Xây dựng Kiến trúc Tổng thể theo mô hình 3-3-3

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho hawaii (Trang 38)

Nhƣ vậy, khi tổng hợp các cách nhìn khác nhau ở trên, một khối Rubix bao quát toàn thể các khía cạnh của cơ quan tổ chức nhƣ hình 3.20

Khi phân tích xây dựng EA, sẽ chiếu từng căp hai mặt phẳng của khối Rubix sẽ có các ma trận phân tích nhƣ hình 3.21, hình 3.22 và hình 3.23

Hình 3.21 Mô hình 3-3-3 - Mặt phẳng Chức năng Hoạt động

Hình 3.23 Mô hình 3-3-3 Mặt phẳng Hoạt động Quan hệ

Từ 27 thành phần, mô hình 3-3-3 cho phép tiếp tục phân tích hệ thống cơ quan, tổ chức đó sâu hơn nữa, bắt đầu từ các chức năng nghiệp vụ lớn của một cơ quan tổ chức.

Chƣơng 4. KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CỦA HAWAII 4.1 Phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể tại Hawaii

Chƣơng này tìm hiểu về Kiến trúc tổng thể của Hawaii [7], đƣợc xây dựng theo khung kiến trúc liên bang (FEA). Các hình vẽ và bảng biểu trong chƣơng này đều đƣợc trích xuất từ tài liệu Kiến trúc tổng thể của Hawaii [7]. Các thông tin về địa lý, hành chính của Hawaii đƣợc trình bày trong phần phụ lục 2 “Giới thiệu một số thông tin về địa lý, hành chính bang Hawaii” của luận văn này.

Các công việc chính trong việc xây dựng kiến trúc tổng thể tại Hawaii bao gồm:

 Xác định kiến trúc hiện tại

 Xây dựng kiến trúc tƣơng lai

 Phân tích cách biệt giữa kiến trúc hiện tại và tƣơng lai

 Xây dựng kế hoạch chuyển dịch (Transition and Sequencing Plan - T&S Plan) từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tƣơng lai

Nhƣ chƣơng 2 đã giới thiệu về sự cần thiết của khung kiến trúc trong việc xây dựng kiến trúc tổng thể. Trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu trong khung kiến trúc liên bang (FEA), Hawaii xây dựng các kiến trúc Tổng thể theo cách nhóm lại thành 4 lớp tiểu kiến trúc sau.

 Kiến trúc Nghiệp vụ (Enterprise Business Architecture - EBA)

 Kiến trúc Thông tin (Enterprise Information Architecture - EIA)

 Kiến trúc Giải pháp (Enterprise Solution Architecture - ESA)

 Kiến trúc Công nghệ (Enterprise Technology Architecture - ETA)

Bốn lớp kiến trúc này đều đƣợc xây dựng từ các mô hình tham chiếu trong kiến trúc Tổng thể Liên bang FEA nhƣ trong bảng 4.1 sau

Bảng 4.1 Ánh xạ kiến trúc Tổng thể Hawaii với các mô hình tham chiếu FEA

Hawaii EA Framework FEA

Kiến trúc Nghiệp vụ (Enterprise Business Architecture - EBA)

1. Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ - BRM

2. Mô hình tham chiếu Dịch vụ (theo khía cạnh nghiệp vụ) - SRM

3. Mô hình tham chiếu Hiệu năng - PRM

Information Architecture - EIA) Kiến trúc Giải pháp (Enterprise Solution Architecture - ESA)

Mô hình tham chiếu Dịch vụ (theo khía cạnh CNTT)

Kiến trúc Công nghệ (Enterprise Technology Architecture - ETA)

Mô hình tham chiếu Kỹ thuật

4.2 Tóm tắt hiện trạng Kiến trúc Tổng thể tại Hawaii

Bảng 4.2 Tóm tắt hiện trạng kiến trúc Tổng thể Hawaii

Các tiểu kiến trúc Hiện trạng

Kiến trúc Nghiệp vụ (Enterprise Business Architecture - EBA)

Đƣợc tổ chức theo hƣớng biệt lập từ dƣới lên. Ngân sách thực thi chỉ đƣợc phân bổ cho các cơ quan đã có EBA, chủ yếu phát triển theo các chƣơng trình tài trợ IT

Kiến trúc Thông tin (Enterprise Information Architecture - EIA)

Tuy một vài nơi đã có nhƣng chủ yếu vẫn thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và các tổ chức trong bang Hawaii

Kiến trúc Giải pháp (Enterprise Solution Architecture - ESA)

Rất ít các giải pháp mang tính tổng thể toàn bang. Hiện có một số lƣợng lớn các ứng dụng đƣợc xây dựng chuyên biệt cho từng cơ quan.

Kiến trúc Công nghệ (Enterprise Technology Architecture - ETA)

Hạ tầng công nghệ phi tập trung do cơ sở hạ tầng hỗ trợ theo từng mảng riêng biệt cho kiến trúc giải pháp và kiến trúc thông tin.

4.3 Tóm tắt mục tiêu và chiến lƣợc thực thi Kiến trúc Tổng thể tại Hawaii

Bảng 4.3 mô tả tầm nhìn dịch chuyển kiến trúc tổng thể của Hawaii với các mục tiêu và chiến lƣợc thực hiện về nghiệp vụ cũng nhƣ công nghệ. Việc hoàn thành các mục tiêu về công nghệ sẽ là nền tảng, là cơ sở để đạt đƣợc các mục tiêu về nghiệp vụ.

Bảng 4.3 Tóm tắt mục tiêu và chiến lƣợc thực hiện kiến trúc Tổng thể tại Hawaii Mục tiêu về Nghiệp vụ và các chiến lƣợc thực hiện

Tất cả các chức năng và dịch vụ hành chính của Hawaii đƣợc tích hợp đầy đủ một cách tối ƣu sao cho tất cả những ngƣời liên quan cần thiết có thể truy cập đƣợc khi cần.

Chiến lƣợc 1.1: Các chức năng hành chính và vận hành dung chung các quy trình/công cụ/công nghệ

Chiến lƣợc 1.2: Tạo thông tin hoặc các chức năng cung ứng dịch vụ sẽ tồn tại ở dạng đảm bảo có thể dùng bên trong hoặc bên ngoài hệ thống

Chính quyền Hawaii cần đƣợc nhìn nhận ở cấp quốc gia là một chính quyền thân thiện, vì công dân thông qua hiệu quả và hiệu lực của Chính quyền bang trong việc quản lý và chia sẻ thông tin an toàn qua các khuôn mẫu và định dạng cần thiết.

Chiến lƣợc 2.1: Loại trừ việc trùng lặp dữ liệu giữa các dòng nghiệp vụ (LOB) bằng cách đảm bảo dữ liệu đƣợc thu giữ một lần và những ngƣời có thẩm quyền có thể sử dụng đƣợc khi cần.

Chiến lƣợc 2.2: Tích hợp thông tin về các thực thể nghiệp vụ và công dân đảm bảo việc cung cấp thông tin là nhất quán giữa các hệ thống

Việc liên kết tổ chức của cơ quan Hành Chính tại bang Hawaii đƣợc nhìn nhận qua các thành phần liên quan bên trong chính quyền bang sao cho hiệu quả và hiệu lực của chính quyền bang đƣợc thể hiện ra bên ngoài với các kết quả tốt nhất.

Chiến lƣợc 3.1: Tổ chức và quản lý các dịch vụ và các quy trình cung ứng đảm bảo tối đa hóa việc đáp ứng dịch vụ, hiệu quả và hiệu lực bên trong cũng nhƣ bên ngoài

Chiến lƣợc 3.2: Tích hợp sự thay đổi văn hóa trong tất cả các khía cạnh của bất kỳ hoạt động tổ chức lại nào

Chiến lƣợc 3.3: Loại bỏ những rào cản về văn hóa và cản lực thay đổi

Các quy trình tại bang Hawaii đƣợc sắp xếp theo luồng nhằm đảm bảo các dịch vụ đƣợc cung ứng tới tất cả các đối tƣợng cần thiết hiệu quả nhất và quy trình sắp xếp này sẽ không phải là hoạt động mang tính thời vụ mà là hoạt

Chiến lƣợc 4.1:Thông qua phƣơng pháp rõ ràng và nhất quán để hỗ trợ các cơ quan tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ

động đƣợc thực hiện liên tục.

Mục tiêu về Công nghệ và các chiến lƣợc thực hiện Cung cấp việc truy cập thống

nhất và an toàn tới các dịch vụ của bang cho tất cả các công dân của Hawaii (Chính phủ điện tử).

Chiến lƣợc 1.1: Các dịch vụ dựa trên nền web.

Chiến lƣợc 1.2: Lôi kéo và giữ liên lạc với tất cả các công dân.

Môi trƣờng công nghệ thông tin an toàn, tin cậy, bền vững và sẵn sang cho truy cập. Môi trƣờng này nhƣ là một tiện ích cho các cơ quan của Hawaii.

Chiến lƣợc 2.1: Phát triển và triển khai các kết hoạch CIP, DR và COOP

Chiến lƣợc 2.2: Áp dụng công nghệ SOA Chiến lƣợc 2.3: Dịch chuyển dịch vụ và dữ liệu lên đám mây (Cloud)

Chiến lƣợc 2.4: Triển khai các chuẩn bảo mật và riêng tƣ công nghiệp

Chiến lƣợc 2.4: Áp dụng các công nghệ hiện đại

Chiến lƣợc 2.5: Thiết lập các chuẩn chung về Nghiệp vụ, Kỹ thuật và Dữ liệu

Quản lý một cách hiệu quả và hiệu lực thông tin của Hawaii và các tài nguyên IT.

Chiến lƣợc 3.1: Thiết lập kế hoạch chiến lƣợc IT, quy quản vòng đời , quản lý danh mục dự án IT

Chiến lƣợc 3.2: Thành lập các đối tác và học tập từ những tổ chức khác

Chiến lƣợc 3.3: Đề xuất đổi mới, cộng tác và sự cởi mở

Chiến lƣợc 3.4: Tăng cƣờng đội ngũ nhân lực IT chuyên nghiệp

Chiến lƣợc 3.5: Triển khai các quy trình quản lý thay đổi trong tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi

Chiến lƣợc 3.6: Đơn giản hóa và tự động hóa việc mua sắm IT

Với các chiến lƣợc này, thứ tự ƣu tiên triển khai các công việc đƣợc miêu tả trong hình 4.1 sau

Hình 4.1 Ƣu tiên triển khai các thành phần trong kiến trúc Tổng thể Hawaii Nhƣ vậy, Kiến trúc Tổng thể của Hawaii sẽ trải qua nhiều giai đoạn quá độ, mỗi giai đoạn sẽ xây dựng một số thành phần trong một số kiến trúc thành phần nào đó để xây dựng thành công Kiến trúc Tổng thể cuối cùng vào năm 2022 (hình 4.2).

4.4 Kiến trúc nghiệp vụ

4.4.1 Kiến trúc Nghiệp vụ hiện tại

Dƣới đây là một số đặc điểm về kiến trúc nghiệp vụ hiện tại tại Hawaii

 Các nghiệp vụ đƣợc tổ chức theo hƣớng biệt lập từ dƣới lên. Có sự trùng lặp, không theo chuẩn và tốn kém chi phí

 Ngân sách đƣợc quản lý riêng biệt theo từng cơ quan, đơn vị, không đƣợc thống nhất quản lý do đó việc sử dụng ngân sách không đƣợc hiệu quả, không tối ƣu

 Công nghệ thông tin không đƣợc đầu tƣ một cách tổng thể mà phụ thuộc vào nguồn ngân sách.

Hình 4.3 Kiến trúc nghiệp vụ hiện tại của Hawaii

4.4.2 Kiến trúc Nghiệp vụ tƣơng lai

Sử dụng các mô hình tham chiếu và ứng dụng luồng nghiệp vụ (LOB) để giải quyết các vấn đề biệt lập hệ thống, trùng lặp thông tin và vấn đề phi tích hợp các giải pháp IT và hạ tầng công nghệ.

Hình 4.4 Kiến trúc nghiệp vụ tƣơng lai của Hawaii

Trong tƣơng lai, Kiến trúc Nghiệp vụ của Hawaii đƣợc nhìn nhận theo 3 mô hình tham chiếu theo kiến trúc liên bang sau:

 Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ

 Mô hình tham chiếu Dịch vụ

 Mô hình tham chiếu Hiệu năng 4.4.2.1 Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ

Mô hình tham chiếu nghiệp vụ là bƣớc đầu tiên trong việc

 Xác định các cơ hội tích hợp CNTT theo chiều ngang dựa trên nhiệm vụ hỗ trợ công dân và các dịch vụ dùng chung hỗ trợ nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cho công dân.

 Nâng cao việc đầu tƣ quản lý công nghệ cho toàn bộ bang thông qua việc lựa chọn các khoản đầu tƣ cho CNTT trong danh danh mục các dự án.

 Cung cấp một khối quan trọng nhằm hoàn thiện Kiến trúc Tổng thể (EA) BRM cung cấp cấu trúc đƣợc tổ chức phân cấp nhằm mô tả các nghiệp vụ thƣờng nhật tại các cơ quan công quyền của Hawaii theo hƣớng chức năng nhiệm vụ.

Hình 4.5 mô tả tóm tắt BRM và các chức năng bên trong mỗi dòng nghiệp vụ (LOB). Các dòng nghiệp vụ này không đƣợc thiết kế theo hƣớng phục vụ cho một cơ quan duy nhất nào mà đa phần LOB bao gồm các chức năng nghiệp vụ đƣợc chia sẻ giữa các cơ quan với nhau. Ví dụ, LOB cho việc chăm sóc sức khỏe công cộng bao gồm nhiều chức năng nghiệp vụ do Bộ Y tế cung cấp nhƣng cũng có nhiều chức năng nghiệp vụ đƣợc chia sẻ với các bộ khác nhƣ Bộ Giáo dục – là cơ quan chịu trách nhiệm về sức khỏe của học sinh sinh viên.

4.4.2.2 Mô hình tham chiếu Dịch vụ

Thành phần kế tiếp trong kiến trúc Nghiệp vụ tƣơng lai biểu diễn các dịch vụ (Enterprise services) và sẽ là thành phần quan trọng trong bất kỳ định hƣớng và đầu tƣ CNTT tại bang. Các dịch vụ này tiếp cận theo hƣớng nghiệp vụ nhằm phân loại các chức năng nghiệp vụ dùng chung giữa các dòng nghiệp vụ (LOB).

Hình 4.6 Mô hình tham chiếu dịch vụ tại Hawaii

Các dịch vụ này đƣợc mô tả trong Mô hình tham chiếu Dịch vụ (Service Reference Model) và biểu diễn các dịch vụ theo hƣớng trải dài theo chiều ngang các dòng nghiệp vụ (LOB).

SRM đƣợc tổ chức thành các lĩnh vực dịch vụ theo chiều ngang để làm nền tảng cho việc dùng chung thông tin, ứng dụng, các thành phần về giải pháp và công nghệ. Tất cả các thành phần chức năng trong Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ sẽ đƣợc dịch chuyển thành các dịch vụ LOB trong kiến trúc Giải pháp, từ đó sẽ cắt giảm chi phí khi có các dịch vụ dùng chung giữa các LOB.

SRM là một thành phần rất quan trọng của EA do tầm quan trọng của các dịch vụ dùng chung và các hoạt động đi kèm trong SRM. CNTT sẽ đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển nhằm xây dựng thông tin chung, dữ liệu chung, công nghệ chung và hạ tầng chung để phục vụ các Các hoạt động và các quy trình chung.

4.4.2.3 Mô hình tham chiếu Hiệu năng

Mô hình tham chiếu Hiệu năng(PRM) đƣợc thiết kế để xác định và mô tả rõ mối quan hệ nhân quả giữa đầu vào, đầu ra và kết quả đƣợc. PRM thu thập và báo cáo về quan hệ nhan quả đó, về cách mà giá trị đƣợc tạo ra từ mỗi LOB cũng nhƣ cách thức đầu vào ảnh hƣởng tới kết quả nhƣ thế nào.

Hình 4.7 Mô hình tham chiếu hiệu năng tại Hawaii Những lĩnh vực PRM tập trung đo lƣờng tại Hawaii:

 Đo lƣờng các kết quả về Sứ mệnh và Nghiệp vụ

 Đo lƣờng Hiệu quả của các chức năng: Xoay quanh việc tạo ra các ích lợi, chất lƣợng và khả năng tiếp cận dịch vụ.

 Các chỉ số về Hoạt động và Quy trình: Xoay quanh năng suất và quản lý tài chính.

 Công nghệ: Liên quan tới chi phí, đảm bảo chất lƣợng, thông tin và độ sẵn sàng của dữ liệu sẵn và độ tin cậy

 Quản lý tài nguyên con ngƣời: liên quan đến khả năng của một Bộ có sắp xếp đƣợc đúng ngƣời với kỹ năng phù hợp vào đúng vị trí công việc.

4.4.3 Các chiến lƣợc dịch chuyển

 Tái cấu trúc các chức năng hoạt động hành chính

 Thay thế các giải pháp quản lý tài chính và nghiệp vụ hiện có

 Nâng cấp cơ sở hạ tầng về CNTT

 Xác định và gắn kết trách nhiệm về ngƣời quản lý thông tin, ngƣời dẫn dắt, ngƣời tham gia và các bên liên quan

 Loại bỏ các rào cản cho phép chia sẻ thông tin

 Đảm bảo an toàn và đơn giản hóa việc thu thập thông tin từ công dân

 Đề xuất việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ toàn bang

4.5 Kiến trúc Thông tin

4.5.1 Kiến trúc Thông tin hiện tại

Đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Thông tin hiện tại là thiếu vắng sự chia sẻ thông tin giữa các Bộ và các cơ quan trong bang. Bảng dƣới đây tóm tắt theo hai khía cạnh

 Việc sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định hiệu quả đến mức nào

 Các hệ thống hay ứng dụng hỗ trợ đến đâu trong quá trình quyết định Bảng 4.4 Hiện trạng kiến trúc thông tin tại Hawaii

Khía cạnh chia sẻ thông tin

Đánh giá /Câu hỏi về sự cần thiết

Thực tế 1.1 Ra quyết định Đã truy cập đƣợc

thông tin cần thiết cho công việc và cho quá trình ra quyêt định quan trọng đƣợc chƣa? Những ngƣời quan trọng trong một nhóm nào đó có cần truy cập thông tin không?

1. Việc hỗ trợ truy cập thông tin cho ngƣời sử dụng là không thƣờng xuyên

2. Các hệ thống CNTT đƣợc đặt tại những vị trí không đảm bảo sự hỗ trợ ngƣời dùng trong công việc

3. Nhân viên chính phủ phụ thuộc quá nhiều vào nội dung và cách thức trình bày của các chƣơng trình báo cáo định trƣớc. Do vậy rất khó thay đổi một cách nhanh chóng theo yêu cầu. 1.2 Ứng dụng và

hệ thống tích hợp

Các ứng dụng có hỗ trợ việc truy cập thông tin cần thiết – những thông tin có thể không có bên trong hệ thống cơ quan đó làm chủ?

1. Dữ liệu và thông tin biệt lập, phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau

2. Chƣa giải pháp cơ chế trao đổi thông tin điện tử. Việc

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho hawaii (Trang 38)