Kiến trúc Thông tin tƣơng lai

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho hawaii (Trang 51)

Kiến trúc Thông tin tƣơng lai đƣợc hình thành từ 5 mục đích và yêu cầu về thông tin nhƣ hình 4.8

Hình 4.8 Kiến trúc thông tin tƣơng lai tại Hawaii

 Nâng cao nhận thức rằng thông tin và dữ liệu là tài sản quan trọng

 Nhận thức dữ liệu hoặc tài sản thông tin là một phần của hệ thống

 Khuyến khích hoặc thúc đẩy việc xác định rằng thông tin và dữ liệu có tiềm năng chia sẻ lẫn nhau rất lớn

 Phát triển các chuẩn dữ liệu nhằm tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các cơ quan tổ chức, giữa các hệ thống.

 Thiết lập các chính sách, quy định trách nhiệm, các hƣớng dẫn thực tiễn nhằm đảm bảo tính tính an toàn dữ liệu theo 3 yêu cầu là bảo mật (Confidentiality), tính toàn vẹn (integrity) và tính sẵn sàng (availability)

4.5.2.1 Sử dụng và quản lý thông tin

Tầm nhìn tƣơng lai của việc sử dụng và quản lý thông tin là việc sử dụng công nghệ Web 3.0 với đặc trƣng cơ bản là thiết lập nền tảng web ngữ nghĩa. Khi đó trang web không chỉ đơn thuần là các liên kết tới tài liệu mà còn chứa các liên kết cho những dữ liệu có thể tƣơng tác với các hệ thống phần mềm khác. Đặc trƣng này cho phép tạo ra một môi trƣờng mà dữ liệu thực chất là tồn tại độc lập với trang web chứ không phải đƣợc nhúng vào bên trong hệ thống web. Điều này mở ra cơ hội cho việc sử dụng lại và chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống với nhau.

Để làm đƣợc điều này, cần thiết phải xây dựng đƣợc khung thông tin chung (Common Information Framework) toàn bang với các đặc điểm sau

 Tạo đƣợc môi trƣờng không cho phép tạo ra thông tin dƣ thừa, đảm bảo tính toàn vẹn của một thành phần thông tin.

 Thúc đẩy việc pha trộn các loại dữ liệu có cấu trúc (nhƣ nội dung dữ liệu trong CSDL quan hệ) với các loại dữ liệu bán cấu trúc (nhƣ nội dung và thông điệp trong email) và phi cấu trúc (nhƣ dữ liệu ảnh, video) sao cho việc tìm kiếm và quét các cấu trúc thông tin này càng thông suốt càng tốt.

 Thúc đẩy việc quản lý tốt hơn để đảm bảo tất cả dữ liệu:

o đƣợc thiết kế và cấu trúc phù hợp với đối tƣợng thật ngoài đời. o đƣợc lƣu trữ một cách hợp lý, đƣợc đảm bảo và bảo vệ cho những

ngƣời hoặc quy trình nghiệp vụ đƣợc cấp quyền có quyền truy cập

 Cho phép ngƣời dân và các quy trình bất cứ khi nào muốn đều có thể tìm kiếm và liên kết dữ liệu và thông tin qua nhiều dòng nghiệp vụ(LOB) mà không phải thiết kế hay lập trình khó khăn.

 Bao gồm các chuẩn thông tin chung.

 Hỗ trợ việc đƣa vào tất cả các dữ liệu và thông tin phù hợp của bang vào các hệ quản trị tri thức.

 Tất cả các hoạt động trên cần phải có các chính sách đảm bảo tính bảo mật và nhất quán của thông tin thu đƣợc mọi lúc.

4.5.2.2 Các thành phần của kiến trúc Thông tin

Ba thành phần chính đƣợc tập trung phát triển bao gồm

 Khung thông tin chung (Common Information Framework)

 Kiến trúc Khái niệm Thông tin (Conceptual Information Architecture)

 Các yêu cầu chia sẻ và cung ứng thông tin (Requirements for Information Delivery and Sharing)

Hình 4.9 Các thành phần của kiến trúc thông tin tƣơng lai tại Hawaii

4.5.3 Các chiến lƣợc dịch chuyển

Các dự án cần đƣợc triển khai nhằm đạt đƣợc kiến trúc thông tin tƣơng lai bao gồm

 Xây dựng các đơn vị dữ liệu và các dịch vụ hành chính o Xây dựng các tiêu chuẩn quản trị và thực hành o Xây dựng kiến trúc dịch vụ và dữ liệu chung

o Xây dựng các tiêu chuẩn và thực hành quản trị dữ liệu và cơ sở dữ liệu

 Xây dựng các đơn vị dữ liệu và các dịch vụ chung phục vụ việc triển khai Quản lý nguồn lực bang (Enterprise Resource Planning – ERP).

 Xây dựng các đơn vị dữ liệu và các dịch vụ chung phục vụ việc việc chăm sóc sức khỏe

 Xây dựng các đơn vị dữ liệu và các dịch vụ chung cho các dịch vụ hỗ trợ

 Xây dựng các đơn vị dữ liệu và các dịch vụ chung cho các luồng nghiệp vụ (LOB) cốt lõi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho hawaii (Trang 51)