Các nguồn thu nhập nông hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 44)

Thu nhập từ hoạt động nông trại

Theo như điều tra 120 hộ ở xã Long Sơn hầu hết người nông dân trồng lúa 2 vụ/năm. vụ đông xuân (ĐX) và hè thu (HT) hoặc HT và thu đông (TĐ).

Cũng như chúng ta đã biết, phần lớn nông dân sản xuất lúa và rau màu chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế, thoái quen của bản thân, mang tính tự phát nông dân ở Long Sơn cũng không ngoại lệ. Năm 2008 vừa qua, năng suất lúa không được cao và có nhiều hộ không thu hoạch được vì rất nhiều dịch bệnh xảy ra trên lúa đồng thời nắng hạn kéo dài nên đồng ruộng thiếu nước làm cây lúa chết và hư tổn rất nhiều. Nhóm hộ nghèo vì kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất lúa kém hơn nhóm hộ không nghèo nên năng suất chỉ khoảng 5 tấn/ha, nhóm hộ không nghèo thì năng suất được hơn 6,5 tấn/ha, trung bình năng suất lúa khoảng 6,2 tấn/ha.

Trồng rau màu, vùng đất nơi đây thường là đất cát và đất thịt nên chủ yếu là trồng dưa hấu và đậu phộng. Trình độ kỹ thuật của người dân còn thấp kém, làm theo hình thức tự phát và bị ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên năng suất không cao làm cho nhiều hộ phải lỗ vốn.

Ngoài việc trồng lúa và rau màu thì nông hộ còn chăn nuôi và nuôi thủy sản, thường thì nuôi bò, heo và nuôi tôm, với số lượng rất ít chỉ để tận dụng những thức ăn dư thừa là chủ yếu nhưng thu nhập thì cũng làm cho nhiều hộ lỗ vốn. (Bảng 4.12).

Cụ thể, thu nhập từ hoạt động trồng lúa đối với nhóm hộ không nghèo thì thu nhập trung bình khoảng 10,5 triêu/hộ/ha/năm. Trồng rau màu thì mức thu nhập trung bình 38 triệu/ha/hộ/năm. Chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò, heo một số ít gà với vịt chi phí đầu tư nuôi tốn không nhiều nhưng kỹ thuật nuôi của người dân còn thấp nên cũng đã có rất nhiều hộ bị lỗ, trung bình được khoảng 19 triệu/hộ/năm. Thủy sản chủ yếu là nuôi tôm, do nguồn nước, thức ăn, kinh nghiệm nuôi của người dân thấp

nên năng suất tôm rất kém thậm chí nhiều hộ mất trắng mà còn lỗ tiền chi phí, mức thu nhập trung bình khoảng 36,213 triệu/hộ/năm.

Đối với nhóm hộ nghèo, mức thu nhập từ hoạt động nông trại thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Thu nhập của nhóm hộ nghèo cũng từ trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, thủy sản và đều bị lỗ rất nhiều mức thu trung bình 7,5 triệu/ha/hộ/năm. Từ rau màu thì mức thu trung bình 45,276 triệu/hộ/ha/năm. Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản mức thu nhập trung bình gần 30 triệu/hộ/năm.

Bảng 4.12: Thu nhập từ hoạt động nông trại phân theo nhóm hộ (1000đồng/ha)

Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chuẩn

Nhóm hộ nghèo + Từ sản xuất lúa 7.567 13.339 + Từ trồng rau màu 40.420 39.347 + Từ chăn nuôi 22.092 8.250 + Từ nuôi trồng thủy sản 26.524 37.832 Tổng 30.501 38.735 Nhóm hộ không nghèo + Từ sản xuất lúa 10.560 7.689 + Từ trồng rau màu 37.762 32.939 + Từ chăn nuôi 18.890 63.262 + Từ nuôi trồng thủy sản 36.213 42.665 Tổng 41.836 71.286

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Thu nhập khác của nông hộ

Ngoài nguồn thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nông hộ còn tận dụng những thời gian nhàn rỗi của mình để có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động ngoài nông trại như làm thêm trong nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp

(Bảng 4.13).

Đối với cả 2 nhóm hộ thì thu nhập từ hoạt động làm thuê trong nông nghiệp trung bình mỗi người có thu nhập từ hoạt động này là 10 triệu/năm. Phần lớn nơi làm việc phi nông nghiệp ở tại địa phương và một phần nhỏ ở trong huyện nên chi phí sinh hoạt hằng ngày thấp. Nguồn thu nhập từ làm phi nông nghiệp trung bình mỗi người được khoảng 47 triệu/năm. Mức thu nhập giữa các hoạt động này của 2 nhóm hộ không nghèo và nghèo chênh lệch nhau rất nhiều. Sở dĩ như vậy, vì nhóm

hộ nghèo có ít đất nên nguồn thu nhập chủ yếu là đi làm thêm, trình độ học vấn lại thấp đồng thời không có vốn đầu tư vào một công việc ổn định hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 44)