ được mô tả như bảng 3.1

3.4.5 Phương pháp phân tích

• Số liệu khi thu thập được kiểm tra, tính toán và mã hoá trước khi được nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel và SPSS for Windows để nhập số liệu vào máy tính, tiến hành kiểm tra trước khi xử lý và phân tích số liệu.

• Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê mô tả sẽ được dùng trong đề tài nghiên cứu để trình bày các chỉ tiêu về tần xuất (phần trăm, trung bình) để mô tả hiện trạng. Phân tích kết hợp với bảng chéo và so sánh thống kê.

• Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nước ngầm sử dụng trên một đơn vị diện tích ở các loại cây trồng khác nhau. Phương trình hồi quy đa biến được thể hiện như sau:

Y = a +b1 X1 + b2X2 +…+ bnXn

Trong đó:

Y: Lượng nước ngầm sử dụng cho cây trồng (m3/ha) a: Hằng số

Xn: Biến độc lập, bao gồm trình độ học vấn, dự lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, nhóm hộ (nghèo, không nghèo), mô hình canh tác, độ cao đất canh tác, mùa vụ gieo trồng, diện tích gieo trồng, v.v.

b1, b2,…bn là hệ số tương quan.

Bảng 3.1: Phân bố hộ điều tra theo tình trạng kinh tế và loại hình sản xuất

Mô hình sử dụng đất canh tác Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ làm sản xuất Lúa + Màu + Thủy sản 13 hộ 2 hộ

Hộ sản xuất Lúa + Màu 35 hộ 12 hộ

Hộ sản xuất độc canh cây Lúa 23 hộ 12 hộ

Hộ chuyên Màu 1 hộ 3 hộ

Phụ nữ làm chủ hộ 12 hộ 7 hộ

Tổng cộng 84 hộ 36 hộ

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thông tin tổng quan về nông hộ điều tra4.1.1 Nguồn lực con người và xã hội 4.1.1 Nguồn lực con người và xã hội

Tuổi và giới tính chủ hộ

Kết quả điều tra 120 hộ trên địa bàn nghiên cứu có 41 hộ nghèo và 79 hộ không nghèo. Chủ hộ trong gia đình đa phần là nam giới có 101 hộ (chiếm 84,2%), chỉ có 19 hộ là nữ làm chủ hộ (chiếm 15,8%). Phần lớn tuổi chủ hộ là những người có độ tuổi từ 53- 72 tuổi (chiếm 62,5%), kế tiếp là số chủ hộ có độ tuổi trên 72 (chiếm 29,2%), còn lại là độ tuổi 27-52 tuổi (chiếm rất ít gần 9%) (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Phân bố tuổi và giới tính theo 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo

Độ tuổi 27-52 53-72 73-92 Tổng Nhóm hộ nghèo 2 31 8 41 + Nam 2 27 4 33 + Nữ 0 4 4 8 Nhóm hộ không nghèo 8 44 27 79 + Nam 6 39 23 68 + Nữ 2 5 4 11

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Trình độ học vấn chủ hộ phân theo nhóm hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là cấp 1 có 51 hộ (chiếm 42,5%), cấp 2 có 29 hộ (chiếm 24,2%), trình độ cấp 3 có 16 hộ (chiếm 13,3%), còn lại là đại học – cao đẳng (ĐH-CĐ) có 6 hộ (chiếm 5%), đặc biệt trong đó có 18 hộ mù chữ (chiếm 18%). (Bảng 4.2)

Trong 102 hộ có trình độ học vấn thì ở nhóm hộ không nghèo, có 36 hộ có trình độ cấp 1 (chiếm 45,6%), 20 hộ có trình độ cấp 2 (chiếm 25,3%), 10 hộ có trình độ cấp 3 và trình độ ĐH-CĐ có 5 hộ (chiếm 7%), còn lại 8 hộ mù chữ. Nhóm hộ nghèo, trình độ cấp 1 là chủ yếu 15 hộ, kế đó là mù chữ chiếm đến 24,2%, còn lại khoảng 35% trình độ cấp 2 và cấp 3, trình độ ĐH-CĐ chỉ chiếm 3,2%.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm hộ Trình độ học vấn Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 ĐH-CĐ Tổng Tổng 18 51 29 16 6 120 Nhóm hộ nghèo + Tần số 10 15 9 6 1 41 + Tỷ lệ (%) 24,4 36,6 22 14,6 2,4 100 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 8 36 20 10 5 79 + Tỷ lệ (%) 10,1 45,6 25,3 12,7 6,3 100

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Trình độ văn hóa của chủ hộ phân theo nhóm dân tộc

Trên địa bàn nghiên cứu, thì nhóm người dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ rất cao gần 35% trong tổng số 120 hộ được phỏng vấn.

Hình 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm dân tộc

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Thông tin về thành viên nông hộ

Bảng 4.3,trong 120 hộ điều tra ở địa bàn nghiên cứu có tổng số thành viên trong là 141 hộ nghèo và 272 hộ không nghèo.

Trong đó thành viên có độ tuổi trong khoảng 16-55 chiếm gần 69%, đây là nhóm lực lượng phụ giúp gia đình và tạo ra nguồn thu nhập gia đình. Số thành viên còn

nhỏ và quá tuổi lao động chiếm gần 31%. Trong tổng số 413 thành viên khảo sát trong 120 hộ thì có khoảng 60% là nữ còn lại chỉ có khoảng 40% là nam.

Bảng 4.3: Phân bố tuổi và giới tính theo 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo Độ tuổi 1-15 16-55 55 < Tổng Nhóm hộ nghèo 43 117 4 141 + Nam 17 36 1 54 + Nữ 26 81 3 110 Nhóm hộ không nghèo 59 166 24 164 + Nam 34 49 4 87 + Nữ 25 117 20 162 Tổng 102 283 28 413

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Số thành viên trong gia đình

Số người trong một nông hộ nhiều hay ít cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng nước sinh hoạt và sản xuất hằng ngày.

Hình 4. 6: Phân bố nhân khẩu trong nông hộ theo nhóm hộ

Qua khảo sát 120 hộ, có 71 hộ (chiếm 59,2%) có tổng nhân khẩu nhỏ hơn 4, có 41 hộ (chiếm 34,1%) có tổng số nhân khẩu từ 4 – 6, còn lại 8 hộ (chiếm 6,7%) có tổng nhân khẩu lớn hơn 6 người (Hình 4.6)

Ở nhóm hộ không nghèo, có 46 hộ có tổng số nhân khẩu nhỏ hơn 4, có 27 hộ có từ 4-6 nhân khẩu, có 6 hộ có tổng số nhân khẩu nhiều hơn 6 người. Ở nhóm hộ nghèo, có 25 hộ có tổng số nhân khẩu ít hơn 4 người, có 14 hộ có số nhân khẩu từ 4-6 người, chỉ có 2 hộ có tổng số nhân khẩu nhiều hơn 6 người.

Trong đó ở nhóm hộ không nghèo thì dân tộc Kinh chiếm 67,1%, còn dân tộc Khmer chiếm gần 33%. Còn nhóm hộ nghèo thì khoảng 68% hộ thuộc dân tộc Kinh, gần 32% dân tộc Khmer. Trong phạm vi gia đình, ở nhóm hộ người Kinh có 2 người đi học, trong khi đó số người đi học ở nhóm hộ người Khmer ít hơn, với chỉ 1 người. (Hình 4.5).

Nhóm hộ thuộc dân tộc Kinh thì số lượng chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn nhóm hộ thuộc dân tộc Khmer. Phần lớn thì 2 nhóm dân tộc này có trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1 có đến 53 hộ/120 hộ. Dân tộc Kinh có 81 hộ trong đó gần 28 hộ có trình độ cấp 1, có 24 hộ có trình độ học vấn cấp 2, gần 14 hộ có trình độ cấp 3 và gần 6 hộ có trình độ ĐH-CĐ và gần 9 hộ mù chữ. Dân tộc Khmer thì có 39 hộ, trong đó có 25 hộ có trình độ học vấn cấp 1, chỉ có 5 hộ có trình độ học vấn cấp 2, và chỉ có 2 hộ có trình độ học vấn cấp 3 và không có hộ nào có trình độ ĐH-CĐ, nhưng hộ mù chữ thì có 7 hộ.

Người Khmer có trình độ học vấn thấp hơn người Kinh. Điều này cũng ảnh hưỡng đến việc sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Người có trình độ học vấn cao thì nhận thức và sự hiểu biết của họ sẽ cao hơn rộng hơn nhóm người có trình độ học vấn thấp.

Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình

Qua kết quả điều tra 120 hộ, nhìn chung ở cả 2 nhóm hộ thì trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình đều rất thấp, nên sự hiểu biết và nhận thức của họ còn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w