Kiến trúc Nghiệp vụ tƣơng lai

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho hawaii (Trang 46)

Sử dụng các mô hình tham chiếu và ứng dụng luồng nghiệp vụ (LOB) để giải quyết các vấn đề biệt lập hệ thống, trùng lặp thông tin và vấn đề phi tích hợp các giải pháp IT và hạ tầng công nghệ.

Hình 4.4 Kiến trúc nghiệp vụ tƣơng lai của Hawaii

Trong tƣơng lai, Kiến trúc Nghiệp vụ của Hawaii đƣợc nhìn nhận theo 3 mô hình tham chiếu theo kiến trúc liên bang sau:

 Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ

 Mô hình tham chiếu Dịch vụ

 Mô hình tham chiếu Hiệu năng 4.4.2.1 Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ

Mô hình tham chiếu nghiệp vụ là bƣớc đầu tiên trong việc

 Xác định các cơ hội tích hợp CNTT theo chiều ngang dựa trên nhiệm vụ hỗ trợ công dân và các dịch vụ dùng chung hỗ trợ nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cho công dân.

 Nâng cao việc đầu tƣ quản lý công nghệ cho toàn bộ bang thông qua việc lựa chọn các khoản đầu tƣ cho CNTT trong danh danh mục các dự án.

 Cung cấp một khối quan trọng nhằm hoàn thiện Kiến trúc Tổng thể (EA) BRM cung cấp cấu trúc đƣợc tổ chức phân cấp nhằm mô tả các nghiệp vụ thƣờng nhật tại các cơ quan công quyền của Hawaii theo hƣớng chức năng nhiệm vụ.

Hình 4.5 mô tả tóm tắt BRM và các chức năng bên trong mỗi dòng nghiệp vụ (LOB). Các dòng nghiệp vụ này không đƣợc thiết kế theo hƣớng phục vụ cho một cơ quan duy nhất nào mà đa phần LOB bao gồm các chức năng nghiệp vụ đƣợc chia sẻ giữa các cơ quan với nhau. Ví dụ, LOB cho việc chăm sóc sức khỏe công cộng bao gồm nhiều chức năng nghiệp vụ do Bộ Y tế cung cấp nhƣng cũng có nhiều chức năng nghiệp vụ đƣợc chia sẻ với các bộ khác nhƣ Bộ Giáo dục – là cơ quan chịu trách nhiệm về sức khỏe của học sinh sinh viên.

4.4.2.2 Mô hình tham chiếu Dịch vụ

Thành phần kế tiếp trong kiến trúc Nghiệp vụ tƣơng lai biểu diễn các dịch vụ (Enterprise services) và sẽ là thành phần quan trọng trong bất kỳ định hƣớng và đầu tƣ CNTT tại bang. Các dịch vụ này tiếp cận theo hƣớng nghiệp vụ nhằm phân loại các chức năng nghiệp vụ dùng chung giữa các dòng nghiệp vụ (LOB).

Hình 4.6 Mô hình tham chiếu dịch vụ tại Hawaii

Các dịch vụ này đƣợc mô tả trong Mô hình tham chiếu Dịch vụ (Service Reference Model) và biểu diễn các dịch vụ theo hƣớng trải dài theo chiều ngang các dòng nghiệp vụ (LOB).

SRM đƣợc tổ chức thành các lĩnh vực dịch vụ theo chiều ngang để làm nền tảng cho việc dùng chung thông tin, ứng dụng, các thành phần về giải pháp và công nghệ. Tất cả các thành phần chức năng trong Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ sẽ đƣợc dịch chuyển thành các dịch vụ LOB trong kiến trúc Giải pháp, từ đó sẽ cắt giảm chi phí khi có các dịch vụ dùng chung giữa các LOB.

SRM là một thành phần rất quan trọng của EA do tầm quan trọng của các dịch vụ dùng chung và các hoạt động đi kèm trong SRM. CNTT sẽ đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển nhằm xây dựng thông tin chung, dữ liệu chung, công nghệ chung và hạ tầng chung để phục vụ các Các hoạt động và các quy trình chung.

4.4.2.3 Mô hình tham chiếu Hiệu năng

Mô hình tham chiếu Hiệu năng(PRM) đƣợc thiết kế để xác định và mô tả rõ mối quan hệ nhân quả giữa đầu vào, đầu ra và kết quả đƣợc. PRM thu thập và báo cáo về quan hệ nhan quả đó, về cách mà giá trị đƣợc tạo ra từ mỗi LOB cũng nhƣ cách thức đầu vào ảnh hƣởng tới kết quả nhƣ thế nào.

Hình 4.7 Mô hình tham chiếu hiệu năng tại Hawaii Những lĩnh vực PRM tập trung đo lƣờng tại Hawaii:

 Đo lƣờng các kết quả về Sứ mệnh và Nghiệp vụ

 Đo lƣờng Hiệu quả của các chức năng: Xoay quanh việc tạo ra các ích lợi, chất lƣợng và khả năng tiếp cận dịch vụ.

 Các chỉ số về Hoạt động và Quy trình: Xoay quanh năng suất và quản lý tài chính.

 Công nghệ: Liên quan tới chi phí, đảm bảo chất lƣợng, thông tin và độ sẵn sàng của dữ liệu sẵn và độ tin cậy

 Quản lý tài nguyên con ngƣời: liên quan đến khả năng của một Bộ có sắp xếp đƣợc đúng ngƣời với kỹ năng phù hợp vào đúng vị trí công việc.

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho hawaii (Trang 46)